VNR Content
Pearl
Tại thị trấn Chiba, cách Tokyo khoảng 32 dặm, Naoki Iwabuchi làm việc trong một văn phòng không có gì nổi bật. Mặc bộ vest đen lịch sự, anh nói bằng giọng trầm, đều đều, trình bày một cách chi tiết cách thức mình kinh doanh dịch vụ “yonigeya” hay “di chuyển trong đêm” - về cơ bản liên quan đến việc giúp mọi người biến mất.
Theo Statistic, vào năm 2021, khoảng 80.000 người được báo cáo mất tích ở Nhật Bản. Trong số những “jouhatsu-sha” hay “những người bốc hơi” chọn cách biến mất vì nợ nần, bạo lực gia đình hay chỉ để bắt đầu lại ở một nơi khác, theo SCMP.
của Iwabuchi là một trong nhiều hoạt động giúp mọi người, đặc biệt là phụ nữ bị lạm dụng và nạn nhân bị đeo bám, biến mất khỏi cộng đồng và đến một nơi an toàn.
“Di chuyển ban đêm rất nguy hiểm và thường gặp nhiều rắc rối. Tôi chưa từng nghĩ một ngày trôi qua của mình không tồn tại rắc rối”, Iwabuchi nói với SCMP. Đồng thời anh chia sẻ thêm rằng người làm nghề này luôn chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Theo Insider, anh bắt đầu công việc này cách đây 16 năm khi phát hiện ra rằng ngày càng nhiều phụ nữ phải đối mặt với bạo hành gia đình về “không thể chạy trốn”. Vì thế anh quyết định can thiệp và giúp họ “biến mất” khỏi nỗi đau thực tại.
Khoảng 90% khách hàng của Iwabuchi là phụ nữ, 10% là nam giới. Anh cho biết hiện nay số người tìm cách chạy trốn tăng gấp 3 lần so với thời điểm trước đại dịch Covid-19.
Theo báo cáo của The Los Angeles Times vào năm 2003, dịch vụ "yonigeya" có thể có giá 2.000-20.000 USD (47-469 triệu đồng) cho một lần thực hiện, tùy thuộc vào mức độ rủi ro và phức tạp của từng trường hợp.
Trong một số trường hợp những người như Iwabuchi phải nhập vai vào những người lau cửa kính hoặc người bán chiếu để lọt vào tầm ngắm nhằm giúp khách hàng của mình thoát thân.
Theo một báo cáo năm 2020, một khi đã “bốc hơi” những người này dễ dàng đổi danh tính. Nhà xã hội học Hiroki Nakamori cho biết vì được đánh giá cao ở Nhật Bản nên những người mất tích có thể thoải mái rút tiền từ ATM mà không sợ bị lộ danh tính.
“Cảnh sát sẽ không can thiệp trừ khi có một lý khác như phạm tội hay tai nạn. Để tìm kiếm được những người đã mất tích cách duy nhất mỗi gia đình có thể làm là trả nhiều tiền hơn cho thám tử hoặc chờ đợi”, Nakamori nói.
"Chúng tôi chất khá nhiều đồ đạc lên chiếc ôtô, nói với hàng xóm rằng cả nhà sẽ cùng tôi chuyển đến một căn hộ chung cư gần trường đại học, rồi rời đi", Kazuko nhớ lại, kể từ đó cả nhà cô đã không trở lại.
Không chỉ Kazuko không trở về nhà vào ngày hôm đó, khoảng 87.000 người đã biến mất ở Nhật Bản vào năm 2019, con số này chỉ giảm nhẹ sau mức cao kỷ lục vào năm trước đó.
Những lý do khiến người dân Nhật Bản đột ngột biến mất rất khác nhau, có thể là trượt kỳ thi công chức, mất việc làm hay phá sản. Điều này có liên quan đến văn hoá làm việc tại Nhật Bản, mong muốn mọi người đều làm việc nhiều giờ, thậm chí làm đến kiệt sức.
Takenosuke Matsura, một sinh viên Nhật Bản hiện đang sống ở Thuỵ Điển cho biết thường có cảm giác xấu hổ khi không đạt được đúng với những kỳ vọng cao của xã hội. Thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ để đạt được điều đó họ lại chọn cách biến mất.
Lý do khiến gia đình Kazuko biến mất phản ánh khuôn mẫu nào. Vào thời điểm đó, cha dượng của cô điều hành một công ty kiến trúc. Nhưng sau đó ông mắc nợ khoảng 100 triệu yên Nhật khi đứng ra bảo lãnh cho khoản vay một người họ hàng.
Trước khủng hoảng đó, ông quyết định tuyên bố phá sản và biến mất. Tuy nhiên lựa chọn trốn thoát không dễ dàng như vậy, vì các chủ nợ có thể tìm người thân của bạn để đòi tiền. “May mắn thay giáo viên đã nói dối rằng không biết về gia đình tôi”.
Trong khi nhiều người biến mất phải sống cuộc đời ẩn dật trong những điều kiện bấp bênh thì gia đình Kazuko lại khác. “Chúng tôi vẫn có cuộc sống bình thường sau khi biến mất”. Tuy nhiên, cha dượng của cô cũng bị chính quyền địa phương phát hiện và ông đã bị xử phạt và mất quyền bầu cử trong vòng 2 năm. Nhưng một điều tích cực là gia đình cô chỉ biến mất khỏi hàng xóm, bạn bè cùng họ hàng không thân thiết lắm. Cuối cùng cha dượng của cô đã trả được nợ.
“Đối với một số người quen trước đây, gia đình tôi đã bốc hơi. Nhưng những người chúng tôi đã gặp và kết giao sau khi lẩn trốn không biết chuyện. Đối với họ, chúng tôi chỉ là một gia đình bình thường chuyển tới làm hàng xóm".
Theo Statistic, vào năm 2021, khoảng 80.000 người được báo cáo mất tích ở Nhật Bản. Trong số những “jouhatsu-sha” hay “những người bốc hơi” chọn cách biến mất vì nợ nần, bạo lực gia đình hay chỉ để bắt đầu lại ở một nơi khác, theo SCMP.
của Iwabuchi là một trong nhiều hoạt động giúp mọi người, đặc biệt là phụ nữ bị lạm dụng và nạn nhân bị đeo bám, biến mất khỏi cộng đồng và đến một nơi an toàn.
Công việc lương cao nhưng cũng lắm rủi ro
Theo lời của Iwabuchi, đây là một công việc đầy rủi ro và nguy hiểm. Anh phải thường xuyên mang bên mình những chiếc cặp tự vệ màu đen. Nó có thể mở ra và trở thành một tấm khiên với lớp áo giáp bên trong. Anh cũng thường phải mang theo bên mình những dụng cụ để bảo vệ an toàn cho bản thân.“Di chuyển ban đêm rất nguy hiểm và thường gặp nhiều rắc rối. Tôi chưa từng nghĩ một ngày trôi qua của mình không tồn tại rắc rối”, Iwabuchi nói với SCMP. Đồng thời anh chia sẻ thêm rằng người làm nghề này luôn chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Khoảng 90% khách hàng của Iwabuchi là phụ nữ, 10% là nam giới. Anh cho biết hiện nay số người tìm cách chạy trốn tăng gấp 3 lần so với thời điểm trước đại dịch Covid-19.
Theo báo cáo của The Los Angeles Times vào năm 2003, dịch vụ "yonigeya" có thể có giá 2.000-20.000 USD (47-469 triệu đồng) cho một lần thực hiện, tùy thuộc vào mức độ rủi ro và phức tạp của từng trường hợp.
Trong một số trường hợp những người như Iwabuchi phải nhập vai vào những người lau cửa kính hoặc người bán chiếu để lọt vào tầm ngắm nhằm giúp khách hàng của mình thoát thân.
Theo một báo cáo năm 2020, một khi đã “bốc hơi” những người này dễ dàng đổi danh tính. Nhà xã hội học Hiroki Nakamori cho biết vì được đánh giá cao ở Nhật Bản nên những người mất tích có thể thoải mái rút tiền từ ATM mà không sợ bị lộ danh tính.
“Cảnh sát sẽ không can thiệp trừ khi có một lý khác như phạm tội hay tai nạn. Để tìm kiếm được những người đã mất tích cách duy nhất mỗi gia đình có thể làm là trả nhiều tiền hơn cho thám tử hoặc chờ đợi”, Nakamori nói.
"Bốc hơi" vì áp lực cuộc sống
Câu chuyện "bốc hơi" của gia đình Kazuko Yamamoto (đổi tên vì mục đích riêng tư) diễn ra cách đây gần 40 năm. "Đó là buổi sáng ngày 17/1/1982, khi tôi đang học năm cuối đại học", Kazuko kể với The Perspective."Chúng tôi chất khá nhiều đồ đạc lên chiếc ôtô, nói với hàng xóm rằng cả nhà sẽ cùng tôi chuyển đến một căn hộ chung cư gần trường đại học, rồi rời đi", Kazuko nhớ lại, kể từ đó cả nhà cô đã không trở lại.
Không chỉ Kazuko không trở về nhà vào ngày hôm đó, khoảng 87.000 người đã biến mất ở Nhật Bản vào năm 2019, con số này chỉ giảm nhẹ sau mức cao kỷ lục vào năm trước đó.
Takenosuke Matsura, một sinh viên Nhật Bản hiện đang sống ở Thuỵ Điển cho biết thường có cảm giác xấu hổ khi không đạt được đúng với những kỳ vọng cao của xã hội. Thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ để đạt được điều đó họ lại chọn cách biến mất.
Lý do khiến gia đình Kazuko biến mất phản ánh khuôn mẫu nào. Vào thời điểm đó, cha dượng của cô điều hành một công ty kiến trúc. Nhưng sau đó ông mắc nợ khoảng 100 triệu yên Nhật khi đứng ra bảo lãnh cho khoản vay một người họ hàng.
Trước khủng hoảng đó, ông quyết định tuyên bố phá sản và biến mất. Tuy nhiên lựa chọn trốn thoát không dễ dàng như vậy, vì các chủ nợ có thể tìm người thân của bạn để đòi tiền. “May mắn thay giáo viên đã nói dối rằng không biết về gia đình tôi”.
Trong khi nhiều người biến mất phải sống cuộc đời ẩn dật trong những điều kiện bấp bênh thì gia đình Kazuko lại khác. “Chúng tôi vẫn có cuộc sống bình thường sau khi biến mất”. Tuy nhiên, cha dượng của cô cũng bị chính quyền địa phương phát hiện và ông đã bị xử phạt và mất quyền bầu cử trong vòng 2 năm. Nhưng một điều tích cực là gia đình cô chỉ biến mất khỏi hàng xóm, bạn bè cùng họ hàng không thân thiết lắm. Cuối cùng cha dượng của cô đã trả được nợ.
“Đối với một số người quen trước đây, gia đình tôi đã bốc hơi. Nhưng những người chúng tôi đã gặp và kết giao sau khi lẩn trốn không biết chuyện. Đối với họ, chúng tôi chỉ là một gia đình bình thường chuyển tới làm hàng xóm".