Nghiên cứu: chuột thức đêm nhiều vẫn có trí nhớ không kém chuột ngủ đủ

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Đức cho thấy, trí nhớ dài hạn có thể được thiết lập mà không cần đến giấc ngủ.
Theo tiến sĩ Marion Inostroza, một tác giả trong nhóm nghiên cứu, hàng thập kỷ nghiên cứu cho thấy trí nhớ hình thành từ giấc ngủ, nhưng cũng có sự hình thành trí nhớ khi thức giấc. Nghịch lý này khiến các nhà khoa học quan tâm đến câu hỏi:
Giấc ngủ có phải là điều kiện duy nhất, điều kiện tiên quyết hình thành nên trí nhớ?
Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm như sau: Đầu tiên, họ cho chuột xem xét một vật lạ, sau đó cho chúng vào lồng nghỉ ngơi. Trong lồng này, một số chuột được ngủ, còn một số khác phải thức nhiều hơn. Các con chuột này bị đánh thức nhẹ nhàng và các nhà khoa học đánh thức chúng bằng cách gõ thật nhẹ vào lồng chúng hoặc lắc lồng một cách cẩn thận.
Sau một tuần, người ta đưa chuột trở về lồng thử nghiệm và cho chúng xem nhiều vật: vật đã gặp lẫn vật mà chúng chưa bao giờ thấy trước đó. Cả hai nhóm chuột được nghỉ ngơi và nhóm được đánh thức ban đêm đều dành thời gian đánh hơi vật cũ (đã gặp trước đó một tuần) ít hơn so với vật hoàn toàn mới, nghĩa là chúng đều ghi nhớ vật ban đầu.
Nghiên cứu: chuột thức đêm nhiều vẫn có trí nhớ không kém chuột ngủ đủ
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học phân biệt hai loại trí nhớ rất khác nhau: trí nhớ để nhận thức một vật độc lập với bối cảnh và trí nhớ phụ thuộc vào bối cảnh.
Những con chuột thức nhiều thật sự giỏi hơn các con còn lại được nghỉ ngơi đầy đủ, nhưng chỉ trong tình huống vật được đưa ra ở vị trí mới. Dường như những con được chợp mắt lúng túng bởi sự thay đổi địa điểm và không nhận ra được các vật quen thuộc khi chúng xuất hiện trong bối cảnh lạ. Điều đó cho thấy trí nhớ của chúng phụ thuộc vào bối cảnh, trong khi nhóm chuột không ngủ không gặp vấn đề với bối cảnh.
Hiển nhiên, trong cuộc sống, sự thức giấc luôn đến sau giấc ngủ. Hai con đường hình thành giấc ngủ có thể bổ sung cho nhau, khi giấc ngủ đặt trí nhớ thức giấc vào đúng chỗ của nó. Có thể trạng thái thức mở rộng những sự kiện khác nhau đã trải qua trong pha thức, duy trì nó trong trí nhớ cho đến khi bạn đi vào pha ngủ. Còn pha ngủ đặt những vật thể, sự kiện vào bối cảnh đúng và theo cách đó, trí nhớ tình tiết toàn diện được mở rộng, theo nhà thần kinh học Jan Born, một tác giả khác trong nhóm nghiên cứu.
Những kết luận này có đúng với con người không? Chúng ta có nên tránh né việc chợp mắt sau khi ôn luyện cật lực cho một kỳ thi nào đó?
Dĩ nhiên, chuột không phải là người và người không phải là chuột. Trước câu hỏi này, nhà thần kinh học Born cho rằng, còn quá sớm để đưa ra chiến lược chuẩn bị tối ưu cho học sinh trước kỳ thi từ những kết quả này. Ông vẫn tin rằng, giấc ngủ dẫn tới một cách hình thành trí nhớ hiệu quả hơn, toàn diện hơn. Nói chung, việc sử dụng bất kỳ loại trí nhớ nào khi bạn không được nghỉ ngơi đủ cũng khó khăn hơn khi bạn được nghỉ ngơi đầy đủ.
Marion Inostroza, Jan Born và các tác giả còn lại đều đến từ học viện sinh học thần kinh hành vi và tâm lý y khoa trực thuộc đại học Tübingen (Đức). Công trình của nhóm đã được công bố trên tạp chí Proceedings of National Academy of Sciences của Mỹ số tháng 8 năm ngoái (2022).
Nguồn: Scientific American
>> Giải mã lý do con người cần phải ngủ
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top