Người bị hen suyễn ít gặp những triệu chứng nghiêm trọng khi mắc Covid-19

Trong lần đầu tiên bùng phát đại dịch Covid-19, những người mắc bệnh phổi mãn tính như chứng hen suyễn rất lo lắng rằng virus SARS-CoV-2 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với họ. Ngạc nhiên là những người mắc một số loại bệnh hen suyễn lại có xu hướng được điều trị tốt hơn và ít gặp những triệu chứng nguy hiểm. Các nhà khoa học đã có những lời giải thích rõ ràng hơn cho điều này.
Các nghiên cứu dựa trên dân số ở các quốc gia như Úc, Anh, Châu Âu và Hoa Kỳ, cho đến nay không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy bệnh hen suyễn gây ra các triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19. Trên thực tế, những người bị hen suyễn dị ứng ít có khả năng xảy ra các triệu chứng này sau khi mắc SARS-CoV-2, trong khi những người mắc các loại bệnh phổi khác thường có nhiều khả năng bị hơn.
Vậy điều gì khiến bệnh nhân hen suyễn trở nên khác biệt? Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill cho rằng họ đã có lời giải đáp thỏa đáng. Nhóm các chuyên gia đã sử dụng phương pháp cấy tế bào từ đường hô hấp của con người. Để mô phỏng và bắt chước đường thở của những người bị hen suyễn, họ đã xử lý một số mẫu thử bằng một loại protein nhỏ được biết là phổ biến hơn trong bệnh hen suyễn, có tên gọi là interleukin-13 (IL-13). Một trong những nguyên nhân gây ra sự hiện diện của nó ở bệnh nhân hen là làm tăng sản xuất chất nhầy vượt quá mức lành mạnh.

Người bị hen suyễn ít gặp những triệu chứng nghiêm trọng khi mắc Covid-19
Sau đó, các nhà nghiên cứu lây nhiễm SARS-CoV-2 vào các tế bào nuôi cấy. Trong các tế bào được xử lý IL-13, coronavirus cho thấy có vấn đề khi xâm nhập vào tế bào để tái tạo và phát tán các bản sao của chính nó. Trong khi đó ở những tế bào bình thường, bệnh sẽ dễ bị lây nhiễm hơn.
Nhà sinh hóa Camille Ehre từ UNC cho biết: “Chúng tôi biết rằng phải có một lý do cơ học sinh học cho thấy những người bị hen suyễn dị ứng dường như được bảo vệ tốt hơn khỏi bệnh nặng. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện ra một số thay đổi tế bào đáng kể, đặc biệt là do IL-13, dẫn đến kết luận rằng IL-13 đóng một vai trò trong việc bảo vệ chống lại sự lây nhiễm SARS-CoV-2 ở một số quần thể bệnh nhân nhất định".
Khi quan sát các tế bào hô hấp và virus tương tác với nhau dưới kính hiển vi điện tử, Ehre và các đồng nghiệp của cô nhận thấy phương pháp điều trị IL-13 làm giảm đáng kể số lượng tế bào bị nhiễm bệnh, đồng thời tăng nhiều chất nhờn hơn do các tế bào tạo ra. Tuy vậy, ngay cả khi chất nhầy đã được loại bỏ, các tế bào vẫn cho thấy một mức độ bảo vệ chống lại coronavirus xâm nhập.
Các tác giả nghiên cứu kết luận: "Sự rụng tế bào và vi rút dữ dội do nhiễm SARS-CoV-2 đã làm giảm độc lực của IL-13, ảnh hưởng đến sự xâm nhập, sao chép và lây lan của virus." Tuy nhiên, IL-13 không thể được sử dụng như một phương pháp điều trị. Đây là một phần của phản ứng miễn dịch, có nghĩa là nó có thể gây viêm đường hô hấp của bệnh nhân.
Tuy nhiên, hiểu được điều gì đang diễn ra trong phổi bệnh nhân là rất quan trọng. Bằng cách so sánh các tế bào mô phỏng đường thở của bệnh hen suyễn với các tế bào đường thở khỏe mạnh, các nhà khoa học đã làm nổi bật một số cơ chế cơ bản đằng sau các trường hợp COVID-19 nghiêm trọng.
Trong tương lai, thuốc điều trị có thể nhắm mục tiêu vào một số vị trí có liên quan đến các triệu chứng nghiêm trọng. "Chúng tôi nghĩ rằng nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của việc điều trị nhiễm SARS-CoV-2 càng sớm càng tốt. Nó cho thấy các cơ chế cụ thể liên quan đến ACE2 và IL-13 quan trọng như thế nào, khi chúng tôi cố gắng hết sức để bảo vệ bệnh nhân khỏi bị nhiễm trùng nặng."

>>Những đồ dùng và thói quen trong nhà khiến bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ hơn

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top