Chắc các bạn đã quá quen với bảng xếp hạng mức độ hạnh phúc của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc chạy đua và xếp hạng xem ai hạnh phúc hơn ai dần trở thành món ăn truyền thống toàn cầu. Mọi người nhìn vào vị trí dẫn đầu, Đan Mạch, với những ánh mắt khác nhau, ngưỡng mộ, tự hào, thậm chí ghen tị, nhưng người dân ở đây có thật sự hạnh phúc như những gì báo chí nói? Điều gì xảy ra nếu bạn đấu tranh để tìm kiếm hoặc duy trì hạnh phúc trong một biển người được cho là hạnh phúc?
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports cho thấy ở những quốc gia có thứ hạng cao về mức độ hạnh phúc thì người dân đang phải vật lộn để duy trì cái danh hiệu đó. Không thể phủ nhận sống ở quốc gia có thứ hạng hạnh phúc cao mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng mặt khác nó cũng tạo ra phản ứng ngược.
Theo nghiên cứu, áp lực xã hội hạnh phúc được truyền tải đến chúng ta thông qua các kênh như mạng xã hội, sách dạy tự học và quảng cáo. Cuối cùng, con người dần phát triển nhận thức loại cảm xúc nào được trân trọng, loại nào không.
Kết quả nghiên cứu trước đó cho thấy mọi người nếu gặp áp lực phải hạnh phúc hoặc không được phép buồn, họ càng có xu hướng mắc bệnh trầm cảm hơn.
Ở lần này, các nhà khoa học đã mở rộng nghiên cứu ra ngoài phạm vị nước Úc và Mỹ. Họ tiến hành khảo sát 7.443 người từ 40 quốc gia về tình trạng cảm xúc, mức độ hài lòng với cuộc sống (sức khỏe nhận thức) cũng như những vấn đề tâm trạng (sức khỏe lâm sàng), sau đó đối chiếu với nhận thức của từng người về áp lực xã hội phải hạnh phúc. Kết quả lần này có cùng kết luận với lần trước.
Người tham gia cảm thấy mức độ hài lòng với cuộc sống cá nhân thấp hơn, dễ tiêu cực hơn, mức độ trầm cảm, lo lắng và căng thẳng cao hơn. Nhờ thí nghiệm trên quy mô lớn, nhóm khoa học có thể điều tra xem liệu có sự khác biệt về khía cạnh này giữa các quốc gia hay không. Có những quốc gia nào mà vấn đề đặc biệt nghiêm trọng? Và tại sao lại như vậy?
Để trả lời, nhóm thu thập dữ liệu của từng quốc gia trong danh sách 40 nước từ Chỉ số Hạnh phúc Thế giới, do Gallup World Poll cung cấp. Chỉ số này dựa trên xếp hạng hạnh phúc chủ quan của các mẫu đại diện từng quốc gia trên quy mô lớn. Nó giúp xác định mức độ hạnh phúc tổng thể của một quốc gia, từ đó biết được áp lực xã hội hạnh phúc ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần cá nhân.
Nhóm lý luận rằng một số người dân Đan Mạch gặp vấn đề tinh thần vì họ sống ở nơi ngập tràn khuôn mặt hạnh phúc. Theo thời gian, chính điều này đã gây ra áp lực ngày càng lớn cho họ. Làm thế nào để giải quyết tình trạng trên?
Ở cấp độ cá nhân, cảm nhận và thể hiện niềm hạnh phúc là một điều tốt. Tuy nhiên, như kết luận của một số nghiên cứu, việc bộc lộ niềm vui khéo léo đồng thời nhạy cảm với tình trạng người xung quanh sẽ tốt hơn nhiều. Điều quan trọng nhất vẫn là xem xét lại cách đo lường chỉ số cảm xúc. Chúng ta biết sự thăng hoa trong cuộc sống không chỉ là về cảm xúc tích cực mà còn là phản ứng tốt với cảm xúc tiêu cực và thấu hiểu cho từng cá nhân trong cộng đồng.
Đã đến lúc dừng đo lường mức độ hạnh phúc chỉ dựa vào cảm xúc của một bộ phận người, hãy xem xét thêm những yếu tố như mức độ an toàn, độ cởi mở của toàn bộ người dân sinh sống.
Nguồn: Sciencealert
Theo nghiên cứu, áp lực xã hội hạnh phúc được truyền tải đến chúng ta thông qua các kênh như mạng xã hội, sách dạy tự học và quảng cáo. Cuối cùng, con người dần phát triển nhận thức loại cảm xúc nào được trân trọng, loại nào không.
Kết quả nghiên cứu trước đó cho thấy mọi người nếu gặp áp lực phải hạnh phúc hoặc không được phép buồn, họ càng có xu hướng mắc bệnh trầm cảm hơn.
Ở lần này, các nhà khoa học đã mở rộng nghiên cứu ra ngoài phạm vị nước Úc và Mỹ. Họ tiến hành khảo sát 7.443 người từ 40 quốc gia về tình trạng cảm xúc, mức độ hài lòng với cuộc sống (sức khỏe nhận thức) cũng như những vấn đề tâm trạng (sức khỏe lâm sàng), sau đó đối chiếu với nhận thức của từng người về áp lực xã hội phải hạnh phúc. Kết quả lần này có cùng kết luận với lần trước.
Người tham gia cảm thấy mức độ hài lòng với cuộc sống cá nhân thấp hơn, dễ tiêu cực hơn, mức độ trầm cảm, lo lắng và căng thẳng cao hơn. Nhờ thí nghiệm trên quy mô lớn, nhóm khoa học có thể điều tra xem liệu có sự khác biệt về khía cạnh này giữa các quốc gia hay không. Có những quốc gia nào mà vấn đề đặc biệt nghiêm trọng? Và tại sao lại như vậy?
Nhóm lý luận rằng một số người dân Đan Mạch gặp vấn đề tinh thần vì họ sống ở nơi ngập tràn khuôn mặt hạnh phúc. Theo thời gian, chính điều này đã gây ra áp lực ngày càng lớn cho họ. Làm thế nào để giải quyết tình trạng trên?
Ở cấp độ cá nhân, cảm nhận và thể hiện niềm hạnh phúc là một điều tốt. Tuy nhiên, như kết luận của một số nghiên cứu, việc bộc lộ niềm vui khéo léo đồng thời nhạy cảm với tình trạng người xung quanh sẽ tốt hơn nhiều. Điều quan trọng nhất vẫn là xem xét lại cách đo lường chỉ số cảm xúc. Chúng ta biết sự thăng hoa trong cuộc sống không chỉ là về cảm xúc tích cực mà còn là phản ứng tốt với cảm xúc tiêu cực và thấu hiểu cho từng cá nhân trong cộng đồng.
Đã đến lúc dừng đo lường mức độ hạnh phúc chỉ dựa vào cảm xúc của một bộ phận người, hãy xem xét thêm những yếu tố như mức độ an toàn, độ cởi mở của toàn bộ người dân sinh sống.
Nguồn: Sciencealert