Thị phần smartphone của Apple tại Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục trong quý 4/2021, giúp công ty giành lại vị trí số 1 tại quốc gia này lần đầu tiên sau 6 năm.
Theo các nhà phân tích thị trường tại Counterpoint Research, gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Cupertino chiếm 23% thị phần và doanh số đã tăng 32% trong quý 4 so với cùng kỳ năm trước.
Apple đã chứng kiến sự tăng trưởng vững chắc, dù doanh số smartphone tổng thể của Trung Quốc giảm 9%. Tất cả điều này là chủ yếu xuất phát từ dòng smartphone flagship iPhone 13 ra mắt từ hồi tháng 9 năm ngoái.
Trong một thông cáo báo chí, nhà phân tích Mengmeng Zhang tại Counterpoint Research cho biết: “iPhone 13 mới đã thành công trong việc vươn lên dẫn đầu nhờ giá khởi điểm tương đối thấp hơn khi phát hành ở Trung Quốc, cũng như những tính năng camera mới và kết nối 5G.”
5G chính là thế hệ mạng không dây siêu nhanh thế hệ tiếp theo, đã và đang được triển khai trên khắp thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
“Hơn nữa, Huawei – đối thủ cạnh tranh chính của Apple trong thị trường cao cấp – phải đối mặt với tình trạng sụt giảm doanh số trầm trọng do các lệnh trừng phạt từ Mỹ.”
Huawei từng là nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới và Trung Quốc. Đáng tiếc, gã khổng lồ viễn thông này đã bị đóng băng gần như hoàn toàn sau các lệnh trừng phạt của Mỹ, khiến công ty không thể tiếp cận các thành phần quan trọng cũng như phần mềm cho các thiết bị của mình.
Theo nghiên cứu của Counterpoint Research, Huawei chỉ nắm trong tay 7% thị phần tại Trung Quốc trong quý 4, và doanh số của công ty sụt giảm 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Thương hiệu Trung Quốc Vivo đứng ở vị trí thứ 2 với 19% thị phần, theo sau là “anh em cùng mẹ” Oppo với 17% thị phần.
Honor, thương hiệu smartphone vốn thuộc sở hữu của Huawei trước đây nhưng đã được tách ra thành 1 doanh nghiệp riêng biệt, là công ty đứng thứ 4 với 15% thị phần, nối đuôi là Xiaomi với 13% thị phần.
Counterpoint Research cho biết doanh số smartphone tại Trung Quốc đã giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái vì một vài lý do. Theo nhà phân tích lâu năm Ivan Lam tại Counterpoint Research cho biết, tình trạng thiếu hụt linh kiện và bán dẫn toàn cầu đã ảnh hưởng đến khả năng xuất xưởng điện thoại của các nhà cung cấp. Trong khi đó, “chu kỳ thay thế smartphone trung bình tại Trung Quốc đang trở nên dài hơn.”
Nhà phân tích này bổ sung thêm, Trung Quốc “đang trải qua một môi trường kinh tế phức tạp, nơi xuất khẩu đang thúc đẩy tăng trưởng và chi tiêu trong nước vẫn nhạt nhòa”. Chi tiêu tiêu dùng chậm chạp đã và đang là 1 rào cản lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Nguồn: CNBC
Apple đã chứng kiến sự tăng trưởng vững chắc, dù doanh số smartphone tổng thể của Trung Quốc giảm 9%. Tất cả điều này là chủ yếu xuất phát từ dòng smartphone flagship iPhone 13 ra mắt từ hồi tháng 9 năm ngoái.
Trong một thông cáo báo chí, nhà phân tích Mengmeng Zhang tại Counterpoint Research cho biết: “iPhone 13 mới đã thành công trong việc vươn lên dẫn đầu nhờ giá khởi điểm tương đối thấp hơn khi phát hành ở Trung Quốc, cũng như những tính năng camera mới và kết nối 5G.”
5G chính là thế hệ mạng không dây siêu nhanh thế hệ tiếp theo, đã và đang được triển khai trên khắp thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
“Hơn nữa, Huawei – đối thủ cạnh tranh chính của Apple trong thị trường cao cấp – phải đối mặt với tình trạng sụt giảm doanh số trầm trọng do các lệnh trừng phạt từ Mỹ.”
Huawei từng là nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới và Trung Quốc. Đáng tiếc, gã khổng lồ viễn thông này đã bị đóng băng gần như hoàn toàn sau các lệnh trừng phạt của Mỹ, khiến công ty không thể tiếp cận các thành phần quan trọng cũng như phần mềm cho các thiết bị của mình.
Honor, thương hiệu smartphone vốn thuộc sở hữu của Huawei trước đây nhưng đã được tách ra thành 1 doanh nghiệp riêng biệt, là công ty đứng thứ 4 với 15% thị phần, nối đuôi là Xiaomi với 13% thị phần.
Counterpoint Research cho biết doanh số smartphone tại Trung Quốc đã giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái vì một vài lý do. Theo nhà phân tích lâu năm Ivan Lam tại Counterpoint Research cho biết, tình trạng thiếu hụt linh kiện và bán dẫn toàn cầu đã ảnh hưởng đến khả năng xuất xưởng điện thoại của các nhà cung cấp. Trong khi đó, “chu kỳ thay thế smartphone trung bình tại Trung Quốc đang trở nên dài hơn.”
Nhà phân tích này bổ sung thêm, Trung Quốc “đang trải qua một môi trường kinh tế phức tạp, nơi xuất khẩu đang thúc đẩy tăng trưởng và chi tiêu trong nước vẫn nhạt nhòa”. Chi tiêu tiêu dùng chậm chạp đã và đang là 1 rào cản lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Nguồn: CNBC