dadieu001b
Pearl
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung, các doanh nghiệp đầu tư không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác. Do đó việc họ đến Việt Nam nhưng lại đầu tư ở các nước khác là việc bình thường.
Chiều 4/5, tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4, trả lời về việc vừa qua lãnh đạo một số tập đoàn lớn ở nước ngoài đã đến Việt Nam nhưng có thông tin họ lại đầu tư ở nước khác. Vậy khả năng hợp tác và thu hút với các tập đoàn lớn như thế nào trong các vấn đề như công nghiệp điện tử bán dẫn, ngành công nghệ?, ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các doanh nghiệp đầu tư không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác. Do đó việc họ đến Việt Nam nhưng lại đầu tư ở các nước khác là việc bình thường.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung trả lời báo chí
Theo ông Trung, việc đầu tư của họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có 3 yếu tố chính. Thứ nhất về khách quan liên quan đến yếu tố chính trị, kinh tế, thế giới, khu vực, sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng giữa các quốc gia cũng như toàn cầu.
Thứ hai, về yếu tố chủ quan phụ thuộc vào chiến lược đầu tư, mục tiêu đầu tư, phát triển, đánh giá mức độ phù hợp của từng địa bàn, khu vực, nguồn lực và khả năng triển khai của nhà đầu tư.
Thứ ba, là sự sẵn sàng của Việt Nam trong thu hút các tập đoàn này trong đó tập trung có 3 vấn đề: thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.
Về thể chế chúng ta đã ngày càng hoàn thiện hơn cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hiện đang nghiên cứu cơ chế đặc thù ưu đãi đối với các công ty sản xuất công nghệ, bán dẫn, điện tử.
Về cơ sở hạ tầng gồm: giao thông đường bộ, thuỷ, hàng không, và hạ tầng liên quan đến phục vụ sản xuất như điện, gần đây đã phê duyệt quy hoạch điện VIII. Xây dựng các khu công nghệ cao tạo ra môi trường, thể chế vượt trội hơn nữa cho các tập đoàn, tổng công ty sản xuất tại Việt Nam.
Về nguồn nhân lực đang làm xây dựng các chương trình cụ thể, bên cạnh các cơ quan đơn vị có năng lực, các trường đại học, các tập đoàn lớn như: VNPT, CMC, Viettel thì đã trình Đề án đào tạo 50 nghìn kỹ sư phục vụ cho sản xuất chip bán dẫn.
“Chúng ta đã cố gắng. Một yếu tố được các tập đoàn đánh giá cao là sự quyết tâm của Chính phủ trong theo đuổi để phát triển ngành công nghiệp điện tử bán dẫn chip, để thực sự xây dựng phát triển ngành, trong đó đã tập trung vào các đối tác có tiềm năng, có cam kết mạnh mẽ đặc biệt là Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Vừa qua chúng ta đã đạt được kết quả tốt. Gần đây Sam Sung và Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia tổ chức lớp đào tạo thiết kế điện tử cho hơn 250 kỹ sư đầu tiên. Với nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan thì thời gian tới kết quả sẽ rõ nét hơn”, ông Trung nói.
Trước đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tại phiên họp, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình kinh tế xã hội tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực, nhìn chung tốt hơn tháng 3 và 3 tháng đầu năm. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024 đạt được kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.
>> “Đại bàng” bán dẫn Mỹ muốn mở nhà máy tỷ đô ở Việt Nam
Chiều 4/5, tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4, trả lời về việc vừa qua lãnh đạo một số tập đoàn lớn ở nước ngoài đã đến Việt Nam nhưng có thông tin họ lại đầu tư ở nước khác. Vậy khả năng hợp tác và thu hút với các tập đoàn lớn như thế nào trong các vấn đề như công nghiệp điện tử bán dẫn, ngành công nghệ?, ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các doanh nghiệp đầu tư không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác. Do đó việc họ đến Việt Nam nhưng lại đầu tư ở các nước khác là việc bình thường.
Theo ông Trung, việc đầu tư của họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có 3 yếu tố chính. Thứ nhất về khách quan liên quan đến yếu tố chính trị, kinh tế, thế giới, khu vực, sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng giữa các quốc gia cũng như toàn cầu.
Thứ hai, về yếu tố chủ quan phụ thuộc vào chiến lược đầu tư, mục tiêu đầu tư, phát triển, đánh giá mức độ phù hợp của từng địa bàn, khu vực, nguồn lực và khả năng triển khai của nhà đầu tư.
Thứ ba, là sự sẵn sàng của Việt Nam trong thu hút các tập đoàn này trong đó tập trung có 3 vấn đề: thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.
Về thể chế chúng ta đã ngày càng hoàn thiện hơn cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hiện đang nghiên cứu cơ chế đặc thù ưu đãi đối với các công ty sản xuất công nghệ, bán dẫn, điện tử.
Về cơ sở hạ tầng gồm: giao thông đường bộ, thuỷ, hàng không, và hạ tầng liên quan đến phục vụ sản xuất như điện, gần đây đã phê duyệt quy hoạch điện VIII. Xây dựng các khu công nghệ cao tạo ra môi trường, thể chế vượt trội hơn nữa cho các tập đoàn, tổng công ty sản xuất tại Việt Nam.
Về nguồn nhân lực đang làm xây dựng các chương trình cụ thể, bên cạnh các cơ quan đơn vị có năng lực, các trường đại học, các tập đoàn lớn như: VNPT, CMC, Viettel thì đã trình Đề án đào tạo 50 nghìn kỹ sư phục vụ cho sản xuất chip bán dẫn.
Trước đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tại phiên họp, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình kinh tế xã hội tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực, nhìn chung tốt hơn tháng 3 và 3 tháng đầu năm. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024 đạt được kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.
>> “Đại bàng” bán dẫn Mỹ muốn mở nhà máy tỷ đô ở Việt Nam