Nhà văn duy nhất lịch sử văn chương Việt Nam là bố vợ của 3 vị Tướng lừng danh

Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Phản hồi: 1

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Giáo sư, nhà văn Đặng Thai Mai sinh năm sinh năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông từng là Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Ông đồng thời là hội viên sáng lập của Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Theo nhà văn Đặng Vương Hưng, Giáo sư, nhà văn Đặng Thai Mai sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học và yêu nước. Cha ông là cụ Đặng Nguyên Cẩn từng đỗ Phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng… bị thực dân Pháp bắt đày đi Côn Đảo. Năm 6 tuổi, nhà văn Đặng Thai Mai phải về sống tại quê nội, được bà nội nuôi dưỡng và giáo dục lòng yêu nước, học chữ Hán, chữ Quốc ngữ theo chương trình Đông Kinh nghĩa thục. Lớn lên, nhà văn Đặng Thai Mai đã hăng hái hoạt động xã hội từ rất sớm.

Ông từng tham gia phong trào mặt trận bình dân, biên tập các báo tiếng Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương và là một rong những người sáng lập Hội Truyền bá Quốc ngữ. Năm 1939, nhà văn Đặng Thai Mai còn được Đảng Cộng sản Đông Dương giới thiệu ứng cử vào Viện Dân biểu Trung kỳ. Tuy nhiên, nhiều thế hệ học trò lại nhớ đến Đặng Thai Mai trong tư cách một Gáo sư văn học, một nhà nghiên cứu xuất sắc của Việt Nam trong thế kỷ hai mươi.

Nhà văn Đặng Vương Hưng cho biết, Giáo sư, nhà văn Đặng Thai Mai đến với văn học rất muộn. Tuy được học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, ngoại ngữ từ bé, lại ham đọc và nhớ rất nhiều thứ sách Đông Tây kim cổ... nhưng khởi đầu Đặng Thai Mai không có ý định viết văn. Ông chỉ thực sự cầm bút vì sự đòi hỏi bức xúc của xã hội và yêu cầu của công việc tuyên truyền cho cách mạng.

1746845203323.png


Trong cuộc đời cầm bút, Đặng Thai Mai đã cho xuất bản tới 14 cuốn sách. Hầu hết đều thuộc dạng tác phẩm nghiên cứu và “phổ biến tri thức”: Văn học khái luận, Triết học phổ thông, Tạp văn trong văn học Trung Quốc ngày nay, Giảng văn Chinh phụ ngâm, Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kỳ văn hóa Phục hưng, Lịch sử triết học phương Tây, Lịch sử văn học Trung Quốc, Văn thơ Phan Bội Châu và Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ Hai mươi... Đặc biệt là tác phẩm Trên đường học tập và nghiên cứu từng được coi như loại sách “gối đầu giường” cho các văn nghệ sĩ sáng tác.

Bố vợ của 3 vị Tướng lừng danh​


Về đời tư, Đặng Thai Mai lập gia đình năm 1926, vợ ông, bà Hồ Thị Toan là con gái ***** Phi Thống (một nhân sĩ yêu nước, tác giả của cuốn sách “Nhân đạo quyền hành” rất nổi tiếng trước năm 1945). Ông bà sinh hạ được 6 người con, trong đó có 5 gái và 1 trai, tất cả đều có học hàm cao.

Cụ thể, con cả là Phó Giáo sư Sử học Đặng Bích Hà (sinh năm 1928); Phó Giáo sư Văn học Pháp Đặng Thị Hạnh (sinh năm 1930); Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư Văn học Việt Nam Đặng Thanh Lê (sinh năm 1932); Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Văn học phương Tây Đặng Anh Đào (sinh năm 1934); Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, Kiến trúc sư Đặng Thái Hoàng (sinh năm 1939) và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Sinh vật học Đặng Xuyến Như (sinh năm 1945). Đặc biệt, trong bốn “chàng rể hiền” của Giáo sư, Nhà văn Đặng Thai Mai thì có đến ba người mang quân hàm tướng: Đại tướng Võ Nguyên Giáp (lấy Phó Giáo sư Sử học Đặng Bích Hà), Trung tướng Phạm Hồng Cư (lấy Phó Giáo sư Đặng Thị Hạnh) và Trung tướng Phạm Hồng Sơn (lấy Phó Giáo sư Đặng Anh Đào).

Có một điều rất đặc biệt đó là trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp lấy Phó Giáo sư Sử học Đặng Bích Hà thì giữa Giáo sư Đặng Thai Mai với Đại tướng có một tình bạn rất đẹp. Dù Giáo sư Đặng Thai Mai hơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp 9 tuổi nhưng luôn đối đãi với nhau bằng một tình bạn bè thân ái.

1746845216230.png


Năm 1935, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Phan Thanh, Hoàng Minh Giám... cùng là sáng lập viên của Trường Tư thục Thăng Long nổi tiếng. Vào những năm 1936 – 1939, họ cùng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, hăng hái biên tập, viết báo tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau Cách mạng tháng 8/1945, họ cùng được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa I. Trong Chính phủ, Giáo sư Đặng Thai Mai được bổ nhiệm là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng Bộ Nội vụ...

Mối quan hệ tâm giao của Giáo sư Đặng Thai Mai với những nhân vật nổi tiếng​

Ngoài ra, trong cuốn “Đặng Thai Mai hồi ký” còn hé lộ mối quan hệ thâm tình của Giáo sư Đặng Thai Mai với nhà cách mạng Tôn Quang Phiệt, nhà thơ Nguyễn Đình Thi và nhạc sĩ Văn Cao.

Theo đó, Giáo sư Đặng Thai Mai gắn bó thâm tình gần như cả cuộc đời với nhà cách mạng Tôn Quang Phiệt. Thuở thiếu thời, hai ông cùng học với nhau từ tiểu học lên bậc thành chung tại trường Quốc học Vinh, rồi sau đó cùng ra học ở Cao đẳng sư phạm Đông Dương (Hà Nội). Cả hai sớm tham gia các phong trào yêu nước, trong đó có “Đảng Tân Việt” - một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo Phó Giáo sư Đặng Thái Hoàng – con trai của Giáo sư Đặng Thai Mai, sở dĩ tình bạn giữa nhà cách mạng Tôn Quâng Phiệt với bố ông gắn bó keo sơn là vì cả hai cùng đam mê nghiên cứu văn hóa, văn học. Giữa những năm 50 của thế kỷ trước, khi Giáo sư Đặng Thai Mai trở thành một trong những chuyên gia hàng đầu về văn học Trung Quốc và phương Tây thì Tôn Quang Phiệt cũng đã xuất bản các tác phẩm Lịch sử cách mạng Việt Nam thời thuộc Pháp (1862-1945), Trên đường tranh đấu của nhân Nhân dân Việt Nam, đồng dịch giả Phan Bội Châu niên biểu và ông còn làm một số bài thơ như Mau mau đứng dậy, Vịnh cảnh xà lim, Thanh khí tương cầu... thể hiện lòng yêu nước, nỗi căm thù quân xâm lược, đồng thời kêu gọi thế hệ trẻ đứng lên tranh đấu vì dân tộc và giống nòi.

1746845240120.png


Giáo sư Đặng Thai Mai hơn nhà thơ Nguyễn Đình Thi 22 tuổi nhưng lúc sinh thời họ đều là những người bạn tâm giao. Theo Phó Giáo sư Đặng Thái Hoàng, nhà thơ Nguyễn Đình Thi vẫn liên hệ mật thiết với gia đình. Năm 2002, nhân hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đặng Thai Mai, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã đọc bài tham luận Tưởng nhớ nhà trí thức cách mạng - nhà nhân văn lớn Đặng Thai Mai. Rồi khi xuất bản tuyển tập (gồm 6 tập), Nguyễn Đình Thi dù sức khỏe thời điểm đó đã suy giảm nhưng vẫn tự mang sách đến tặng phòng lưu niệm Giáo sư Đặng Thai Mai trên phố Nguyễn Huy Tự.

Nhạc sĩ Văn Cao rất hiếm khi vẽ chân dung cho ai, ông cũng thừa nhận “bản thân không gần gũi thường xuyên anh Mai” song qua công việc và cách đối đãi với đồng nghiệp “lòng ái mộ một nhà văn uy tín, sống trong sạch đức độ mà tôi có ý định vẽ anh”. Vậy là, trong một bữa rượu cùng các bạn văn ở nhà Sơn Tùng trước sự khích lệ về việc vẽ Đặng Thai Mai, trung tuần tháng 11/1977, nhạc sĩ Văn Cao đến nhà riêng gặp Giáo sư Đặng Thai Mai. Và Giáo sư Đặng Thai Mai đã ngồi làm mẫu hơn tiếng đồng hồ để Văn Cao phác họa chân dung nhà văn hóa lớn.

Khoảng một tháng sau, nhạc sĩ Văn Cao hoàn thành bức chân dung sơn mài “Người cầm can” đúng dịp sinh nhật lần thứ 75 của Giáo sư. Ngày đón bức tranh từ nhạc sĩ Văn Cao, vợ chồng Giáo sư Đặng Thai Mai chuẩn bị mấy thứ quà đến thưa chuyện và đưa tranh về. Ngắm nhìn bức chân dung của mình, Giáo sư Đặng Thai Mai xúc động ôm Văn Cao vừa nói đủ nghe: “Anh đã thể hiện cái mà tôi vắng mặt”. Còn tác giả của Quốc ca Việt Nam bất hủ thì từ tốn: “Tôi muốn giữ cái tầm văn hóa mà anh có cho hôm nay và cho người mai sau”.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top