Nhầm lẫn tai hại: hơn 8.000 con rùa bị gọi sai tên suốt một thế kỷ!

Những bằng chứng về DNA cho thấy, hơn 8.000 con rùa đang sống trên đảo Galápagos khu vực San Cristóba, được cho là bị "gọi sai tên" trong suốt một thế kỷ. Nguyên nhân do các nhà nghiên cứu đã nhầm lẫn chúng với một loài rùa đã tuyệt chủng.
Năm 1906, đoàn thám hiểm của Học viện Khoa học California đã khám phá vùng cao nguyên phía tây nam của San Cristóbal, một hòn đảo dài 346 dặm (557 km) ở Galápagos, họ phát hiện ra một loài rùa khổng lồ trước đây chưa từng được biết đến. Sau này, chúng được đặt tên khoa học là Chelonoidis chathamensis. Nhóm nghiên cứu cũng mang về các mẫu xương và vỏ sò đi kèm, được lưu giữ tại một viện bảo tàng kể từ đó.
Tuy nhiên, đoàn thám hiểm được cho là đã khá thiếu sót khi họ không đi xuống vùng đất thấp phía đông bắc của hòn đảo, nơi có hàng nghìn con rùa khổng lồ sinh sống ngày nay. Vì thế trong suốt nhiều năm, các nhà khoa học vẫn cho rằng những con rùa ở trên cạn là cùng một loài với rùa C. chathamensis. Bằng chứng DNA mới được công bố trên tạp chí khoa học Heredity cho thấy, đây là một nhận định sai lầm và những con rùa cạn là một dòng dõi hoàn toàn khác.

Nhầm lẫn tai hại: hơn 8.000 con rùa bị gọi sai tên suốt một thế kỷ!
Đảo San Cristóbal, hiển thị vị trí của hai loài rùa khổng lồ
Một điểm mấu chốt cần nhấn mạnh ở đây, việc các nhà nghiên cứu khẳng định rùa C. chathamensis "gần như chắc chắn đã tuyệt chủng", được xác nhận từ một nhóm các nhà nghiên cứu cùng với các nhà khoa học từ Đại học Newcastle và Đại học Yale trong quá trình phân tích gen. Họ đã so sánh vật liệu di truyền từ những con rùa hiện đang sống trên San Cristóbal, với DNA được trích xuất từ các mẫu bảo tàng, nhận thấy rằng hai bộ này không khớp. DNA của rùa cao nguyên là duy nhất nhưng có liên quan chặt chẽ với các loài rùa khổng lồ được tìm thấy trên các đảo Española và Pinta của Galápagos.
Điều này cũng có nghĩa là 8.000 con rùa sống ở San Cristóbal ngày nay có thể không phải là là C. chathamensis như đã được gọi tên, vì chúng là dòng họ rùa hoàn toàn khác, hoàn toàn không có mô tả chính thức hoặc tên khoa học. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, "loài rùa khổng lồ còn tồn tại trên đảo San Cristóbal ở Galápagos đại diện cho một nhóm sinh vật đặc biệt, chưa được mô tả về mặt di truyền… đối với khoa học."
Nhầm lẫn tai hại: hơn 8.000 con rùa bị gọi sai tên suốt một thế kỷ!
Phát hiện cũng cho thấy San Cristóbal là nơi sinh sống của hai loài rùa khổng lồ khác nhau, mỗi loài có một khu vực làm tổ riêng (một ở vùng cao và một ở vùng thấp hơn), cho đến khi C. chathamensis tuyệt chủng vào khoảng giữa thế kỷ 20. Vào khoảng hàng triệu năm trước, mực nước biển cao có thể đã cắt đôi khu vực San Cristóbal, cho phép sự tiến hóa của các loài riêng biệt trên hai khối đất liền.
Các nhà nghiên cứu cho rằng có khoảng 15 loài rùa từng sống ở Galápagos, nằm cách bờ biển Ecuador 600 dặm (1.000 km). Ít nhất 4 loài trong đó đã tuyệt chủng do sự xâm lấn của loài chuột, sự săn bắt của con người và các yếu tố khác. Về số lượng, ước tính có khoảng 20.000 đến 25.000 con rùa khổng lồ sống trên khắp quần đảo ngày nay.
Nguồn
Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top