Nhật Bản và Hà Lan đe dọa tham vọng bán dẫn của Trung Quốc

C
Trần Tiến
Phản hồi: 0
Các biện pháp trừng phạt mới sẽ phần nào hạn chế khả năng tiếp cận của các công ty Trung Quốc đối với nhiều công nghệ sản xuất chip quan trọng từ các công ty như ASML, Nikon và Tokyo Electron.
Sau nhiều năm vận động hành lang từ Washington, Nhật Bản và Hà Lan hôm 27/1 đã đồng ý thắt chặt các hạn chế đối với việc xuất khẩu công nghệ sản xuất chip cho các công ty Trung Quốc. Tin tức về thỏa thuận đã được các tờ báo uy tín như Bloomberg, Financial Times và The New York Times đưa tin.
Nhật Bản và Hà Lan đe dọa tham vọng bán dẫn của Trung Quốc
Các biện pháp kiểm soát mới chủ yếu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tăng cường sản xuất chip trong nước và được đưa ra sau khi chính quyền Biden công bố các hạn chế tương tự vào tháng 10/2022. Người ta lo ngại rằng việc tiếp cận dễ dàng với chất bán dẫn tiên tiến sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc củng cố năng lực quân sự và AI của mình.
Theo Bloomberg, hiện chưa có kế hoạch thông báo công khai về thỏa thuận này, có thể mất “vài tháng” để Nhật Bản và Hà Lan “hoàn tất các thỏa thuận pháp lý”.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết khi được hỏi về thỏa thuận này: “Đây là một chủ đề nhạy cảm đến mức chính phủ Hà Lan chọn cách trao đổi cẩn thận. Điều đó có nghĩa là chúng tôi chỉ trao đổi một cách rất hạn chế”.
Nhật Bản và Hà Lan đe dọa tham vọng bán dẫn của Trung Quốc
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, trái, nói chuyện với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp bàn tròn tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 29/6/2022
ASML là công ty quan trọng nhất bị ảnh hưởng bởi các hạn chế của Hà Lan. Đây là công ty duy nhất trên thế giới sản xuất máy quang khắc EUV, thiết bị rất quan trọng đối với việc sản xuất chất bán dẫn tiên tiến. CNBC trước đây từng tiết lộ, công ty “không thể” vận chuyển máy khắc EUV tiên tiến của mình tới Trung Quốc nhưng họ vẫn có thể bán các máy khắc DUV cũ hơn.
Bloomberg từng đưa tin, các hạn chế mới dự kiến sẽ ngăn chặn việc bán “ít nhất một số” các máy DUV này, qua đó phần nào hạn chế hơn nữa khả năng sản xuất chip tiên tiến và thiết lập dây chuyền sản xuất của các công ty Trung Quốc. CEO ASML Peter Wennink trước đây từng chia sẻ, Trung Quốc chiếm khoảng 15% doanh số bán hàng của công ty vào năm 2022.
Nhật Bản và Hà Lan đe dọa tham vọng bán dẫn của Trung Quốc
Wennink cho rằng, bất kỳ hạn chế nào cũng khó có thể ngăn cản Trung Quốc xây dựng các phiên bản máy móc của riêng họ.
Wennink nói với Bloomberg: “Nếu họ không thể có được những chiếc máy đó, họ sẽ tự phát triển chúng. Tất nhiên điều đó sẽ mất thời gian nhưng cuối cùng họ vẫn sẽ đạt được điều đó thôi".
Về phía Nhật Bản, các hạn chế dự kiến sẽ ảnh hưởng đến các công ty như Nikon và Tokyo Electron.
Cùng với việc cắt giảm xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhà Trắng đã sử dụng ảnh hưởng của mình để kích thích sản xuất chip trong nước. Tổng thống Joe Biden đã ký Đạo luật Khoa học và CHIPS trị giá 280 tỷ USD vào tháng 8 năm ngoái, bao gồm 52 tỷ USD trợ cấp cho sản xuất chất bán dẫn.

>>> Công nghệ bán dẫn độc quyền của Samsung và Hàn Quốc lại bị "tuồn" sang Trung Quốc

Nguồn: Theverge
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top