Nhện ngụy trang thành “phân” để sinh tồn

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Động vật làm đủ thứ không thể lý giải. Một trong số đó có thể rất “kinh” với chúng ta nhưng lại rất quan trọng với đời sống của chúng.

“Tình yêu kinh tởm”

Đối với các loài động vật hoang dã, việc tìm kiếm người bạn đời không phải là chuyện đáng cười. Nhưng với một số loài, câu chuyện tình yêu lại diễn biến theo lối hài hước.
Tôm hùm cái “tiểu tiện” vào khuôn mặt bạn đời của nó khi muốn được mời vào nhà. Lạ lùng hơn, bàng quang của loài này nằm bên dưới não của chúng, vì vậy nước tiểu sẽ phun ra từ mặt chúng.
Đối với hà mã, loại này lại có cách thức đặc biệt để đánh dấu lãnh thổ của chúng, đó là dùng đuôi để rải chất bài tiết ra những vùng xung quanh, hay còn gọi là “tắm phân”. Hoặc khi muốn tán tỉnh bạn tình, chúng chọn cách ném phân vào mặt nhau.
Sống trong tự nhiên, nếu muốn tồn tại, một là bạn phải cực mạnh, hai là cực nhanh, nếu không thì ít nhất bạn phải có khả năng hóa trang thần thánh như loài nhện.

Nhện ngụy trang thành “phân” để sinh tồn
Một số giống nhện lợi dụng việc chim không thích ăn phân của chính mình để sinh tồn. Giống nhện đặc biệt này có tên là nhện thả chim (bird-dropping spider), chúng đã tiến hóa để đánh lừa kẻ săn mồi có cánh bằng cách biến mình thành hình dạng phân chim. Con nhện này có màu đen, nâu và trắng cùng hình dạng khá tròn. Tự tin vào khả năng hóa trang, chúng thường nằm ngay trên mặt lá hoặc vị trí lộ thiên cả ngày.
Một loài khác cũng có cơ chế tự vệ đáng kinh ngạc, đó là giống gà con lăn Á-Âu (Eurasian roller). Khi sợ hãi, những con chim con phun chất lỏng màu cam có mùi hôi lên khắp kẻ tấn công và chính chúng. Điều này không chỉ ngăn cản động vật ăn thịt mà còn cảnh báo cha mẹ của những con chim về mối nguy hiểm.

Thám tử phân

Chất thải và những bãi nôn của động vật mặc dù kinh khủng nhưng chứa một lượng lớn thông tin có ích cho hoạt động nghiên cứu các loài khó tiếp cận. Điển hình như tiết lộ vị trí sinh sống của một loài, chế độ ăn uống, qua đó giúp xác định xương hoặc thông tin di truyền.
Như trong trường hợp của loài cú, các nhà khoa học sử dụng bãi thải của cú để kiểm tra những loại động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng gần nơi con chim đó sống. Ngoài ra, thông tin về tình trạng bệnh tật của động vật và hệ vi sinh vật đường ruột đều có thể trích xuất từ phân và bãi nôn.
Phương pháp này có lợi ích là không gây xâm lấn: các nhà khoa học vẫn có thể kiểm tra tình hình sức khỏe của động vật mà không cần xử lý vật lý.
Nguồn: The Conservation
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top