Nhiệm vụ số 1 của nhân loại trong thập kỷ này: tìm 1 ngôi nhà mới

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia đã công bố kết quả cuộc khảo sát định kỳ 10 năm một lần, vạch ra các mục tiêu khoa học cho cộng đồng thiên văn trong 10 năm tới. Trong đó nhấn mạnh ba ưu tiên hàng đầu cần chú ý. Đầu tiên là tìm kiếm các hành tinh giống Trái đất, thứ hai hiểu rõ hơn bản chất của các vật thể dày đặc nhất vũ trụ và cuối cùng nâng cao hiểu biết về sự ra đời và phát triển của các thiên hà.
Nhiệm vụ số 1 của nhân loại trong thập kỷ này: tìm 1 ngôi nhà mới
“Báo cáo này đặt ra một tầm nhìn đầy tham vọng, đầy cảm hứng và đầy khát vọng cho thập kỷ tới của thiên văn học và vật lý thiên văn”, Fiona Harrison, chủ tịch bộ phận vật lý, toán học và thiên văn học tại Viện Công nghệ California, đồng chủ tịch ủy ban chỉ đạo cho biết.
“Khi thay đổi cách lập kế hoạch các dự án không gian theo chiều hướng tham vọng nhất, chúng tôi có thể phát triển một danh sách các sứ mệnh có tầm nhìn rất xa. Ví dụ như tìm kiếm sự sống trên một hành tinh nào đó nằm lân cận thiên hà của chúng ta, khai thác sự phong phú của Vật lý thiên văn thế kỷ 21 qua lăng kính đa màu sắc”, Harrison nói thêm.

Mục tiêu 1

Từ lâu, cuộc sống liên vũ trụ đã là một mục tiêu hấp dẫn với nhiều nhà vật lý thiên văn. Phần lớn hoạt động tìm kiếm cho đến nay được thực hiện bởi Kính viễn vọng Không gian Kepler và Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh (TESS), nơi theo dõi độ sáng của các ngôi sao có giảm xuống khi các hành tinh đi qua trước mặt chúng không. Ngày nay, giới thiên văn học đã phát hiện nhiều hành tinh ngoại nhưng hiếm cái nào trong số đó đủ điều kiện để làm Trái Đất thứ hai.
Nhiệm vụ số 1 của nhân loại trong thập kỷ này: tìm 1 ngôi nhà mới
Cách duy nhất để hiện thực hóa ước mơ trên là phải có tầm nhìn xa hơn hiện tại, thiết lập các kế hoạch dài hạn như việc mở Đài quan sát Rubin hay cung cấp các mẫu đá trên sao Hỏa cho Trái đất. Trong khi NASA có chương trình “Khám phá hướng tới tương lai” (về cơ bản là sử dụng một máy gia tốc trong những nhiệm vụ khoa học) thì Học viện Quốc gia cũng đang thực hiện một khảo sát độc lập, thu thập ý kiến từ hàng trăm sách trắng, tòa thị chính và 13 hội đồng chuyên gia. Công trình đồ sộ này được kỳ vọng là một tài liệu tham khảo có giá trị lớn đối với công tác nghiên cứu của cộng đồng thiên văn và vật lý thiên văn toàn cầu.

Mục tiêu 2

Bên cạnh sức hấp dẫn của việc tìm kiếm những hành tinh có thể sống, báo cáo còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm hiểu các lỗ đen và sao neutron, vì nguồn gốc, sự phát triển và va chạm của chúng vẫn là một trong những hiện tượng vật lý thiên văn bí ẩn nhất vũ trụ. Nếu hiểu được nguyên lý hoạt động của các vật thể dày đặc như vậy, con người có thể bước một chân vào thế giới vật lý hạ nguyên tử, vật lý lý thuyết và thậm chí cả cách hai loại vật thể có thể tương tác với nhau.

Mục tiêu 3

Khám phá sự ra đời và tiến hóa của các thiên hà là một mục tiêu quan trọng khác của báo cáo. Nghiên cứu có thể giúp ta hiểu cách các hỗn hợp nguyên tố khác nhau nhường chỗ cho những thiên hà khác như thế nào, các quan sát bằng kính thiên văn thế hệ tiếp theo sẽ rất quan trọng đối với mục tiêu này. Khảo sát về Di sản Không gian và Thời gian của Đài quan sát Rubin sắp thực hiện tới đây, có khả năng giải quyết những câu hỏi này.
Báo cáo cũng đề cập lý do NASA tạo ra các chương trình và dự án mới, đó là để hoàn thiện công nghệ và thiết lập các đài quan sát hiệu quả cao hơn. Bao gồm một kính viễn vọng không gian lớn hơn cả Hubble, giúp quan sát vật thể trong ánh sáng hồng ngoại, quang học và tia cực tím. Chi phí ước tính là 11 tỷ USD, dự kiến phóng vào nửa đầu năm 2040.
Cũng theo kết quả cuộc khảo sát, Quỹ Khoa học Quốc gia và Bộ Năng lượng nên thành lập một đài quan sát trên mặt đất để nghiên cứu thời kỳ mới sinh của vũ trụ. Ngoài ra, cũng nên thay thế hai đài quan sát vô tuyến hàng đầu bằng các chảo cực lớn của Đài quan sát thiên văn quốc gia, nhạy cảm gấp 10 lần so với các chảo tiền nhiệm.
Các cuộc khảo sát định kỳ 10 năm một lần trước đây đã thành lập nhiều dự án thiên văn mà chúng ta biết và yêu thích ngày nay. Phải kể đến đầu tiên là chuyến du hành không gian đến sao Hỏa và sứ mệnh “Chân trời mới” tới sao Diêm Vương.
Nguồn:
Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top