yesterdaybt85
Pearl
Với bộ ‘đồ nghề’ gần 5000 USD, nhiếp ảnh gia này đã chụp được hình ảnh bề mặt Mặt trời.
Theo PetaPixel, nhà nhiếp ảnh thiên văn Jason Guenzel đã chụp được một trong những hình ảnh mặt trời chi tiết nhất trong nhiều năm kiên trì chụp ảnh vũ trụ của mình. Đó là một bức ảnh tuyệt đẹp. Nó cho thấy bề mặt mặt trời với các đường sức từ dạng xoắn như đám lông của một chú cún lông xù.
Guenzel nói với PetaPixel: “Tôi luôn dành sự quan tâm đến việc nhân loại khám phá vũ trụ. Hơn nữa, chuyên môn của tôi là về kỹ thuật hàng không vũ trụ. Trong những năm gần đây, công nghệ cho phép chụp ảnh thiên văn đã trở nên dễ tiếp cận hơn với những người nghiệp dư. Khoảng 10 năm trước, tôi đã bắt đầu rất khiêm tốn, sau đó từ từ tinh chỉnh các thiết bị và kỹ thuật của mình để cải thiện kết quả”.
Bức ảnh mới của Guenzel xuất hiện sau khi anh dành nhiều sự quan tâm cho Mặt trời trong thời gian gần đây. Anh đã đặt một giàn kính thiên văn chuyên dụng để chụp ảnh Mặt trời. Hệ thống này bao gồm kính thiên văn Explore Scientific AR152 trị giá 980 USD, bộ lọc cắt tia UV/IR Astronomik L1 trị giá 130 USD, thị kính Daystar Quark Chromosphere trị giá 1.200 USD, máy ảnh ASI174MM-Cool 899 USD và giá treo Sky-Watcher EQ6-R Pro trị giá 1.675 USD. Tổng chi phí vào khoảng 4.900 USD.
Guenzel nói: “Việc sử dụng 1 bộ lọc đặc biệt cho phép nhìn thấy được lớp plasma hydro trong khí quyển Mặt trời như thế nào. Nếu không có bộ lọc như vậy, chúng ta không thể nhìn thấy được lớp này. Hình ảnh cho chúng ta thấy cấu trúc xoắn đặc biệt của nó với độ chi tiết cao”.
Chụp ảnh Mặt trời đòi hỏi phải khắc phục các vấn đề do Trái đất gây ra. Trong đó, xếp chồng hình ảnh là một kỹ thuật mà các nhà nhiếp ảnh thiên văn hướng tới.
Guenzel nói: “Chụp ảnh mặt trời là một cuộc chiến liên tục với các điều kiện và hiện tượng mờ do bầu khí quyển của chúng ta gây ra. Đây có lẽ là trở ngại lớn nhất cần phải vượt qua”. Để hạn chế điều này, người ta thường chụp hàng nghìn bức ảnh, sau đó xếp chồng chúng lên với nhau để tạo ra một bức ảnh với độ chi tiết tốt nhất.
Anh nói: “Hình ảnh này bắt đầu từ một video trực tiếp với tốc độ khung hình cao kéo dài khoảng 30 giây. Các khung hình thu được của video được phân loại và chỉ những khung hình tốt nhất được xếp lại với nhau để mang lại chất lượng cao nhất cho bức ảnh cuối cùng”.
Sau khi có được hình ảnh chính, Guenzel đã làm sắc nét nó để tái tạo lại các chi tiết.
Nhiếp ảnh gia này cho biết: “Thông qua công việc xử lý các loại ảnh này, tôi đã phát triển nhiều phương pháp tăng cường độ tương phản khác nhau để hình dung các đường sức từ trong bầu quyển của Mặt trời. Mặc dù kỹ thuật chụp mỗi bức ảnh phần lớn giống nhau, nhưng tôi cho rằng mỗi bức ảnh đều khá độc đáo. Tôi có xu hướng để các chi tiết tự tạo ra giao diện cuối cùng cho bức ảnh.
Trên thực tế, sự kết hợp giữa máy ảnh và bộ lọc tạo ra hình ảnh đơn sắc khác xa bất cứ thứ gì mà mắt người có thể cảm nhận được. Vì vậy, giống như trong nhiều loại hình nhiếp ảnh khác thì mỗi bức ảnh thiên văn cũng được áp dụng các kỹ thuật để làm cho nó trở nên nghệ thuật hơn”.
Khi đưa ra lời khuyên cho các nhiếp ảnh gia đang muốn theo bước chân của mình, Guenzel cảnh báo: “Tôi sẽ rất thiếu sót nếu không đề cập rằng kiểu chụp ảnh này có thể rất nguy hiểm. Đừng bao giờ hướng kính viễn vọng vào Mặt Trời mà không có các biện pháp phòng ngừa thích hợp, biết chính xác cách xử lý năng lượng được thu thập và tập trung. Thiết bị này có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn cho cơ thể, thậm chí gây hỏa hoạn. Nếu vẫn quyết tâm theo đuổi môn nghệ thuật này, hãy tìm ai đó từng có kinh nghiệm để học hỏi từ họ. Các nhà nhiếp ảnh thiên văn rất thích giúp đỡ những người có cùng sở thích”.
Hồi năm 2020, Guenzel đã gây chú ý sau khi anh chụp lại khoảnh khắc trước và sau khi ra đời của một siêu tân tinh.
Nguồn: PetaPixel
Theo PetaPixel, nhà nhiếp ảnh thiên văn Jason Guenzel đã chụp được một trong những hình ảnh mặt trời chi tiết nhất trong nhiều năm kiên trì chụp ảnh vũ trụ của mình. Đó là một bức ảnh tuyệt đẹp. Nó cho thấy bề mặt mặt trời với các đường sức từ dạng xoắn như đám lông của một chú cún lông xù.
Bức ảnh mới của Guenzel xuất hiện sau khi anh dành nhiều sự quan tâm cho Mặt trời trong thời gian gần đây. Anh đã đặt một giàn kính thiên văn chuyên dụng để chụp ảnh Mặt trời. Hệ thống này bao gồm kính thiên văn Explore Scientific AR152 trị giá 980 USD, bộ lọc cắt tia UV/IR Astronomik L1 trị giá 130 USD, thị kính Daystar Quark Chromosphere trị giá 1.200 USD, máy ảnh ASI174MM-Cool 899 USD và giá treo Sky-Watcher EQ6-R Pro trị giá 1.675 USD. Tổng chi phí vào khoảng 4.900 USD.
Guenzel nói: “Việc sử dụng 1 bộ lọc đặc biệt cho phép nhìn thấy được lớp plasma hydro trong khí quyển Mặt trời như thế nào. Nếu không có bộ lọc như vậy, chúng ta không thể nhìn thấy được lớp này. Hình ảnh cho chúng ta thấy cấu trúc xoắn đặc biệt của nó với độ chi tiết cao”.
Chụp ảnh Mặt trời đòi hỏi phải khắc phục các vấn đề do Trái đất gây ra. Trong đó, xếp chồng hình ảnh là một kỹ thuật mà các nhà nhiếp ảnh thiên văn hướng tới.
Guenzel nói: “Chụp ảnh mặt trời là một cuộc chiến liên tục với các điều kiện và hiện tượng mờ do bầu khí quyển của chúng ta gây ra. Đây có lẽ là trở ngại lớn nhất cần phải vượt qua”. Để hạn chế điều này, người ta thường chụp hàng nghìn bức ảnh, sau đó xếp chồng chúng lên với nhau để tạo ra một bức ảnh với độ chi tiết tốt nhất.
Sau khi có được hình ảnh chính, Guenzel đã làm sắc nét nó để tái tạo lại các chi tiết.
Nhiếp ảnh gia này cho biết: “Thông qua công việc xử lý các loại ảnh này, tôi đã phát triển nhiều phương pháp tăng cường độ tương phản khác nhau để hình dung các đường sức từ trong bầu quyển của Mặt trời. Mặc dù kỹ thuật chụp mỗi bức ảnh phần lớn giống nhau, nhưng tôi cho rằng mỗi bức ảnh đều khá độc đáo. Tôi có xu hướng để các chi tiết tự tạo ra giao diện cuối cùng cho bức ảnh.
Trên thực tế, sự kết hợp giữa máy ảnh và bộ lọc tạo ra hình ảnh đơn sắc khác xa bất cứ thứ gì mà mắt người có thể cảm nhận được. Vì vậy, giống như trong nhiều loại hình nhiếp ảnh khác thì mỗi bức ảnh thiên văn cũng được áp dụng các kỹ thuật để làm cho nó trở nên nghệ thuật hơn”.
Khi đưa ra lời khuyên cho các nhiếp ảnh gia đang muốn theo bước chân của mình, Guenzel cảnh báo: “Tôi sẽ rất thiếu sót nếu không đề cập rằng kiểu chụp ảnh này có thể rất nguy hiểm. Đừng bao giờ hướng kính viễn vọng vào Mặt Trời mà không có các biện pháp phòng ngừa thích hợp, biết chính xác cách xử lý năng lượng được thu thập và tập trung. Thiết bị này có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn cho cơ thể, thậm chí gây hỏa hoạn. Nếu vẫn quyết tâm theo đuổi môn nghệ thuật này, hãy tìm ai đó từng có kinh nghiệm để học hỏi từ họ. Các nhà nhiếp ảnh thiên văn rất thích giúp đỡ những người có cùng sở thích”.
Hồi năm 2020, Guenzel đã gây chú ý sau khi anh chụp lại khoảnh khắc trước và sau khi ra đời của một siêu tân tinh.
Nguồn: PetaPixel