Nhiều thanh thiếu niên Nhật Bản thường xuyên cảm thấy cô độc

Một hệ quả của đại dịch nhưng hoàn toàn không liên quan đến virus, đó là trạng thái cảm xúc bị cô lập bắt nguồn từ tình trạng giãn cách xã hội. Làm việc và học tập tại nhà, tránh đám đông và giữ khoảng cách an toàn với thành viên khác trong gia đình,... đã dẫn đến sự cô độc và stress ở nhiều người. Mặc dù hiện tại, các quy định về giãn cách xã hội đã được dỡ bỏ, nhưng mọi thứ dường như chưa trở lại “bình thường” ngay đối với nhiều người. Sự cô đơn vẫn đang ám ảnh họ.
Nhiều thanh thiếu niên Nhật Bản thường xuyên cảm thấy cô độc
Đại dịch và những tác động của nó đã góp phần làm gia tăng cảm xúc cô đơn ở mọi lứa tuổi, nhưng tác động rõ rệt nhất là ở giới trẻ. Một “lát cắt” nhanh về tình trạng xã hội đã được thể hiện qua một cuộc khảo sát của chính phủ, điều tra tình trạng cô đơn và tách biệt của người dân xã hội Nhật Bản, được thực hiện từ tháng 12 đến tháng 1. Phản hồi từ 11.867 nam giới và nữ giới từ 16 tuổi trở lên trên khắp đất nước cho thấy, nhiều người Nhật thường xuyên hoặc luôn cảm thấy bị cô lập, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Cuộc khảo sát đã đưa ra câu hỏi: “Bạn có thường xuyên cảm thấy cô đơn không?” và để những người tham gia tuỳ chọn trả lời “Không bao giờ”, “Hầu như không bao giờ”, “Hiếm khi”, “Đôi khi” “Thường xuyên” hoặc “Luôn luôn”. Có tới 4,5% người được hỏi trả lời “Thường xuyên” hoặc “Luôn luôn”, 14,5% khác trả lời “Đôi khi”, điều này thể hiện một con số đáng lo ngại về tình trạng cô đơn và khép kín khỏi xã hội. Những người ở độ tuổi 20 và 30 là nhóm dễ gặp phải trạng thái cảm xúc này nhất. 7,9% người ở độ tuổi 30 và 7,7% người ở độ tuổi 20 trả lời: “Thường xuyên” hoặc “Luôn luôn”. Để tiện so sánh, những người tham gia càng lớn tuổi thì tỷ lệ này lại càng thấp: 5,6% ở người độ tuổi 40; 4,9% những người ở độ tuổi 50; 3,3% ở độ tuổi 60 và 1,8% những người ở độ tuổi 70, cho rằng mình thường xuyên cô độc.
Nhiều thanh thiếu niên Nhật Bản thường xuyên cảm thấy cô độc
Nhìn tổng thể, tần suất cảm giác cô đơn xuất hiện gần như ngang nhau giữa nam và nữ. 4,9% nam giới và 4,1% phụ nữ cho biết thường xuyên cô đơn. Tuy nhiên, ở độ tuổi 20 và 30, nam giới có vẻ cô đơn nhiều hơn (8,1% và 8,3% ở nam giới so với 6,2 và 7,3% ở nữ giới). Có thể dễ dàng thấy nhất, những người độc thân hoặc đã ly hôn và sống một mình thường gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, còn có thể kể đến những người hiện đang trong cảnh thất nghiệp, phải làm những công việc tạm bợ, gặp vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần... Thu nhập hộ gia đình dường như cũng là một yếu tố dẫn đến tình trạng trên, những người thu nhập thấp có xu hướng cảm thấy cô độc thường xuyên hơn. Khảo sát cũng yêu cầu những người tham gia đánh giá mức độ tương tác của họ với người xung quanh và tỷ lệ khá cao những người được hỏi cho biết họ rất ít tương tác, cả trực tiếp hay thông qua những công cụ trò chuyện. Những người sống tách biệt với bạn bè và gia đình, 11,7% nói rằng họ không hề trò chuyện trực tiếp. Điều này rõ ràng đã trở nên tồi tệ hơn bởi đại dịch. 67,6% số người nói rằng tần suất họ trực tiếp tương tác và giao tiếp với mọi người đã giảm xuống.
Nhiều thanh thiếu niên Nhật Bản thường xuyên cảm thấy cô độc
Kết quả hơi đáng ngạc nhiên vì cô đơn hay tách biệt thường được cho là những vấn đề liên quan chủ yếu đến người cao tuổi, nhưng theo kết quả của cuộc khảo sát này, quan niệm đó dường như không còn chính xác. Thật không may, bởi vì mặc dù tỷ lệ ***** đã giảm phần nào đó khi bắt đầu đại dịch, nhưng ***** vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở giới trẻ Nhật Bản, mà sự cô độc lại là nguyên nhân chính. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng, đại dịch sẽ không dẫn đến sự cô lập vĩnh viễn ở những thanh niên trẻ tuổi. Khi mọi thứ được cải thiện, ngày càng nhiều người sẽ bắt đầu tìm kiếm và tái tạo lại những mối quan hệ xã hội, dần lấy lại giao tiếp với thế giới bên ngoài. >>> Lí do bạn cảm thấy mình không hạnh phúc. Nguồn: SoraNews24
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top