Những hãng xe Trung Quốc sắp mở bán ở Việt Nam

Nửa cuối 2024, các hãng như GAC, Aion, Chery (Omoda, Jaecoo), BYD sẽ bán các sản phẩm đầu tiên, gồm cả xe xăng và thuần điện cho khách Việt.


Sau những cái tên như Wuling, Hongqi, Haima, Haval, làn sóng xe Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam tiếp nối với hàng loạt thương hiệu khác như GAC, Aion, Omoda, Jaecoo và BYD. Những mẫu xe đầu tiên của năm hãng này dự kiến có mặt trên thị trường vào hai quý cuối 2024.

BYD

Hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc và dẫn đầu doanh số trên toàn cầu 2023 đang hoàn tất các công đoạn chuẩn bị cuối cùng để bắt đầu kinh doanh xe từ tháng 6. BYD Atto 3, Dolphin và Seal là những mẫu xe dự kiến được bán sớm nhất. Sau đó đến tháng 10, Han, Tang và Song sẽ được giới thiệu.
1717288187122.png

Mẫu Atto 3 tại trụ sở của BYD ở Trung Quốc. Ảnh: Đức Huy
BYD Atto 3 là một chiếc crossover cỡ B+, Seal định vị là chiếc sedan cỡ D. Còn Dolphin mang dáng dấp và kích thước của một chiếc hatchback 5 cửa cỡ B.

Trong số các dòng sedan, BYD Han là sản phẩm cao cấp nhất, nằm ở cỡ E, tức lớn hơn các mẫu xe xăng như Toyota Camry, Honda Accord. Hai mẫu xe còn lại của BYD là Tang, cạnh tranh với các mẫu SUV cỡ D, và Song, chiếc crossover phong cách fastback cỡ E.

Tất cả xe BYD bán tại Việt Nam đều ở dạng nhập khẩu. Hãng chưa nói rõ thị trường nhập những mẫu xe này.

Omoda, Jaecoo

Hai thương hiệu thuộc hãng mẹ Chery là Omoda và Jaecoo sẽ bán các sản phẩm đầu tiên từ quý III tới. Trong đó, Omoda C5 và E5 ra mắt sớm nhất. Đến quý IV, Jaecoo 7 và 7 PHEV trình làng.

Omoda C5 là chiếc crossover cỡ C, cạnh tranh với các đối thủ quen thuộc trên thị trường như Hyundai Tucson, Mazda CX-5... Trong khi đó E5 là bản thuần điện của C5.
1717288150862.png

Mẫu Jaecoo 7 xuất hiện tại Việt Nam hồi tháng 4/2024. Ảnh: Lương Dũng
Jaecoo 7 tham gia nhóm xe crossover cỡ B+, nơi Toyota Corolla Cross đang thống trị doanh số. Phiên bản hybrid của mẫu này, Jaecoo 7 PHEV là một lựa chọn khác cho khách hàng tại Việt Nam.

Khác với các hãng đồng hương thuần bán xe nhập khẩu, Chery bắt tay với công ty tại Việt Nam - Geleximco - xây dựng nhà máy lắp ráp xe ở Thái Bình với tổng vốn đầu tư khoảng 800 triệu USD. Nhà máy khởi công trong quý III và hoàn thành giai đoạn một dự kiến vào quý I/2026. Sau khi hoàn thành giai đoạn một, công suất nhà máy khoảng 50.000 xe mỗi năm. Công suất tối đa của nhà máy khoảng 200.000 xe/năm.

Trong quá trình xây dựng nhà máy, những mẫu xe mà Omoda & Jaecoo đưa về Việt Nam được nhập khẩu chính hãng từ Indonesia.

GAC

Tập đoàn Tan Chong (Malaysia) nắm quyền phân phối các sản phẩm chạy xăng của GAC tại Việt Nam. Đơn vị này cho biết đang hoàn thiện từng bước để có thể giới thiệu xe sớm nhất vào quý III, quý IV tới. GAC xác nhận tham gia triển lãm Ôtô Việt Nam (VMS) vào tháng 10 tới ở TP HCM.
1717288105553.png

Một mẫu GS3 Enzoom tại Malaysia. Ảnh: DS&F
Hiện GAC chưa nói rõ sẽ bán mẫu xe nào trước tiên. Dải sản phẩm của GAC tại Trung Quốc có 4 dòng sedan, gồm Empow, Ga4, Ga6, Ga8. Bên cạnh đó là 5 dòng SUV, gồm GS3, GS4, GS5, GS8, Emkoo, 4 dòng MPV, gồm GN6, GN8, M6 Pro và M8.

Trong số những mẫu xe kể trên, dòng crossover cỡ B, GS3 Enzoom (biến thể phong cách thể thao của dòng GS3) có khả năng mở bán sớm nhất tại Việt Nam.

Aion

Aion là thương hiệu thuần điện trực thuộc hãng mẹ GAC. Khác với GAC được phân phối bởi Tan Chong, quyền nhập khẩu và phân phối xe Aion thuộc về Harmony Group (Trung Quốc). Hiện một showroom của Aion đã đi vào hoạt động tại TP HCM.
1717288122950.png

Y Plus lăn bánh tại Malaysia. Ảnh: Wapcar
Trong số các mẫu xe mở bán sớm nhất của Aion, Y Plus dẫn đầu danh sách. Aion Y Plus là một chiếc xe hòa trộn giữa kiểu dáng hatchback, crossover và MPV. Kích thước của xe lớn so với VinFast VF 6 ngoại trừ khoảng sáng gầm thấp hơn (150 mm so với 170 mm).

Mẫu xe thứ hai của Aion có thể diện kiến khách Việt trong 2024 là Aion ES định vị phân khúc sedan cỡ D. Hiện đơn vị phân phối chưa nói rõ các sản phẩm của Aion bán tại Việt Nam nhập khẩu từ đâu.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top