VNR Content
Pearl
Có một sự thật hiển nhiên rằng chỉ khi nào trời bắt đầu đổ mưa, bạn mới phải dùng đến các loại trang phục chống thấm nước, vì thế nếu thỉnh thoảng bạn cao hứng giặt chúng một lần cũng chẳng có gì đáng xấu hổ. Áo đi mưa của bạn dù có chống nước được tốt như thế nào đi nữa thì cũng sẽ hoạt động kém dần theo thời gian. Hiện tượng này được gọi là “thấm ướt”.
Giả sử bạn đi dưới mưa, nếu nước mưa thấm vào lớp bên ngoài áo khoác chống thấm nước của bạn (do những tác nhân như bụi bẩn, dầu từ da, kem chống nắng và các chất gây ô nhiễm khác) thay vì lấm tấm kết thành từng hạt rồi trôi đi, lúc này rất có thể lớp thoáng khí của áo đã ngừng hoạt động và hệ thống chống thấm nước đã bị xâm phạm. Áo đi mưa của bạn cần được mang đi giặt ngay lập tức, vậy nhưng việc làm này không dễ như bạn tưởng đâu.
Đã đến lúc giặt áo mưa rồi!
Nếu bạn có một chiếc áo mưa thật sự bẩn, hãy đổ đầy nước vào một chậu rửa, rồi cho thêm nửa cốc baking soda. Bạn ngâm chiếc áo cứng đầu đó vào hỗn hợp trên trong khoảng một giờ, sau đó giặt sạch và mang đi phơi khô.
Chất tẩy rửa gia dụng thường để lại dư lượng trên lớp bề mặt trơn bóng của đồ đi mưa, điều này thực sự có thể dẫn đến hiện tượng “thấm ướt”; vậy nên trước khi có ý định tống áo mưa vào máy giặt, bạn cần chắc chắn rằng đã làm sạch mọi chất tẩy rửa còn sót lại trong bộ phận cung cấp bên trong máy. Sau đó, đừng tiếc chút thời gian đọc kỹ nhãn hướng dẫn đính kèm trên áo để biết chính xác quy cách giặt đúng chuẩn, nhưng hãy nhớ rằng bạn có thể cần đến một loại chất tẩy rửa chuyên dụng cho đồ chống thấm nước.
Mặc dù các hãng áo mưa quảng cáo rằng sản phẩm của mình có thể an toàn khi sử dụng với các chất tẩy rửa thông dụng, nhưng đừng tin! Thay vào đó, hãy chọn một loại chất tẩy rửa được sản xuất cho các chất liệu “mỏng manh” không chứa chất tẩy trắng trong thành phần, và phải tránh hoàn toàn chất làm mềm vải.
Việc đọc kỹ hướng dẫn chăm sóc trang phục và hướng dẫn sử dụng loại chất tẩy rửa bạn chọn có vai trò rất quan trọng, nhưng hầu hết nhà sản xuất dường như xem nhẹ việc này, chỉ khuyên chung chung là hãy treo quần áo lên cho khô mà không hề quan tâm đến điều gì khác! Ngoài ra, bạn nên loại bỏ bất kỳ chất tẩy rửa nào còn sót lại trong máy giặt từ các lần sử dụng trước đó; hãy thận trọng và chỉ giặt khoảng hai món đồ đi mưa cỡ trung cùng một lúc.
Một số loại chất tẩy rửa áo mưa nổi tiếng
Nếu áo khoác đi mưa của bạn có lớp lót, khi đó bạn bắt buộc phải sử dụng DWR dạng xịt. Hãy treo quần áo ướt lên rồi tiến hành phun xịt bằng tay; đặc biệt cần lưu ý đến những khu vực mà lớp phủ chống thấm nước trên trang phục có xu hướng thường xuyên bị chà xát (như phần lưng vai, khuỷu tay, cổ tay). Lưu ý làm ướt hoàn toàn, và kiểm tra lại kỹ càng để đảm bảo bạn không để sót phần nào bị khô trên trang phục.
Và, dù cho bạn có mục đích chống thấm nước cho áo khoác đi mưa hay không, bạn vẫn không nên cho nó vào máy sấy; thay vào đó, hãy treo nó lên và để cho tự khô với thời gian dự kiến mất khoảng 24 giờ.
Tham khảo: LifeHacker
>> Người đàn ông bị ám ảnh bởi áo mưa phụ nữ, trộm 360 chiếc áo mưa trong 13 năm
Giả sử bạn đi dưới mưa, nếu nước mưa thấm vào lớp bên ngoài áo khoác chống thấm nước của bạn (do những tác nhân như bụi bẩn, dầu từ da, kem chống nắng và các chất gây ô nhiễm khác) thay vì lấm tấm kết thành từng hạt rồi trôi đi, lúc này rất có thể lớp thoáng khí của áo đã ngừng hoạt động và hệ thống chống thấm nước đã bị xâm phạm. Áo đi mưa của bạn cần được mang đi giặt ngay lập tức, vậy nhưng việc làm này không dễ như bạn tưởng đâu.
Cách giặt áo quần mưa
Đầu tiên, bạn cần xác định toàn bộ vị trí bụi bẩn có thể nhìn thấy rõ bám vào bên ngoài lớp bề mặt láng mịn của áo đi mưa; những vết bẩn loại này hoàn toàn dễ loại bỏ, chỉ cần quét nó đi hoặc lau bằng khăn giấy ẩm là được. Nếu áo của bạn bằng nhựa (rất thường thấy ở các sản phẩm cho trẻ em), bạn có thể sử dụng miếng bọt biển xà phòng. Việc đánh bay những vết bẩn đơn giản này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để tập trung vào những công đoạn phức tạp hơn tiếp theo. Sau đó, hãy kéo khóa tất cả các túi, buộc chặt tất cả các chỗ hở trên trang phục của bạn, rồi tiến hành giặt sạch bụi bẩn.Nếu bạn có một chiếc áo mưa thật sự bẩn, hãy đổ đầy nước vào một chậu rửa, rồi cho thêm nửa cốc baking soda. Bạn ngâm chiếc áo cứng đầu đó vào hỗn hợp trên trong khoảng một giờ, sau đó giặt sạch và mang đi phơi khô.
Chất tẩy rửa gia dụng thường để lại dư lượng trên lớp bề mặt trơn bóng của đồ đi mưa, điều này thực sự có thể dẫn đến hiện tượng “thấm ướt”; vậy nên trước khi có ý định tống áo mưa vào máy giặt, bạn cần chắc chắn rằng đã làm sạch mọi chất tẩy rửa còn sót lại trong bộ phận cung cấp bên trong máy. Sau đó, đừng tiếc chút thời gian đọc kỹ nhãn hướng dẫn đính kèm trên áo để biết chính xác quy cách giặt đúng chuẩn, nhưng hãy nhớ rằng bạn có thể cần đến một loại chất tẩy rửa chuyên dụng cho đồ chống thấm nước.
Mặc dù các hãng áo mưa quảng cáo rằng sản phẩm của mình có thể an toàn khi sử dụng với các chất tẩy rửa thông dụng, nhưng đừng tin! Thay vào đó, hãy chọn một loại chất tẩy rửa được sản xuất cho các chất liệu “mỏng manh” không chứa chất tẩy trắng trong thành phần, và phải tránh hoàn toàn chất làm mềm vải.
Việc đọc kỹ hướng dẫn chăm sóc trang phục và hướng dẫn sử dụng loại chất tẩy rửa bạn chọn có vai trò rất quan trọng, nhưng hầu hết nhà sản xuất dường như xem nhẹ việc này, chỉ khuyên chung chung là hãy treo quần áo lên cho khô mà không hề quan tâm đến điều gì khác! Ngoài ra, bạn nên loại bỏ bất kỳ chất tẩy rửa nào còn sót lại trong máy giặt từ các lần sử dụng trước đó; hãy thận trọng và chỉ giặt khoảng hai món đồ đi mưa cỡ trung cùng một lúc.
Cách phục hồi khả năng chống thấm nước của đồ đi mưa
Có lẽ bước quan trọng và được quan tâm nhất khi giặt áo quần mưa đó là làm thế nào để cho chúng không thấm nước trở lại. Không phải lúc nào bạn cũng cần làm vậy, đặc biệt khi áo quần mưa của bạn đã ngừng bị thấm ướt sau quá trình giặt đơn giản; nhưng nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu cho thấy áo quần mưa không thể hoàn toàn trở lại trạng thái chống thấm nước, hoặc đơn giản là thấy cần thiết, đừng lo, rất dễ dàng đối phó với vấn đề này. Hãy tìm các sản phẩm DWR - chống thấm nước bền bỉ - hiện được bán khá nhiều tại các shop đồ phượt. Lưu ý là hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé.Nếu áo khoác đi mưa của bạn có lớp lót, khi đó bạn bắt buộc phải sử dụng DWR dạng xịt. Hãy treo quần áo ướt lên rồi tiến hành phun xịt bằng tay; đặc biệt cần lưu ý đến những khu vực mà lớp phủ chống thấm nước trên trang phục có xu hướng thường xuyên bị chà xát (như phần lưng vai, khuỷu tay, cổ tay). Lưu ý làm ướt hoàn toàn, và kiểm tra lại kỹ càng để đảm bảo bạn không để sót phần nào bị khô trên trang phục.
Và, dù cho bạn có mục đích chống thấm nước cho áo khoác đi mưa hay không, bạn vẫn không nên cho nó vào máy sấy; thay vào đó, hãy treo nó lên và để cho tự khô với thời gian dự kiến mất khoảng 24 giờ.
Tham khảo: LifeHacker
>> Người đàn ông bị ám ảnh bởi áo mưa phụ nữ, trộm 360 chiếc áo mưa trong 13 năm