thuha19051234
Pearl
Một con Edmontosaurus (Chi khủng long mỏ vịt, ăn thực vật) trưởng thành có thể dài hơn 5 mét, chúng không biết gì về số phận của mình khi gặm cỏ trong một khu rừng, có thể ngay sau đó là một cuộc tấn công từ những con khủng long lớn hơn. Khủng long Edmontosaurus thường dựa vào bóng râm của khu rừng để được che chở, bên cạnh đàn khủng long nhỏ là những loài động vật ăn cỏ đang dừng lại để làm dịu những vết bỏng rát của chúng.
Khi đang kiếm ăn trong khu rừng rậm rạp, chú Edmontosaurus có thể có cảm giác ngứa ra khủng khiếp giữa các ngón chân và dọc theo 2 bên sườn có vảy của nó, sự khó chịu lặp đi lặp lại trong cơ thể chú khủng long nhỏ, điều này là do loài chấy rận sống ký sinh trên cơ thể chúng gây ra mà chúng không hề bay biết. Một cây sồi có thể sẽ giúp ích cho chúng trong hoàn cảnh này. Những thân cây mọc thấp xuống đất tạo ra hàng loạt trụ cào to như gân guốc, mỗi trụ được bao bọc trong một lớp vỏ cây thô ráp. Con khủng long nghiêng chiếc đuôi dày và to về phía sau, từ từ bước tới và cọ xát vào những thân cây xù xì, ma sát khiến lớp vảy như đá cuội bao phủ cơ thể nó nhẹ nhõm và thoải mái ngay lập tức.
Đó là là những gì mà loài khủng long trước khi tuyệt chủng phải trải qua hằng ngày trong cuộc sống bình thường của chúng. Chúng phải đối mặt với cả những kẻ săn mồi lớn hơn và cả những kẻ "ăn thịt" sống ngay trên cơ thể của chúng.
Răng của Edmontosaurs là một điểm đặc biệt khác. Từng chiếc răng mới mọc giống như hình kim cương. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng sẽ bị mài mòn và bắt đầu phát triển khả năng phòng thủ. Những chiếc răng tạo nên những chiếc máy mài phẳng tuyệt vời hoạt động giống như những chiếc răng hàm lớn có thể nghiền nát bất cứ thứ gì. Thậm chí, trong những giai đoạn trải dài, khủng long có thể gặm những khúc gỗ thối để lấy chất xơ hằng ngày, kết hợp với ít nấm và côn trùng để bổ sung một ít protein vào hỗn hợp.
Nhưng răng của chúng cũng chỉ là một phần trong bộ máy tiêu hóa ấn tượng của chúng. Xương sọ của loài khủng long này còn được cấu tạo để giúp uốn dẻo phần đầu sọ. Chúng không bị khóa cố định phần hộp sọ, khi hàm dưới tham gia vào việc nhai thức ăn, xương sọ sẽ giữ răng trên có thể uốn ra, mài các chất thực vật vào răng của chúng. Những chiếc răng này sẽ trở lại vị trí nghỉ khi hàm mở ra trở lại, sẵn sàng cho những đợt làm việc "răng rắc" tiếp theo. Theo các nhà khoa học, đó là một thiết lập giải phẫu cực kỳ ấn tượng. Hình tượng uy nghiêm của loài Edmontosaurus thể hiện bởi một mái vòm nhỏ và mỏng bằng thịt trên đỉnh đầu, giúp các thành viên trong đàn nhận biết nhau. Đó là thứ khiến loài khủng long này hấp dẫn hơn.
Những con khủng long con phát ra một tín hiệu hài lòng khi nó đi xuống bằng 4 chân, 2 chi trước của nó như được bọc bởi một lớp găng tay bằng da thịt quanh bàn tay, còn chi sau rất lớn, di chuyển bằng ba ngón chân. Mặc dù Edmontosaurus đủ lớn để tránh hàm của những kẻ săn mồi nhỏ hơn như Acheroraptor - và thậm chí có thể xua đuổi chúng bằng một cú vung đuôi cơ bắp của mình - nhưng nó vẫn là thức ăn ngon miệng hằng ngày cho một con T. rex lớn hơn.
Vẻ ngoài mạnh mẽ với hàm răng sắc nhọn và đôi mắt quan sát trong bóng râm của khu rừng đã khiến Edmontosaurus vô tình định hình lại môi trường xung quanh chúng. Trong "tâm trạng" sợ hãi, chúng vạch ra những ranh giới khi di chuyển theo bầy đàn. Một con Edmontosaurus đơn độc sẽ không có bất kỳ sự phòng thủ hiệu quả nào. Những con khủng long này không có sừng của Triceratops hoặc lớp sừng cứng được gắn trên da của Ankylosauru. Một con khủng long trưởng thành có thể dùng chân đá, vung đuôi và khua khoắng nếu bị tấn công, nhưng khi đó thiệt hại có thể quá thảm khốc để có thể sống sót. Đến tuổi trưởng thành, mỗi con Edmontosaurus đều có thể từng chứng kiến tai nạn thảm khốc xảy ra - một cú lao xuống đột ngột từ bìa rừng, một vệt mờ của những chiếc hàm lớn nhô ra từ bóng tối để nghiền nát và tiêu thụ chúng trong tích tắc.
Edmontosaurus luôn cảnh giác với những khu vực bìa rừng. Những thân cây có thể đang che giấu một con khủng long bạo chúa đang rình rập chúng, nhưng chỉ với một vài âm thanh nhỏ hay tiếng kêu của một con chim báo động cũng đưa ra những cảnh báo cho chúng. Những đồng cỏ rộng và những vùng ngập nước sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn cho đàn Edmontosaurus. Đây là nơi mà khi có loài T. rex xuất hiện, Edmontosaurus có thể nhận thấy dễ dàng hơn, chúng sẽ có nhiều thời gian để tạo lợi thế trong một cuộc đụng độ tàn khốc sắp đến.
Một con khủng long bạo chúa trưởng thành không thể di chuyển nhanh. Chúng thường đi dạo một cách chậm chạp, còn nếu tình hình gấp gáp, nó có thể chạy với tốc độ lên đến 15 dặm một giờ. Tuy nhiên, chúng không tiến hóa để đuổi theo con mồi, cho nên không cần phải chạy nhanh. Thay vào đó, T.rex — giống như những con khủng long bạo chúa lớn khác trước đó - thường săn mồi bằng cách phục kích, đợi đến đúng thời điểm, chúng sẽ dùng sức mạnh của đôi chân tấn công vào một con khủng long lớn. Nếu bắt trượt và con mồi thoát được, hoặc nếu bị phát hiện trước thời điểm quan trọng này, cuộc săn sẽ kết thúc và chúng sẽ chạy đi.
Đương nhiên là không phải lúc nào Edmontosaurus cũng thoát được loài T.rex. Một trong số chúng có thể bị bắt lại, đặc biệt là khi chúng phải băng qua những khoảnh rừng để đến khu vực ưa thích của mình. Giống như những loài ăn thịt ở bất kỳ thời đại nào, khủng long bạo chúa sẽ nhắm mục tiêu vào những con Edmontosaurus già yếu, bệnh tật hoặc còn non, bỏ qua những con trưởng thành khỏe mạnh. Không có vũ khí nào trên thân thể Edmontosaurus có thể giết chết một con khủng long bạo chúa, ngược lại những con khủng long bạo chúa có thể tung ra những cú đá mạnh mẽ có thể làm gãy xương kẻ thù.
T. rex thường cố gắng chọn lọc những con trẻ khỏe, tạo ra áp lực tiến hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác để chúng lớn lên nhanh hơn. Edmontosaurus cũng có cuộc "chạy đua" về kích thước cơ thể để hạn chế được khả năng bị động vật ăn thịt nhắm tới. Phần lớn những chú Edmontosaurs có thể sống sót qua năm đầu tiên, cơ hội sống sót của chúng sẽ tăng đều đặn cho đến khi chúng về già và các khớp xương trên người của chúng bắt đầu kêu răng rắc do viêm khớp.
Trong khi nhìn lớp da của khủng long nhìn chung rất cứng và rất tốt để tránh trầy xước hay những vết bầm tím do va chạm khi đi lang thang trong rừng, thì những mảng da này cũng tạo ra nếp gấp và vết lõm nơi các chi tiếp xúc với cơ thể và dọc theo cổ, tạo ra những môi trường vừa tối vừa nóng, là nơi sinh sống thoải mái cho chấy rận và các loài động vật chân đốt khác, những ký sinh trùng đơn độc gặm nhấm lớp bì của khủng long cho đến khi chúng phá vỡ lớp da và hút máu của nó qua lớp mao mạch. Tất cả những bữa ăn "xương máu" này lại tiếp thêm sức mạnh cho loài côn trùng ký sinh tồn tại, phát triển để nối tiếp cho các thế hệ sau nữa. Do các hình thức tiếp xúc da kề da khác giữa các loài Edmontosaurs khi chúng di chuyển, chấy có rất nhiều cơ hội để lây lan.
Đối với những con trưởng thành, chấy rận chủ yếu gây ra sự khó chịu, những con côn trùng gây ngứa và những vết loét trên da, nhưng loài Edmontosaurs chấp nhận thực tế đó của cuộc sống như là "ánh mặt trời ở trên đầu" chúng vậy. Tuy nhiên, những con khủng long nhỏ hơn có thể bị chấy tấn công nhiều do miễn dịch của chúng còn yếu, sức lực chúng bỏ ra để chống lại loài bọ khó chịu này có thể sẽ kìm hãm sự phát triển của các thành viên nhỏ trong đàn khủng long. Cách xử lý duy nhất của chúng là dùng cây cối để cào, lăn trên bùn đất hoặc thời tiết lạnh để giết chết một số con rận.
Nếu không có Edmontosaurus hoặc Triceratops, nhiều khả năng Hell Creek sẽ chỉ là rừng. Những cây non sẽ cạnh tranh với nhau về không gian và ánh sáng mặt trời, nhưng các cây gỗ kỷ Phấn trắng sẽ phát triển dày hơn với số lượng lớn hơn các cây non. Tuy vậy, những động vật ăn cỏ luôn đói khát nên chúng sẽ ăn và nhổ nhiều cây thấp và cây non, hạn chế cơ hội hình thành và phát triển của chúng. Chính những con Edmontosaurus đang dọn cỏ một cách hiệu quả cho khu vườn trong kỷ Phấn trắng, duy trì không gian mở mà chúng thích. Ngoài ra, sự di chuyển lặp đi lặp lại của những con khủng long này đã tạo ra nhiều con đường mòn trong những khu vực, đồng thời dần dần làm cho đất lún xuống. Sau đó, những phần đất lún trở thành vũng nước, trở thành ao, làm thay đổi môi trường sống thông qua những thói quen của loài khủng long.
Một ngày bình yên của loài khủng long là khi chúng vừa khịt mũi vừa gặm cỏ, không có tiếng rít của động vật ăn thịt trong không khí, không có mùi hôi thối của xác động vật ăn thịt để khiến chúng trở nên cảnh giác. Chúng không hề bị quấy rầy bởi bất cứ điều gì khác, không hề có cảm giác diệt vong sắp xảy ra. Gió nhẹ thoáng qua, không có những đám mây tối, không có tiếng sấm hay bất cứ tia chớp nào. Nhưng cách đó hơn 2 nghìn dặm, chúng không biết rằng đang có một thiên thạch có chiều ngang hơn bảy dặm vừa va vào Trái đất. Sau đó, bạn biết rồi đấy, hậu quả của vụ van chạm sẽ quét sạch khoảng 75% tất cả các loài trên hành tinh, đó chính là cách khởi đầu ngày tận thế.
>>> Bí ẩn hành tinh thứ 9 hệ Mặt Trời.
Nguồn Smithsonianmag
Khi đang kiếm ăn trong khu rừng rậm rạp, chú Edmontosaurus có thể có cảm giác ngứa ra khủng khiếp giữa các ngón chân và dọc theo 2 bên sườn có vảy của nó, sự khó chịu lặp đi lặp lại trong cơ thể chú khủng long nhỏ, điều này là do loài chấy rận sống ký sinh trên cơ thể chúng gây ra mà chúng không hề bay biết. Một cây sồi có thể sẽ giúp ích cho chúng trong hoàn cảnh này. Những thân cây mọc thấp xuống đất tạo ra hàng loạt trụ cào to như gân guốc, mỗi trụ được bao bọc trong một lớp vỏ cây thô ráp. Con khủng long nghiêng chiếc đuôi dày và to về phía sau, từ từ bước tới và cọ xát vào những thân cây xù xì, ma sát khiến lớp vảy như đá cuội bao phủ cơ thể nó nhẹ nhõm và thoải mái ngay lập tức.
Đó là là những gì mà loài khủng long trước khi tuyệt chủng phải trải qua hằng ngày trong cuộc sống bình thường của chúng. Chúng phải đối mặt với cả những kẻ săn mồi lớn hơn và cả những kẻ "ăn thịt" sống ngay trên cơ thể của chúng.
Edmontosaurs có cấu tạo cơ thể đặc biệt giúp chúng thích nghi tốt để ăn thực vật
Edmontosaurs là loài động vật ăn cỏ rất phàm ăn. Chúng sử dụng cái mỏ vịt và răng phối hợp với nhau để phá bỏ cả những thảm thực vật nguyên sơ nhất. Mõm dài của khủng long có hình vuông, mỏ có gờ nhô xuống - hình dạng này có thể làm cho chúng thích nghi nhanh chóng với việc nhổ nhiều cây cối ở vùng trũng. Nó sẽ hạ cái miệng dài, mõm vuông của chúng xuống đất để gặm cỏ, những con đói sẽ nhai ngấu nghiến bất cứ thực vật nào ngoạn được.Nhưng răng của chúng cũng chỉ là một phần trong bộ máy tiêu hóa ấn tượng của chúng. Xương sọ của loài khủng long này còn được cấu tạo để giúp uốn dẻo phần đầu sọ. Chúng không bị khóa cố định phần hộp sọ, khi hàm dưới tham gia vào việc nhai thức ăn, xương sọ sẽ giữ răng trên có thể uốn ra, mài các chất thực vật vào răng của chúng. Những chiếc răng này sẽ trở lại vị trí nghỉ khi hàm mở ra trở lại, sẵn sàng cho những đợt làm việc "răng rắc" tiếp theo. Theo các nhà khoa học, đó là một thiết lập giải phẫu cực kỳ ấn tượng. Hình tượng uy nghiêm của loài Edmontosaurus thể hiện bởi một mái vòm nhỏ và mỏng bằng thịt trên đỉnh đầu, giúp các thành viên trong đàn nhận biết nhau. Đó là thứ khiến loài khủng long này hấp dẫn hơn.
Edmontosaurus là con mồi của những con T.rex lớn hơn
Vỏ của cây sồi và những cây xung quanh - cây sung, cây ******, cây nguyệt quế - đã được đánh bóng, chà xát và vỡ ra, bởi những con khủng long đang cần sự trợ giúp kịp thời. Bên cạnh đó, nhựa cây Gooey rỉ ra, thu hút những con ruồi nhỏ và các động vật không xương sống kém may mắn khác trước khi cứng lại thành nhựa. Một ngày nào đó, có lẽ những quả cầu này sẽ có màu hổ phách còn hiện tại, chúng chỉ là một mớ hỗn độn và một dấu tích để lại bởi những loài động vật ăn cỏ. Nhiều thế hệ khủng long đã đánh dấu địa phận khu rừng theo cách này, mỗi vết xước trên thân cây sẽ dẫn đàn Edmontosaurus đến được những điểm đến ưa thích của chúng.Những con khủng long con phát ra một tín hiệu hài lòng khi nó đi xuống bằng 4 chân, 2 chi trước của nó như được bọc bởi một lớp găng tay bằng da thịt quanh bàn tay, còn chi sau rất lớn, di chuyển bằng ba ngón chân. Mặc dù Edmontosaurus đủ lớn để tránh hàm của những kẻ săn mồi nhỏ hơn như Acheroraptor - và thậm chí có thể xua đuổi chúng bằng một cú vung đuôi cơ bắp của mình - nhưng nó vẫn là thức ăn ngon miệng hằng ngày cho một con T. rex lớn hơn.
Vẻ ngoài mạnh mẽ với hàm răng sắc nhọn và đôi mắt quan sát trong bóng râm của khu rừng đã khiến Edmontosaurus vô tình định hình lại môi trường xung quanh chúng. Trong "tâm trạng" sợ hãi, chúng vạch ra những ranh giới khi di chuyển theo bầy đàn. Một con Edmontosaurus đơn độc sẽ không có bất kỳ sự phòng thủ hiệu quả nào. Những con khủng long này không có sừng của Triceratops hoặc lớp sừng cứng được gắn trên da của Ankylosauru. Một con khủng long trưởng thành có thể dùng chân đá, vung đuôi và khua khoắng nếu bị tấn công, nhưng khi đó thiệt hại có thể quá thảm khốc để có thể sống sót. Đến tuổi trưởng thành, mỗi con Edmontosaurus đều có thể từng chứng kiến tai nạn thảm khốc xảy ra - một cú lao xuống đột ngột từ bìa rừng, một vệt mờ của những chiếc hàm lớn nhô ra từ bóng tối để nghiền nát và tiêu thụ chúng trong tích tắc.
Edmontosaurus luôn cảnh giác với những khu vực bìa rừng. Những thân cây có thể đang che giấu một con khủng long bạo chúa đang rình rập chúng, nhưng chỉ với một vài âm thanh nhỏ hay tiếng kêu của một con chim báo động cũng đưa ra những cảnh báo cho chúng. Những đồng cỏ rộng và những vùng ngập nước sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn cho đàn Edmontosaurus. Đây là nơi mà khi có loài T. rex xuất hiện, Edmontosaurus có thể nhận thấy dễ dàng hơn, chúng sẽ có nhiều thời gian để tạo lợi thế trong một cuộc đụng độ tàn khốc sắp đến.
Edmontosaurus cũng có chiến lược "phòng thủ" riêng
Trải qua hàng triệu năm, những loài khủng long này đã cùng tồn tại, chiến lược săn mồi của T.rex đã hình thành nên các thuộc tính của Edmontosaurus. Những con khủng long trưởng thành có thể di chuyển bằng 2 chân sau và chạy nhanh với tốc độ 45 km/giờ, đó chưa phải là kỷ lục tốc độ của loài khủng long nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ để chúng thoát thân trong những tình huống khẩn cấp. Nếu một con Edmontosaurus trong đàn phát hiện ra một con khủng long bạo chúa và bấm còi báo động, thì cả đàn sẽ đứng thẳng và lao vào, và chúng muốn cố gắng để con khủng long bạo chúa không có bữa ăn dễ dàng như vậy.Đương nhiên là không phải lúc nào Edmontosaurus cũng thoát được loài T.rex. Một trong số chúng có thể bị bắt lại, đặc biệt là khi chúng phải băng qua những khoảnh rừng để đến khu vực ưa thích của mình. Giống như những loài ăn thịt ở bất kỳ thời đại nào, khủng long bạo chúa sẽ nhắm mục tiêu vào những con Edmontosaurus già yếu, bệnh tật hoặc còn non, bỏ qua những con trưởng thành khỏe mạnh. Không có vũ khí nào trên thân thể Edmontosaurus có thể giết chết một con khủng long bạo chúa, ngược lại những con khủng long bạo chúa có thể tung ra những cú đá mạnh mẽ có thể làm gãy xương kẻ thù.
T. rex thường cố gắng chọn lọc những con trẻ khỏe, tạo ra áp lực tiến hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác để chúng lớn lên nhanh hơn. Edmontosaurus cũng có cuộc "chạy đua" về kích thước cơ thể để hạn chế được khả năng bị động vật ăn thịt nhắm tới. Phần lớn những chú Edmontosaurs có thể sống sót qua năm đầu tiên, cơ hội sống sót của chúng sẽ tăng đều đặn cho đến khi chúng về già và các khớp xương trên người của chúng bắt đầu kêu răng rắc do viêm khớp.
Edmontosaurus còn bị tấn công bởi cả loài... chấy rận
Kể cả những môi trường sống tưởng chừng như bình dị nhất cũng có thể mang đến những nguy hiểm và khó chịu T. rex không phải là sinh vật duy nhất ở Hell Creek ăn những con khủng long nhỏ hơn chúng. Trên thực tế, chúng còn bị "ăn thịt" bởi những côn trùng nhỏ bé sống ký sinh trên chính thân thể của chúng. Những con khủng long thường cảm giác bị ngứa nhưng lại không biết điều gì gây ra nó. Thân thể Edmontosaurus là một ngôi nhà ấm cúng cho loài chấy rận, lớp da khủng long dẻo dai lại là thức ăn ưa thích của những côn trùng nhỏ.Trong khi nhìn lớp da của khủng long nhìn chung rất cứng và rất tốt để tránh trầy xước hay những vết bầm tím do va chạm khi đi lang thang trong rừng, thì những mảng da này cũng tạo ra nếp gấp và vết lõm nơi các chi tiếp xúc với cơ thể và dọc theo cổ, tạo ra những môi trường vừa tối vừa nóng, là nơi sinh sống thoải mái cho chấy rận và các loài động vật chân đốt khác, những ký sinh trùng đơn độc gặm nhấm lớp bì của khủng long cho đến khi chúng phá vỡ lớp da và hút máu của nó qua lớp mao mạch. Tất cả những bữa ăn "xương máu" này lại tiếp thêm sức mạnh cho loài côn trùng ký sinh tồn tại, phát triển để nối tiếp cho các thế hệ sau nữa. Do các hình thức tiếp xúc da kề da khác giữa các loài Edmontosaurs khi chúng di chuyển, chấy có rất nhiều cơ hội để lây lan.
Đối với những con trưởng thành, chấy rận chủ yếu gây ra sự khó chịu, những con côn trùng gây ngứa và những vết loét trên da, nhưng loài Edmontosaurs chấp nhận thực tế đó của cuộc sống như là "ánh mặt trời ở trên đầu" chúng vậy. Tuy nhiên, những con khủng long nhỏ hơn có thể bị chấy tấn công nhiều do miễn dịch của chúng còn yếu, sức lực chúng bỏ ra để chống lại loài bọ khó chịu này có thể sẽ kìm hãm sự phát triển của các thành viên nhỏ trong đàn khủng long. Cách xử lý duy nhất của chúng là dùng cây cối để cào, lăn trên bùn đất hoặc thời tiết lạnh để giết chết một số con rận.
Góp phần định hình cho hệ sinh thái
Bản chất của bối cảnh Hell Creek (thành hệ có niên đại Creta muộn và Paleocen sớm tại Bắc Mỹ) cũng được định hình bởi loài khủng long. Mặc dù thực tế là hệ thực vật tạo nên nền tảng của bất kỳ lưới thức ăn nào, nhưng các hệ sinh thái cũng bị ảnh hưởng bởi lực tác động từ trên xuống giữa các loài động vật. Có nghĩa rằng, đặc điểm hệ sinh thái không chỉ được quyết định bởi sự phát triển từ dưới lên mà phần nào bị ép chặt giữa các áp lực khác nhau. Các đàn Edmontosaurus vô tình giúp đảm bảo sự sống còn của chúng bằng cách duy trì các cánh đồng cỏ trũng rộng mở.Nếu không có Edmontosaurus hoặc Triceratops, nhiều khả năng Hell Creek sẽ chỉ là rừng. Những cây non sẽ cạnh tranh với nhau về không gian và ánh sáng mặt trời, nhưng các cây gỗ kỷ Phấn trắng sẽ phát triển dày hơn với số lượng lớn hơn các cây non. Tuy vậy, những động vật ăn cỏ luôn đói khát nên chúng sẽ ăn và nhổ nhiều cây thấp và cây non, hạn chế cơ hội hình thành và phát triển của chúng. Chính những con Edmontosaurus đang dọn cỏ một cách hiệu quả cho khu vườn trong kỷ Phấn trắng, duy trì không gian mở mà chúng thích. Ngoài ra, sự di chuyển lặp đi lặp lại của những con khủng long này đã tạo ra nhiều con đường mòn trong những khu vực, đồng thời dần dần làm cho đất lún xuống. Sau đó, những phần đất lún trở thành vũng nước, trở thành ao, làm thay đổi môi trường sống thông qua những thói quen của loài khủng long.
Một ngày bình yên của loài khủng long là khi chúng vừa khịt mũi vừa gặm cỏ, không có tiếng rít của động vật ăn thịt trong không khí, không có mùi hôi thối của xác động vật ăn thịt để khiến chúng trở nên cảnh giác. Chúng không hề bị quấy rầy bởi bất cứ điều gì khác, không hề có cảm giác diệt vong sắp xảy ra. Gió nhẹ thoáng qua, không có những đám mây tối, không có tiếng sấm hay bất cứ tia chớp nào. Nhưng cách đó hơn 2 nghìn dặm, chúng không biết rằng đang có một thiên thạch có chiều ngang hơn bảy dặm vừa va vào Trái đất. Sau đó, bạn biết rồi đấy, hậu quả của vụ van chạm sẽ quét sạch khoảng 75% tất cả các loài trên hành tinh, đó chính là cách khởi đầu ngày tận thế.
>>> Bí ẩn hành tinh thứ 9 hệ Mặt Trời.
Nguồn Smithsonianmag