Những người hùng thầm lặng của Trái Đất: chỉ báo cho hệ sinh thái, thụ phấn cho thực vật,...

Khái niệm Butterfly effects - hiệu ứng bươm bướm (hay hiệu ứng cánh bướm) được dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc. Hiệu ứng này được nhà toán học Edward Norton Lorenz khám phá, khi ông thực hiện mô phỏng các hiện tượng thời tiết. Tên gọi hiệu ứng cánh bướm bắt nguồn từ hình ảnh ẩn dụ: một cơn bão có thể chịu sự ảnh hưởng của một con bươm bướm nhỏ bé vỗ cánh ở một nơi nào đó rất xa.
Quay trở lại những năm 1972, Edward Lorenz đã trình bày một bài phát biểu có tựa đề: Tính có thể đoán trước: Liệu cái vỗ của cánh bướm ở Brazil có gây ra lốc xoáy ở Texas không? Trình bày này nhằm giải thích những thay đổi nhỏ và dường như không đáng quan tâm, lại có thể dẫn đến những thay đổi lớn hơn như thế nào. Lý thuyết này trở sau đó trở nên phổ biến hơn và được gọi là Hiệu ứng cánh bướm.
Những điều giống nhau một cách bất thường hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên, nếu chúng ta nhìn nhận nó từ quan điểm môi trường. Để hiểu đúng về sự sự tương tự này, chúng ta sẽ xem xét cuộc sống của những "người đẹp có cánh" mà chúng ta thường bỏ qua - những con bướm và bướm đêm.

Dấu hiệu của môi trường và hệ sinh thái lành mạnh

"Những người đẹp có cánh" này giúp chúng ta tìm hiểu được sự thay đổi của khí hậu, mức độ ô nhiễm môi trường tại những địa điểm cụ thể nơi chúng sinh sống. Bướm là một loài hỗ trợ thụ phấn tuyệt vời dành cho các loài hoa, cả ban ngày lẫn ban đêm, chúng cũng dạy cho chúng ta rất nhiều về hệ thực vật bản địa.
Những người hùng thầm lặng của Trái Đất: chỉ báo cho hệ sinh thái, thụ phấn cho thực vật,...
Không chỉ có đặc điểm nhạy cảm với biến đổi khí hậu và phụ thuộc vào môi trường sạch để sinh tồn, mà vai trò thụ phấn quan trọng đã đưa loài bướm lên hàng đầu trong danh sách các loài quan trọng cần bảo vệ và nuôi dưỡng. Mật hoa cung cấp cho bướm lượng carbohydrate và axit amin thiết yếu cho sự tồn tại của chúng. Đổi lại, bướm "trả ơn" bằng cách thụ phấn cho cây, khi sinh vật rung rinh này ghé thăm những bông hoa, chuyển phấn hoa, và do đó nó đóng một vai trò tích cực trong quá trình thụ phấn.
Sự thụ phấn - còn được gọi là psychophily - sẽ tạo ra hạt giống, nghĩa là chúng ta sẽ có nhiều cây cối hơn như một kết quả tích cực sau quá trình thụ phấn. Không có gì quá đáng khi gọi những con bướm là "những nhà thực vật học" đầu tiên của Trái đất. Có những con bướm hoạt động vào ban ngày và cả những loài bướm đêm chỉ hoạt động vào ban đêm. Chúng thụ phấn ban đêm, thường chịu trách nhiệm cho các loài thực vật ra hoa vào ban đêm. Hương thơm từ hoa và màu sắc nhẹ nhàng đã thu hút chúng.
Chúng ta vẫn thường nghe câu "như con thiêu thân lao vào lửa", và chính xác thì nó bắt nguồn từ đâu? Như đã biết, bản năng của côn trùng nói chúng là chúng phụ thuộc vào nguồn ánh sáng tự nhiên, chẳng hạn như mặt trăng về đêm để điều hướng các hoạt động của mình. Sự phụ thuộc vào mặt trăng để di chuyển còn được gọi là định hướng ngang. Chúng ta có rất nhiều đèn đường và các nguồn sáng nhân tạo khác để gây "bối rối" cho những con bướm.

Loài bướm sinh sống và phát triển như thế nào?

Những người hùng thầm lặng của Trái Đất: chỉ báo cho hệ sinh thái, thụ phấn cho thực vật,...
Ấn độ là quê hương của khoảng 1500 loài bướm và khoảng 12.000 loài sâu bướm. Những đánh giá đa dạng sinh học của loài bướm đêm được thực hiện vào năm 2011 và 2019 tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Tale ở Arunachal Pradesh phát hiện thêm 17 loài bướm đêm mới, cùng hơn 200 loài bướm đêm chưa được xác định. Vậy những con bướm ăn gì để sống? Ngoài hoa quả thì chúng còn ăn cả bùn, các loại phân chim, mồ hôi và nước tiểu của các động vật khác, và các chất hữu cơ phân hủy ẩm ướt.
Vậy làm thế nào để bướm nhận được các chất dinh dưỡng thiết yếu? Bất ngờ là những con bướm đực sẽ đi tìm thức ăn, bạn sẽ tìm thấy chúng quanh những nguồn thức ăn phổ biến này, chúng sẽ thu thập những khoáng chất quý giá này và chuyển chúng cho những con cái. Dinh dưỡng sẽ làm cho chúng có những quả trứng khỏe mạnh hơn.
Một sự thật thú vị khác khi nói đến thức ăn của loài bướm, đó là chúng "nếm" thức ăn bằng chân. Một con bướm có cảm biến vị giác ở chân, vì vậy khi đậu trên lá và hoa, nó cũng sẽ kiểm tra xem sâu bướm của nó có thể ăn chúng hay không. Aahana Wilderness Resort là khu vực được nhà nghiên cứu chọn để tìm hiểu về loài bướm và bướm đêm. Cùng với các loại cỏ và cây cối nguyên sơ, địa điểm này còn duy trì một khu vườn hữu cơ và là nơi sinh sống của hàng trăm loài thực vật khác.

Những người hùng thầm lặng của Trái Đất: chỉ báo cho hệ sinh thái, thụ phấn cho thực vật,...
Nhà giáo dục thiên nhiên Abhishek Gulshan và nhiếp ảnh gia chuyên chụp macro Ashir Kumar cũng hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu này, họ đã tỉ mỉ tìm kiếm các loài thực vật, từ các loại lá cây và quan sát để cố gắng xác định vị trí một quả trứng có kích thước bằng một đầu bút bi hoặc nhỏ hơn.
Vòng đời của bướm bắt đầu từ một quả trứng, sau đó chúng phát triển thành ấu trùng, chúng ta thường gọi là sâu bướm, trải qua giai đoạn nhộng và cuối cùng là trưởng thành. Curry patta (cây cà ri Ấn Độ) là cây ký chủ cho loài bướm Common Mormon, thật thú vị khi tìm thấy một quả trứng trên lá cây này.
Khi khám phá thế giới thực vật, chắc chắn loài bướm đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chúng giúp chúng ta xác định và chăm sóc các loại cây bản địa. Cũng giống như bạn có thể nuôi chim trong khu vườn hay sân nhỏ của mình, loài bướm cũng có thể được tìm thấy trong không gian vườn hoặc ban công của bạn, chỉ cần bạn mang về một số loại cây có hoa thân thiện với loài bướm. Bướm sẽ bay ra khi mặt trời tắt nắng, đón nhận ánh sáng và ăn mật từ những nụ hoa. Nếu may mắn, bạn có thể có được cơ hội nhìn thấy một con bướm đang chăm sóc con nhộng của nó.

Nhiều sinh vật phụ thuộc vào bướm

Những người hùng thầm lặng của Trái Đất: chỉ báo cho hệ sinh thái, thụ phấn cho thực vật,...
Hiện nay loài bướm đêm vẫn còn có ít nghiên cứu, nhưng những nghiên cứu có sẵn đã chỉ ra rằng một số loài bướm đêm là loài thụ phấn chính quan trọng đối với một số loài thực vật ở Himalaya. Và theo cách nào đó, chúng ta có thể cho rằng đặc điểm của hệ sinh thái sẽ phụ thuộc vào chúng. Đáng tiếc là sự gia tăng ô nhiễm ánh sáng đã dẫn đến sự suy giảm số lượng bướm đêm, làm gián đoạn quá trình thụ phấn ban đêm.
Khi nói về Hiệu ứng bươm bướm, một thực tế khác là bướm cũng đang hỗ trợ các sinh vật khác trong tự nhiên, như chim và côn trùng. Sự suy giảm số lượng các loài bướm ngày và bướm đêm sẽ tác động trực tiếp đến số lượng các loài chim và côn trùng, do đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái.
Và bạn thấy đấy, để trả lời cho câu hỏi đầu bài viết, thì "sự vỗ cánh của cánh bướm sẽ không gây ra lốc xoáy ở đâu đó", nhưng sự sự suy giảm nhanh chóng về số lượng bướm và bướm đêm sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài thực vật phụ thuộc vào những sinh vật này để tồn tại, đó là sự thật. Ý nghĩ về sự tuyệt chủng của các loài không chỉ còn là sự lo lắng thiếu thực tế nữa, nó đang trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết, khi mà tất cả mọi thứ tồn tại trên hành tinh này đều phụ thuộc lẫn nhau.


>>> Loài khủng long có lông vũ đổi màu.
Nguồn indiatimes
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top