Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán được hơn 1 tỷ người trên thế giới mong chờ, là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc biệt và lâu đời của nhiều người dân ở châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore, Trung Quốc… Trước khi đại dịch xảy ra, dịp tết đến được đặc trưng bởi những "cuộc di cư hàng năm lớn nhất thế giới" của những người làm ăn từ khắp mọi miền về đoàn tụ với gia đình.

Tết Nguyên Đán là ngày lễ có ý nghĩa với người châu Á

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng dần dần nó được lan rộng ra nhiều nước và trở thành một lễ hội mùa xuân ở châu Á. Ngày Tết đến tượng trưng và là sự hiện thân nhiều niềm tin và tràn đầy hy vọng, khi tiết trời chuyển từ mùa đông lạnh giá sang mùa xuân ấm áp, con người khép lại một năm làm việc và học tập với những thành công có, thất bại có để cùng chờ đón những điều mới.
Trong số những nét đặc trưng nhất của tết, không thể không nhắc đến những món ăn của các nước. Ở Việt Nam, những bữa tiệc chào đón năm mới thường gắn với bánh chưng, những món xôi truyền thống và món mứt tết, một mâm cỗ được đặt trên bàn thờ gia tiên thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Còn ở Hàn Quốc, một lễ hội mừng năm mới mang tên Seollal với các nghi thức tôn kính tổ tiên, cùng với tiệc ăn Tteokguk (Súp bánh gạo) đánh dấu cho việc mọi người thêm một tuổi mới, vời những hy vọng về một năm mới thịnh vượng. Cộng đồng người Hoa ở Malaysia và Singapore với món gỏi cá sống được gọi là "gỏi cuốn thịnh vượng", là món ăn truyền thống trong các lễ kỷ niệm. Ở Indonesia, người dân sẽ ăn món Kue nastar (bánh dứa) trong lễ hội năm mới Tahun Baru Imlek. Ở Đài Loan, các gia đình sẽ quây quần bên nhau trong bữa lẩu, một bữa ăn hoàn hảo để gắn kết quanh bàn ăn.
Mặc dù ra đời đã từ rất lâu nhưng cho đến nay, Tết Nguyên Đán vẫn tồn tại, mang những ý nghĩa văn hóa và tinh thần sâu sắc của riêng từng người và cộng đồng các nước châu Á và cả người châu Á sinh sống trên khắp thế giới. Rất nhiều những hoạt động kỷ niệm ngày Tết "hoành tráng" được diễn ra bên ngoài khu vực châu Á, điển hình như ở San Francisco. Khi người đi trước đã truyền lại những nét văn hóa và nghi lễ phong phú trong ngày Tết, thế hệ con cháu của những người nhập cư này cũng đang gìn giữ và phát triển những lễ kỷ niệm ở phương Tây, kết hợp cả quá khứ và hiện tại. Với họ, hoạt động này mang tính cam kết mạnh mẽ trong việc bảo tồn lịch sử văn hóa, trong đó các chủ đề về gia đình bạn bè được nhắc đến nhiều nhất, bên cạnh việc thưởng thức đồ ăn truyền thống và quan trọng nhất vẫn là bày tỏ lòng kính trọng với tổ tiên.
Cuộc trò chuyện với 5 đầu bếp đại diện cho 5 nền văn hóa châu Á sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán đối với họ và món ăn nào mà họ cho là ấn tượng nhất trong ngày Tết.

1. Tết của gia đình đầu bếp Doris Hồ-Kane vơi món mứt truyền thống

Hình ảnh thường thấy trong các gia đình Việt Nam ngày tết đó là món mứt tết, với một khay bánh kẹo xinh xắt gồm kẹo, trái cây, các loại hạt. Doris Hồ-Kane, người sáng lập tiệm bánh mì Việt Mỹ mang tên Bạn bè ở thành phố New York đã mô tả lại thời thơ ấu sinh động của mình với những món ăn như mứt tắc (mứt quất) được cắt thành từng khoanh nhỏ, quả hồng xiêm và những viên kẹo dừa ngọt ngào có màu hồng nhạt hay màu xanh lá mạ. Cô nói rằng "Nếm thức ăn ngọt vào ngày đầu tiên của năm là tượng trưng cho sự chín muồi."
Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán
Với Doris Hồ-Kane "Tất cả vẻ đẹp ấn tượng, sống động như tranh vẽ này thể hiện sự tôn kính yêu thương đối với tổ tiên của chúng ta, sự xuất hiện của mùa xuân, may mắn, hạnh phúc và phát triển. “Kỉ niệm yêu thích nhất của tôi là nhìn bà ngoại của mình thắp hương trước bàn thờ, làn khói hương hoa nhài mơn man trên gương mặt bà và những lọ bánh kẹo, thức ăn mà bà đã dày công chuẩn bị.
Cô đặc biệt nhớ lại món kẹo mè xửng, một loại kẹo làm từ mè đen (hoặc trắng), rất dẻo và những ngày tết đến, cô lại làm món kẹo này theo phiên bản hiện đại hơn. Gia đình cô đã từng mua loại kẹo này nhưng cô lại quyết định tự chế biến để giảm ngọt, thêm gừng và một chút vỏ cam biến nó trở thành món mứt đặc biệt của riêng gia đình cô.

Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán
Cô chia sẻ "Trong gia đình tôi, cam là một phần không thể thiếu trong mâm ngũ quả bày lên bàn thờ ngày Tết. Trong tiếng Việt, chúng ta vẫn hay nói "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" để nhắc chúng ta nhớ ơn tổ tiên, vì thế tôi luôn luôn cố gắng kết hợp trái cây vào những thứ tôi làm ”.
Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán
Món mè xửng được làm theo công thức của Doris Hồ-Kane
Doris Hồ-Kane coi công việc của mình của mình như một “phương pháp thực hành chữa bệnh cá nhân với tư cách là con gái của những thuyền nhân. Nếu có thể giao tiếp được với tổ tiên mỗi ngày thực sự là một niềm vinh dự và tự hào nữa."
Những công việc mang tính truyền thống của Doris Hồ-Kane đang được duy trì để lưu giữ nét văn hóa gia đình, nó cũng được áp dụng trong việc nuôi dạy 3 đứa con nhỏ của cô. "Đối với Tết, chúng tôi làm các phiên bản đơn giản hơn đối với mọi thứ mà bố mẹ và bà tôi đã từng làm. Chúng tối cũng phát lì xì nhưng lại không chơi bài bạc. Chúng tôi cũng làm bánh chưng nhưng thay vì đun nó trong nhiều giờ thì chúng tôi sử dụng cách nấu nhanh hơn. Chúng tôi làm mứt kẹo nhưng không bày quá nhiều món lên bàn thờ. Tôi muốn bảo tồn và truyền lại những phong tục và truyền thống này cho con cái của mình. Tôi hy vọng cách của tôi vẫn tôn lên được những gì tinh túy và ý nghĩa của Tết Nguyên đán"

2. Seollal và món súp thịt bò của người Hàn Quốc

Trong lễ hội mừng năm mới Seollal của Hàn Quốc, các gia đình bày tỏ lòng kính trọng với người lớn tuổi, cả những người đã khuất và những người còn sống ở hiện tại. Kỳ nghỉ Tết kéo dài 3 ngày được tổ chức trong các nghi lễ thiêng liêng tập trung vào việc thờ cúng tổ tiên, chẳng hạn như lễ Jesa, được cho là để gắn kết mối quan hệ giữa người sống và người đã khuất. Tùy theo từng gia đình, nghi lễ Jesa sẽ được tổ chức theo những cách khác nhau, nhưng chúng sẽ có sự xuất hiện của một bữa tiệc do những người phụ nữ trong một gia đình chuẩn bị.
Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán
James Park, người gốc Hàn Quốc, chiếc bàn jesa là một phần được trân trọng trong lễ kỷ niệm Seollal của gia đình anh. Park vốn là nhà sản xuất video tại Kitchn cho biết "Các dì và mẹ tôi đã dành nhiều ngày để chuẩn bị tất cả các loại bánh jeons (bánh mặn áp chảo kiểu Hàn Quốc) và các món ăn khác cho Seollal jesa. Tôi thích ngửi mùi dầu mỡ thơm ngon mỗi khi đến thăm nhà chú tôi trong thời gian này. Sau ngày lễ chính vào Tết Nguyên đán, tôi và anh trai sẽ đến thăm nhà các thành viên khác trong gia đình ở xa và tham gia vào lễ hội của họ."
Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán
Gia đình của Park đến từ tỉnh Gyeongsang ở phía nam của Bán đảo Triều Tiên. Theo anh, món súp thịt bò thịnh soạn được gọi là Tang-guk là một “món ăn tinh túy” trên bàn tiệc của gia đình anh. "Công thức của món ăn chỉ bao gồm một số ít những thành phần đơn giản nhưng tạo ra một hương vị dễ chịu và tuyệt vời. Món súp không cay, mẹ tôi nấu ăn nhiều và bà cũng không có sở thích đặc biệt với món ăn nào. Nhưng món súp này của mẹ tôi thực sự là một trong những món ăn khoái khẩu của tôi. Bà ấy thường nấu một nồi tang-guk lớn, và chúng tôi sẽ ăn món này trong nhiều ngày, nhưng gia đình tôi vẫn thấy hài lòng."
Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán
Món súp thịt bò tinh túy trong ngày Tết ở Hàn Quốc
Giờ đây, khi đang sống ở Thành phố New York, cách quê hương một khoảng cách xa, nhưng Park vẫn có những cách riêng để đảm bảo rằng Seollal vẫn là một phần quan trọng trong cuộc sống của anh, đó là cách để duy trì kết nối với các nghi lễ và phong tục đã từng gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ của anh.
“Tôi vẫn chắp tay kính cẩn trước bố mẹ vào dịp Tết Nguyên đán qua FaceTime, chúc họ một năm mới nhiều niềm vui. Họ sẽ không đưa tiền cho tôi nữa, thay vào đó, khi con cái lớn lên sẽ đưa tiền cho cha mẹ để cảm ơn họ."

3. Tết của người Singapore với những món ăn cầu kỳ

Trong ký ức của Sharon Wee - tác giả cuốn sách dạy nấu ăn nổi tiếng, tết ở Singapore - quê hương của cô - Tết Nguyên Đán thực sự là một ngày lễ có nhiều ý nghĩa. Wee xuất thân từ một gia đình Peranakans, một cộng đồng có nguồn gốc từ một số người định cư sớm nhất ở miền nam Trung Quốc, sau đó đã di cư đến các vùng khác nhau của Đông Nam Á, chủ yếu là Malaysia, Singapore và Indonesia. Theo thời gian, những người định cư này đã phát triển một nền văn hóa riêng biệt kết hợp những ảnh hưởng của Trung Quốc và địa phương.
Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán
Vào đêm giao thừa, gia đình Wee quây quần trong một bữa tối đoàn tụ, gồm có nồi lẩu, cả nhà cùng nếm thử những món ăn ngon mà mẹ Wee đã chuẩn bị cho bữa ăn trọng đại trong ngày đầu năm mới. Wee nhớ lại gia đình cô đã làm việc hăng say để chuẩn bị cho năm mới. Mọi thứ trong nhà đều phải rất ngăn nắp và mới mẻ, nhà cửa cần được dọn dẹp kỹ càng, khăn trải bản mới, nhà có cây cối trang trí cùng với những biểu ngữ dài màu đỏ, những chiếc bánh quy và bánh dứa tự làm được đựng trong hộp Corningware để mời khách.
Vào ngày đầu năm mới, gia đình Wee thức dậy với hương thơm nấu nướng của mẹ cô phảng phất từ bếp. Cô nhớ mùi hương đặc biệt của ngũ vị hương, dầu chiên, dừa, ớt, sả và mắm tôm belacan quyện trong không khí gia đình. Mọi người sẽ mặc những bộ quần áo mới tinh tươm (thường là màu đỏ), đeo trang sức cho dịp đặc biệt này. Con cháu quỳ trước người lớn tuổi và cầu chúc họ với câu chúc “Panjang panjang umor" (chúc mừng năm mới) hoặc chúc sống lâu. Người già, người lớn độc thân và trẻ nhỏ trong gia đình cũng nhận được những phong bì đỏ chứa đầy tiền.

Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán
Trong bữa trưa, theo thông lệ, họ sẽ cùng tập trung quanh một chiếc bàn dài, nơi cả khách và chủ nhà cùng dùng bữa. Thức ăn bao gồm các món ăn cổ điển và thực phẩm tượng trưng cho sự tốt lành, chẳng hạn như Chapchye (gồm mộc nhĩ mây, nấm Trung Quốc và rêu đen để cầu may), các món cá như súp Heepio tượng trưng cho sự dư dả, Ngohiang (thịt lợn tẩm ngũ vị, cuộn trong đậu que và chiên).
Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán
Món đậu cuộn chiên đặc biệt
Mặc dù Wee hiện đang sống ở Thành phố New York nhưng cô vẫn tổ chức một bữa tiệc tụ họp vào dịp năm mới, cô ấy chuẩn bị các món ăn Peranakan và các món ăn năm mới khác từ cộng đồng người Hoa. Đối với riêng cô, Tết Nguyên Đán đánh dấu sự “tái sinh của những thói quen mới” và cô ấy nói rằng gia đình mình được cắt tóc mới và mua đồ quần áo mới. “Điều quan trọng đối với tôi là tôi phải thể hiện các truyền thống của năm mới cho các con tôi, để chúng truyền lại những truyền thống đó cho các thế hệ sau nữa. Đó là một trong những phần quan trọng và bền vững nhất trong cuộc đời tôi và văn hóa gia đình tôi. ”

4. Tết truyền thống ở Indonesia và món bánh đặc biệt

Pat Tanumihardja - sinh ra ở Indonesia, cũng là tác giả của một cuốn sách dạy nấu ăn - nhớ lại những kỷ niệm truyền thống đơn giản trong Tahun Baru Imlek, tên gọi của Tết Nguyên Đán ở Indonesia. Cha mẹ của Tanumihardja có gốc gác từ cả Trung Quốc và Indonesia, tuy nhiên do sự đàn áp văn hóa Trung Quốc của chính phủ suốt nhiều thập kỷ trước, họ đã không tổ chức được ngày lễ khi còn sống ở Indonesia. Sau đó, họ đã tái định cư ở Singapore khi Tanumihardja vẫn còn nhỏ, những hoạt động ngày Tết mới được bắt đầu.
Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán
Vào đêm trước Tết Nguyên Đán, gia đình Tanumihardja đã tụ tập tại nhà người cô lớn tuổi của cô để tổ chức một bữa tối đoàn tụ, thường là ăn lẩu. Sau bữa ăn, họ sẽ cùng trao những phong bao lì xì đỏ thắm cho nhau. Mẹ của Tanumihardja cũng mua trang phục màu đỏ và vàng cho các con, và trang trí ngôi nhà với những bông hoa màu đỏ, cam và vàng tươi.
Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán
Lễ kỷ niệm ngày Tết có thể kéo dài đến nửa tháng, cha mẹ của Tanumihardja đã tổ chức một buổi họp mặt cho các gia đình Indonesia khác trong cộng đồng, họ đến thăm họ hàng, bạn bè, mang theo cam và bánh dứa làm quà. Cô nói "Dứa là loại cây sinh sôi nảy nở ở Đông Nam Á, và đối với người Trung Quốc, dứa tượng trưng cho sự giàu có và may mắn, đặc biệt là đối với người Hoa ở Singapore và Indonesia."
Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán
Món bánh dứa tượng trưng cho sự may mắn
Tên cũng như hình dạng của bánh dứa sẽ khác nhau tùy từng vùng. Indonesia, chúng được gọi là Kuenastar, và chúng là những chiếc bánh quy hình cầu làm bằng mứt dứa dày bên ngoài phủ bơ ngọt. Ngày cuối cùng của lễ nghỉ Tết, được gọi là Cap Go Meh, có nghĩa là “đêm thứ 15”, Tanumihardja nhớ lại mẹ cô đã chuẩn bị những món ăn phổ biến gồm Sayur-lodeh (súp dừa rau củ), Lontong (bánh gạo ép), Opor ayam (cà ri gà trắng) và Telur-pindang (tương tự như trứng trà của Trung Quốc).
Hiện Tanumihardja đang sống ở West Springfield - Mỹ nhưng cô vẫn duy trì truyền thống làm bánh và nấu các món ăn ngày tết cho con cái của mình. "Tôi hơi buồn khi Tết Nguyên Đán không còn đóng vai trò lớn hơn trong cuộc sống của tôi nữa, nhưng tôi xem đó là cơ hội để dạy con trai mình một chút về văn hóa Trung Quốc của chúng tôi"

5. Món lẩu, bánh củ cải và tết ở Đài Loan

Trong văn hóa của Đài Loan, Tết Nguyên Đán được gọi là Nong li xin nian - một lễ kỷ niệm kéo dài 15 ngày kết thúc bằng Lễ hội đèn lồng. Irvin Lin (đầu bếp, tác giả sách dạy nấu ăn) có cha mẹ sinh ra và lớn lên ở Đài Loan, đã nhớ lại Tết Nguyên Đán là một ngày lễ lớn mà mọi người đều tham gia. Họ Là những người nhập cư nuôi ba đứa con ở miền Trung Tây trong những năm 1970, cha mẹ Lin đã cố gắng duy trì truyền thống của ngày lễ, mặc dù theo cách đơn giản hóa hơn.
Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán
Mỗi năm họ đều chuẩn bị một bữa lẩu lớn cho đại gia đình. Ông nói "Đó luôn là một sự kiện bình thường nhưng biểu thị cho một ý nghĩa đặc biệt hơn." Mẹ Lin chuẩn bị tất cả các nguyên liệu cho nồi lẩu như rau và mì sợi, chả cá, các loại hải sản, thịt lợn và thịt bò, còn ****** đảm nhận việc nấu lẩu, ông thêm dầu, hành lá, nước luộc gà và tất cả các thành phần khác theo thứ tự cụ thể để tạo nên các lớp hương vị trong nước dùng đang sôi sùng sục trên chiếc chảo điện. Ngoài lẩu, mẹ Lin còn chuẩn bị một loạt các món ăn kèm, trong đó có bánh củ cải (tsai tao kui).
Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán
Mặc dù Lin rất nhớ những truyền thống này nhưng anh cũng thừa nhận rằng càng lớn lên, anh càng đón nhận nó như một sự chấp nhận hơn là háo hức. Đến khi đi xa nhà, Lin là một trong số rất ít học sinh gốc Á trong trường mà anh theo học và Tết Nguyên Đán trở thành một điều quan trọng hơn cả “một cái gì đó đến rồi đi và được đánh dấu bằng việc ăn lẩu, phong bì đỏ và những bữa tiệc không thường xuyên với cộng đồng người Đài Loan."
Những người Mỹ gốc Á nổi tiếng chia sẻ về món ngon dịp Tết Nguyên Đán
Món bánh củ cải của người Đài Loan
Sau hơn 20 năm sống ở San Francisco, anh nhận thấy nhiều người châu Á quanh mình đón Tết Nguyên Đán và thông qua đó, anh cảm thấy gắn bó hơn với những người đồng hương và với truyền thống quê nhà.
Anh nói: “Đối với tôi, Tết Nguyên Đán thường là thời gian mà tôi có thể gặp bố mẹ mình, không còn áp lực phải làm bất cứ việc gì. Chúng tôi vẫn làm lẩu. Mẹ tôi vẫn chuẩn bị nguyên liệu. Bố tôi vẫn nấu nó, mặc dù rất may là ông ấy đã nâng cấp lên một cái chảo điện để không làm cháy nhà. Những truyền thống mà tôi chưa bao giờ quan tâm nhiều, giờ đây có ý nghĩa hơn, đặc biệt là khi cha mẹ đang già đi. Vì vậy, đối với tôi, Tết Nguyên đán đã trở thành một khoảng thời gian đặc biệt. Một điều mà tôi mong đợi hàng năm.”
Nguồn
Washingtonpost
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top