VNR Content
Pearl
Bạn không thể tìm được bất kỳ chiếc máy tính nào được chế tạo hoàn toàn từ các linh kiện Mỹ và lắp ráp ngay trong nước. Nhưng có khá nhiều sản phẩm công nghệ chất lượng cao ra đời từ các nhà máy đặt tại đây.
“Thiết kế bởi Apple ở California”. Dòng chữ đó xuất hiện trên mọi vỏ hộp iPhone, khẳng định sự góp sức của hàng ngàn khối óc ở Cupertino nhằm phát minh ra công nghệ mới nhất mà bạn đang cầm trong lòng bàn tay. Nhưng AirTag hay iMac lại là một câu chuyện khác. Đã nhiều thập kỷ trôi qua kể từ khi Thung lũng Silicon, trái tim của điện toán Mỹ, tự sản xuất những thiết bị của riêng mình.
Một cuộc khảo sát gần đây của Reuters cho thấy người Mỹ ngày càng muốn mua nhiều sản phẩm sản xuất tại Mỹ hơn, miễn là giá bán của chúng không tăng cao. Cuộc bình chọn phát hiện ra rằng 69% số người nói rằng nếu một món đồ được sản xuất tại Mỹ, nó hẳn phải quan trọng theo một khía cạnh nào đó, nhưng 63% lại tuyên bố không sẵn sàng trả thêm hơn 10% mức giá của sản phẩm đó chỉ vì nó được sản xuất tại Mỹ.
Làm việc trong lĩnh vực sản xuất thường là một cơ hội tốt; ít nhất thì công việc này còn tốt hơn nhiều so với việc bán các sản phẩm nhập khẩu. Theo Cục Thống kê Lao động, công nhân các dây chuyền sản xuất và lắp ráp kiếm được trung bình 37.550 USD/năm, trong khi nhân viên bán lẻ bình thường chỉ kiếm được 29.010 USD mà thôi.
“Quốc gia của chúng ta đang tụt lại đằng sau các đối thủ lớn nhất về mặt nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất, và đào tạo. Chưa bao giờ việc đầu tư nhằm củng cố cơ sở hạ tầng và tính cạnh tranh của chúng ta, cũng như tạo ra những công việc với mức lương hợp lý và mang tính đồng thuận cao cho tương lai, lại quan trọng như hiện nay” - chính quyền của Tổng thống Biden đã nhấn mạnh điều đó trong một sắc lệnh vừa được ban hành gần đây.
Các công ty công nghệ hàng đầu cũng đã cho chúng ta một bài học rằng: tự chủ sản xuất là tự chủ dân tộc. Các nhà máy Mỹ phải chịu tác động của luật pháp Mỹ, và chúng cũng gần với các khách hàng tại Mỹ hơn. Kể cả khi các sản phẩm Mỹ được sản xuất tại các nước đồng minh, như Mexico hay Hàn Quốc, thì Mỹ cũng không thể kiểm soát mọi thứ từ điều kiện lao động cho đến quyền lợi người tiêu dùng bởi chuyện đã vượt khỏi biên giới nước họ.
“Nếu mọi dây chuyền sản xuất đều đặt tại châu Á… điều gì sẽ xảy ra nếu những nơi đó ngừng hoạt động?” - đó là câu hỏi của Greg Slater, phó chủ tịch kiêm giám đốc quan hệ toàn cầu của Intel. “Qualcomm và Apple và các hãng khác nên lo lắng thì hơn. Nếu một nhà máy ở Đài Loan ngừng hoạt động vì bất kỳ lý do gì, họ sẽ lãnh đủ”
Để khảo sát hiện trạng của ngành sản xuất công nghệ cao ở Mỹ, trang PCMag đã tìm ra 46 công ty đang sản xuất các thiết bị công nghệ trên toàn đất nước, nằm trong 5 danh mục: chip, PC và máy chủ, thiết bị điện tử tiêu dùng, hệ thống âm thanh tại gia, và xe hơi điện. Danh sách bên dưới có thể chưa đầy đủ, và các công ty xuất hiện tại đây đều đã được xác thực là đang có hoạt động sản xuất trên đất Mỹ.
Các công ty này, lớn nhỏ đều có, sở hữu nhiều nhà máy ở California, Vermont, và một số nơi khác nữa. Thông thường, quy trình sản xuất thiết bị điện tử tại Mỹ có những tiêu chí khắt khe nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá trị cao, và đảm bảo thực hiện tốt hoạt động chăm sóc khách hàng. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa những món đồ giá tốt mà bạn thường thấy trên các quầy hàng Walmart trong tương lai sẽ phải được sản xuất ở nước ngoài.
Tại sao các công ty sản xuất hàng hoá tại Mỹ
Bàn xoay đĩa của U-Turn Audio
Các chính trị gia sẽ trả lời ngay cho bạn câu hỏi đó: đảm bảo an ninh quốc gia và tạo ra công ăn việc làm. Nhưng các công ty lại có những lý do khác cho quyết định của họ.
Đầu tiên là vì niềm tự hào và cảm giác được vì cộng đồng. Ben Carter của U-Turn Audio cho biết anh “luôn muốn xây dựng nên một công ty ở ngay Massachusetts và tuyển dụng cư dân từ cộng đồng” của mình - và Carter hiện đã có 21 nhân viên chuyên sản xuất máy quay đĩa tại Woburn.
Nhưng quan trọng hơn là vì khả năng phản ứng nhanh. Hầu hết các công ty đều muốn tiếp cận gần hơn với khách hàng, giúp họ phản ứng nhanh hơn trong quá trình giao nhận hàng hoặc chăm sóc khách hàng. Đặc biệt là các nhà sản xuất thiết bị âm thanh và PC - họ nói rằng việc tập trung các khâu từ thiết kế, lắp ráp, và chăm sóc khách hàng về một mối giúp họ tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao hơn, với mức độ hài lòng của khách hàng tốt hơn.
“Dây chuyền sản xuất và R&D cùng đặt trong phân xưởng của chính chúng tôi cho phép chúng tôi thử nghiệm những thế hệ và các bản nâng cấp mới, và mang sản phẩm ra thị trường nhanh hơn so với khi thuê ngoài sản xuất. Ngoài ra, vì những hạn chế liên quan vận chuyển và tình thế phức tạp về lực lượng lao động tại Đài Loan trong năm 2020 do COVID-19, đưa dây chuyền sản xuất về lại cơ sở của chúng tôi ở Washington cho phép chúng tôi đảm bảo lịch trình và ra mắt sản phẩm u8 Terminal vào quý IV/2020” - theo Jon Maron, phó chủ tịch marketing của Kymeta, hãng chuyên sản xuất đĩa vệ tinh.
MSI có thể là một công ty Đài Loan, nhưng họ đã đưa dây chuyền sản xuất đến Mỹ để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ một cách nhanh nhạy nhất. “MSI nổi tiếng là một trong những đối tác có tốc độ ra mắt sản phẩm nhanh nhất mỗi khi một thế hệ công nghệ mới xuất hiện” - giám đốc hệ thống sản phẩm Clifford Chun nói. “Bằng cách sản xuất tại Mỹ, chúng tôi có thể có được mọi linh kiện cần thiết trong kho và tung ra bất kỳ thứ gì mới nhất. Quá trình vận chuyển từ châu Á ngày nay có thể mất từ 3 tuần đến hơn 2 tháng”
Sản xuất tại Mỹ cũng thân thiện với môi trường hơn nữa - theo nhà sản xuất cáp OFS. Tờ The Independent của Anh chỉ ra rằng, các tàu chở hàng là thảm hoạ đối với môi trường khi liên tục đốt những loại nhiên liệu “nặng và độc hại” lấy từ “phế phẩm còn sót lại ở cuối quy trình tinh chế”. Sản xuất những thứ nặng nề như xe hơi hay những cuộn cáp sợi quang gần vị trí của các khách hàng sẽ giúp giảm được tác động của quá trình sản xuất lên Trái đất.
Đối với Flir, hãng chuyên làm cảm biến camera hồng ngoại, có một lý do khác nữa: nhiều sản phẩm của họ được sử dụng bởi các cơ quan chính phủ. Những cơ quan này thường có chính sách bắt buộc “mua hàng Mỹ” - hoặc ít nhất là “đừng mua hàng Trung Quốc”. “Một số sản phẩm mà Flir làm ra phục vụ mục đích quốc phòng, và vì những quy định của chính phủ, chúng tôi phải sản xuất chúng trong nước Mỹ, thường bằng những linh kiện nhất định của Mỹ” - theo người phát ngôn Paul Clayton của Flir.
Nhà sản xuất drone Skydio chỉ ra “những lợi thế không đối thủ” của Mỹ trong một số lĩnh vực nhất định, như AI, là lý do để sản xuất tại đây. “Skydio hưởng lợi từ vị thế hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Các nhà sáng lập của chúng tôi đã gặp gỡ khi tốt nghiệp MIT” - công ty cho biết. Flir đồng ý, chỉ ra rằng Goleta, CA từ những năm 1960 đã được xem là một thế lực trong công nghệ IR.
Chip điện tử và các linh kiện liên quan
Nhà máy chip của Intel ở Arizona
*Các địa danh trong bài được viết tắt theo mã vùng của Mỹ. Bạn có thể tra cứu Google để biết thêm chi tiết.
Một số nhà sản xuất chip và linh kiện đặt nhà máy tại Mỹ:
- Kính Corning Gorilla, sản xuất tại Harrodsburg, KY, là loại kính bảo vệ màn hình trên các thiết bị di động
- Smart Factory của Ericsson tại Lewisville, TX, đang xây dựng các trạm gốc 5G cho các nhà mạng không dây Mỹ
- GlobalFoundries sản xuất chip và tấm chip ở NY và VT cho AMD, ngành công nghiệp xe hơi…
- Vi xử lý Intel đều được sản xuất tại Mỹ
- Micron sản xuất DRAM và bộ nhớ flash NAND tại 2 địa điểm ở Mỹ
- OFS sản xuất ống cuộn cho cáp sợi quang
- PNY, trụ sở tại Parsippany, NJ, sản xuất ổ đĩa flash
- Qorvo sản xuất chip RF cho iPhone
- Samsung sản xuất chip ở Austin, TX từ 20 năm qua
- TI sản xuất nhiều loại chip tại nhà máy ở Richardson, TX
- Skyworks là đối thủ lớn nhất của Qorvo trên thị trường bảng mạch iPhone
Khoảng 12% số lượng chip được sản xuất tại Mỹ, giảm từ mức 37% năm 1990. Sản xuất chip mở ra những công việc thú vị, và số lượng công việc nó tạo nên là rất nhiều.
Theo Intel, vốn có nhà máy ở Oregon và Arizona, một sản phẩm mới đòi hỏi từ 3.000 - 6.000 nhân công. Phải mất khoảng 2 năm mới tạo ra được một con chip, và thêm 1,5 năm nữa mới tối ưu được tốc độ của nó.
Vậy tại sao Mỹ lại tụt xa các đối thủ về lĩnh vực sản xuất? “Chính phủ và các công ty của Đài Loan và Hàn Quốc hiểu rằng đầu tư vào những con chip ‘nhà trồng’ là giải pháp lâu dài giúp họ tiếp tục mở rộng mảng công nghệ và năng lực sản xuất” - theo nhà phân tích Anshel Sag của Moor Insights.
Ngược với hoạt động sản xuất, Mỹ cực mạnh về thiết kế chip. SIA nói trong một bản báo cáo rằng các công ty Mỹ chiếm đến 45% doanh số bán dẫn toàn cầu, nhưng ngày nay, họ hầu như thuê ngoài. Qualcomm Technology (QTI) là một ví dụ hoàn hảo cho tình trạng này. Nhà sản xuất chipset di động lớn thứ hai thế giới là xương sống cho nền kinh tế San Diego, nhưng họ không tự sản xuất bất kỳ con chip nào cả.
“Hình thức sản xuất thuê ngoài cho phép QTI tạo ra được những vi xử lý tối ưu về giá bán, hiệu suất, và khả năng tiết kiệm điện, thông qua việc thuê nhiều nhà máy với những node quy trình khác nhau” - công ty nói trong một bạch thư vào năm 2014.
Sag cho biết các nhà đầu tư Mỹ “từng xem các nhà máy sản xuất chip bên trong các công ty chip như một món nợ thay vì là một tài sản”, và do đó khuyến khích nhiều nhà sản xuất Mỹ tách rời hoạt động tự sản xuất. “Nó cực kỳ tốn vốn, tỉ lệ sụt giá cực cao, và các công ty có rất ít lý do để tăng sản lượng vượt mức cầu của thị trường” - ông nói.
Khi mà ngành công nghiệp đi theo hướng tách rời đó, các nhà máy sản xuất chip cũng không còn được xây dựng tại Mỹ nữa. SIA báo cáo rằng 38% số chip trên thị trường hiện nay được sản xuất trong các nhà máy bên thứ ba, nhưng chỉ 7% được sản xuất tại Mỹ mà thôi.
“Mức chi phí cao hơn từ 40-70% cho việc sản xuất tại Mỹ so với chi phí ở Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, và các quốc gia khác là lý do dẫn đến số lượng các công ty muốn sản xuất tại Mỹ thấp đi nhiều” - SIA nói. Dù Mỹ thường xuyên giảm thuế, Đài Loan lại trợ cấp đáng kể cho việc xây dựng và mua sắm trang thiết bị, đồng thời còn có nguồn nhân công chi phí thấp hơn, và những điều đó tạo ra sự khác biệt rất lớn.
“Những nhà máy sản xuất chip tiên tiến nhất đòi hỏi khoản đầu tư từ 10 tỷ - 20 tỷ và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ. Theo ước tính, xây dựng một nhà máy sản xuất chip tiên tiến tại Mỹ sẽ tiêu tốn gấp từ 2 đến 3 lần so với ở Đài Loan” - theo nhà phân tích Sravan Kundojjala của Strategy Analytics.
SIA ước tính nằng một chương trình trợ cấp 50 tỷ USD có thể giúp Mỹ sản xuất được 24% lượng chip trên toàn thế giới, với 19 nhà máy sản xuất. Ngoài ra Mỹ cũng phải đào tạo thêm nhân lực để vận hành chúng.
Kundojjala ước tính rằng phải mất từ 5 - 10 năm đào tạo mới giúp Mỹ sánh ngang các nước dẫn đầu về lực lượng sản xuất bán dẫn.
Mỹ có nhiều lý do khác để tự sản xuất chip
Sản xuất công nghệ đang trở thành một chủ đề ngày một nóng hơn trong vài tháng trở lại đây bởi tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu. General Motors phải định kỳ ngừng nhà máy lắp ráp xe bán tải vì thiếu chip. Theo một báo cáo thì tình trạng này ảnh hưởng đến mọi hãng trừ Apple, bởi hãng này đã nhanh tay mua hết chip từ các nhà cung ứng của mình (và chắc chắn đã trả thêm khối tiền để có được đặc quyền đó).
CEO mới của Intel, Pat Gelsinger, đã cam kết đầu tư 20 tỷ USD để xây dựng hai nhà máy sản xuất chip mới ở Arizona; nhà sản xuất Đài Loan TSMC thì dự định mở một nhà máy chip trị giá 12 tỷ USD ở Arizona vào năm 2024; và Samsung có lẽ đang dự định xây dựng một nhà máy chip trị giá 17 tỷ USD ở Texas vào quý 3/2021. Nhưng vấn đề này không thể giải quyết chỉ bằng cách xây dựng thêm nhà máy.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, các nhà sản xuất đã tận dụng triệt để triết lý sản xuất tức thời, có nghĩa là các nhà sản xuất nắm giữ rất ít linh kiện thừa trong kho. Họ tin rằng các nhà cung ứng sẽ luôn có thể giao hàng theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên trong một thế giới mà chuỗi cung ứng thường xuyên bị gián đoạn không thể dự báo trước được, triết lý này không có hiệu quả, và có vẻ như tình trạng đóng cửa các nhà máy chip sẽ còn tiếp diễn. Samsung đã thiệt hại 270 triệu USD bởi đóng cửa nhà máy ở Texas trong suốt một tháng vì bão tuyết. Tương tự, đợt bùng dịch COVID ở Malaysia vừa qua cũng buộc nhiều nhà máy tạm ngừng, góp phần làm căng thẳng thêm tình trạng thiếu hụt chip.
IEEE cho biết tình trạng thiếu hụt này sẽ tự chấm dứt vào năm 2022 với điều kiện đại dịch cũng đi đến hồi kết. Nhưng nếu có một bài học mà cả ngành công nghiệp đã nhãn tiền - mà trên thực tế họ chưa hề nhận ra được - thì đó là chúng ta đang bước vào một thời kỳ mà hoạt động sản xuất công nghệ một lần nữa phải tìm cách để trở nên bền vững hơn.
Kể cả khi các nhà sản xuất chip châu Á trở lại guồng, thì người tiêu dùng Mỹ vẫn sẽ được hưởng lợi nhờ việc sản xuất chip trong nước, bởi cả nhà sản xuất cáp sợi OFS và nhà sản xuất PC MSI đã chỉ ra rằng vấn đề không chỉ nằm ở chip mà còn ở khâu vận chuyển nữa. Vận chuyển hàng xuyên Thái Bình Dương hiện là một vấn đề lớn, và đại dịch tiếp tục khiến các cảng biển phải đóng cửa ở cả hai bờ đại dương. Nếu một chuỗi cung ứng có thể được đưa về để gần với 370 triệu người tiêu dùng Bắc Mỹ, khả năng họ sớm mua được xe hơi và máy tính mỗi khi cần sẽ càng cao.
Máy tính và máy chủ
Dây chuyền sản xuất Mac Pro ở Texas
Không thể sản xuất một chiếc PC mà không cần linh kiện từ nước ngoài, nhưng những công ty dưới đây vẫn tìm cách lắp ráp phần lớn sản phẩm tại Mỹ:
-Apple sản xuất một số mẫu Mac Pro tại TX
-Datto sản xuất máy chủ sao lưu tại CT
-DigitalStorm sản xuất PC chơi game tại CA
-Falcon Northwest sản xuất PC cao cấp tại OR từ năm 1992
-HP Enterprise sản xuất một số máy chủ tại WI
-Lenovo sở hữu một dây chuyển lắp ráp nhỏ ở NC
-MSI sản xuất một số mẫu desktop Aegis và Codex ở Mỹ
-Origin PC sản xuất mọi máy tính tại FL
-Supermicro sản xuất máy chủ ở CA
-Mọi máy tính của Velocity Micro đầu được lắp ráp bằng tay ở VA
Một chiếc PC “thuần Mỹ” liệu có khả thi?
Như đã nói ở trên, có thể sản xuất PC tại Mỹ, nhưng không thể sản xuất chúng chỉ bằng những linh kiện của Mỹ. Điều tương tự cũng đúng với mọi thiết bị điện tử phức tạp khác trong bài viết này, và có lẽ sự thật này không thể thay đổi một sớm một chiều.
“Sản xuất và lắp ráp bảng mạch in (PCB) là hoạt động có lợi nhuận biên rất thấp và chủ yếu được thực hiện tại châu Á. Tất cả là vì nguồn nhân công giá rẻ, hệ sinh thái hạ tầng nhà máy rộng lớn, và độ linh hoạt. Rất khó để tái lập lại hệ sinh thái đó ở Mỹ” - theo Kundojjala.
Nhà máy lắp ráp máy tính ở Quảng Đông, Trung Quốc
Josh Covington của Velocity Micro đồng ý với điều đó. “Ngoại trừ một vài loại vi xử lý, đại đa số các linh kiện vẫn có xuất xứ từ nước ngoài. Đài Loan, Trung Quốc, và Nhật Bản đi trước chúng ta rất xa xét về hạ tầng sản xuất và nhân công giá rẻ, khiến việc đưa dây chuyền sản xuất về Mỹ mà vẫn đảm bảo tính cạnh tranh về giá là điều gần như bất khả thi” - ông nói.
Nhìn chung, PC sản xuất tại Mỹ là các mẫu máy thuộc phân khúc cao cấp, số lượng nhỏ, như các máy Mac Pro cao cấp của Apple và PC chơi game của Origin. Một bài viết trên tờ New York Times vào năm 2019 giải thích lý do cho điều này: “Apple nhận ra không quốc gia nào - và chắc chắn là không phải Mỹ - có thể bắt kịp Trung Quốc về quy mô, kỹ năng, hạ tầng và chi phí” - cho thấy đất nước châu Á này sở hữu cơ sở hạ tầng khổng lồ bao gồm mọi thứ, từ những công ty chuyên về…ốc vít cho đến các dây chuyền lắp ráp.
Công nhân Mỹ cũng yêu cầu mức lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn so với Trung Quốc. Điều đó khiến giá bán các sản phẩm của Mỹ tăng lên, và số lượng sản phẩm giảm xuống. Khi bạn nhìn vào một nhà sản xuất PC, thiết bị điện tử tiêu dùng, và xe đạp điện tại Mỹ, bạn sẽ thấy rằng họ sản xuất những sản phẩm giá cao, chất lượng cao, và hiển nhiên là hiệu năng hoạt động cũng cao nốt, chứ không phải những thứ rẻ tiền bạn tìm được tại những cửa hàng địa phương thông thường. Nếu bạn muốn có những chiếc PC sản xuất bởi đội ngũ công nhân Mỹ lương cao, sống trong những căn nhà trung lưu ở vùng ngoại ô, bạn sẽ phải chấp nhận cái giá cho điều đó.
“Người tiêu dùng cần điều chỉnh kỳ vọng giá của họ. Chúng ta đều đã quen với những công nghệ rẻ tiền trong vài thập kỷ qua, nhưng sự thật là công nghệ rẻ tiền bởi chi phí sản xuất ở nước ngoài rẻ mạt. Chúng ta cũng cần nhiều công ty sẵn sàng cải tiến và đầu tư vào sản xuất tại Mỹ, mặc cho chi phí cao hơn” - Covington nói.
Thiết bị điện tử tiêu dùng và thiết bị âm thanh
Loa thùng Klipsch được sản xuất thủ công ở Arkansas
Nhiều nhãn hiệu âm thanh cao cấp vẫn được sản xuất một phần tại Mỹ, và một số nhãn hiệu điện tử tiêu dùng cao cấp khác cũng vậy.
-Headphone Audeze được lắp ráp tại CA
-Loa thùng gỗ thủ công Clark Blumenstein sản xuất tại WA
-Dan Clark Audio sản xuất headphone tại CA
-Flir sản xuất cảm biến máy ảnh hồng ngoại tại CA
-Headphone Grado được sản xuất tại NY từ năm 1953
-Một số mẫu loa thùng Klipsch được sản xuất bằng tay tại AR
-Các sản phẩm đĩa vệ tinh của Kymeta được sản xuất tại WA
-Các sản phẩm âm thanh McIntosh Labs đều được sản xuất tại NY
-Planar sản xuất màn hình ghép bao gồm nhiều tấm nền LCD tại OR
-Camera RED được lắp ráp tại CA
-TV Seura được sản xuất tại WI
-Shinola có cơ sở tại MI
-Skydio là nhà sản xuất drone hàng đầu nước Mỹ, trụ sở tại CA
-Starlink sản xuất trạm cuối vệ tinh tiêu dùng tại WA và đang cân nhắc sản xuất thêm tại TX
-Sunbrite TV được sản xuất tại miền nam CA
-Máy quay đĩa U-Turn Audio được sản xuất tại MA.
Hàng nhái
Không phải mọi thứ dán nhãn “Made in America” đều được sản xuất tại Mỹ. Nhiều công ty dán nhãn này để tỏ ra yêu nước, nhưng cũng có khả năng họ làm điều đó để nhận trợ cấp.
Element Electronics bán TV thông qua Walmart và khẳng định họ là “nhà máy TV lắp ráp đại trà duy nhất tại Mỹ. Nhà máy Winnsboro, Nam Carolina, có hơn 400 công nhân và bán ra hơn 1 triệu TV mỗi năm”.
Nhưng vào năm 2014, Liên minh Sản xuất tại Mỹ phát hiện ra rằng dây chuyền sản xuất của Element đơn giản chỉ là lấy các TV do Trung Quốc sản xuất về và chèn một chiếc thẻ nhớ cũng của Trung Quốc nốt vào bên trong. Vụ việc này dẫn đến một vụ khiếu nại lên Uỷ ban Thương mại Liên bang, nơi diễn ra một cuộc tranh cãi xoay quanh định nghĩa thế nào là “quá trình biến đổi đáng kể” của một sản phẩm.
Hiện nay, Element vẫn chơi chiêu bài cũ. Công ty này đã nhận được hàng triệu đô tiền trợ cấp chính phủ và được giảm thuế tài sản đối với nhà máy của họ tại Mỹ, nơi được cho là chỉ đảm đương việc kiểm tra và tái đóng gói các sản phẩm Trung Quốc. “Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều nguồn là tay trong ở nhà máy Winnsboro của Element, và họ cho chúng tôi biết quy trình sản xuất ‘tuốc nơ vít’ vẫn ở đó. Họ khẳng định quy trình ‘thử nghiệm cơ khí’ đơn giản chỉ là cắm TV vào ổ điện và bật chúng lên là xong”
Định nghĩa “quá trình biến đổi đáng kể” ở đây khá khó hiểu. Cơ quan Thương mại Quốc tế nói rằng một sự biến đổi đáng kể cần bao gồm “một thay đổi cơ bản… giúp giá trị sản phẩm tăng lên”, và rằng “thông thường thì kết quả cho ra sẽ là một sản phẩm với tên gọi khác”. Gắn một chiếc thẻ nhớ vào TV quả thực khiến giá trị của nó tăng lên, nhưng không hề tạo ra một thiết bị với tên gọi khác, và nó sẽ không vượt qua được bài thử nghiệm của hầu hết mọi người.
Trong danh sách nêu trên có hai nhà sản xuất TV là Seura và Sunbrite. Sự khác biệt giữa họ và Element là rất lớn. Không có tấm nền TV nào được sản xuất tại Mỹ cả; chúng đều được nhập khẩu. Nhưng các nhà sản xuất TV Mỹ thực thụ sẽ biến chúng thành một thứ khác biệt, bằng cách kết hợp chúng với những tấm gương hoặc tăng độ sáng nền và lắp chúng vào những bộ khung chống nước, chống bụi.
Giấc mơ về tấm nền LCD tại Mỹ (và công việc cho người Mỹ) khiến chính quyền Trump và chính quyền bang Wisconsin bước vào một thoả thuận với Foxconn hồi năm 2017 để xây dựng một nhà máy khổng lồ với 13.000 công ăn việc làm tại Mount Pleasant, WI. Nhưng theo một cuộc điều tra quy mô của The Verge vào cuối năm 2020, Foxconn đã phản bội mọi lời hứa hẹn. Công ty này không bao giờ xây dựng một nhà máy LCD, lùm xùm trong khâu tuyển dụng, và sản xuất rất hời hợt. Công ty hứa hẹn sẽ đầu tư 10 tỷ USD, nhưng chỉ thực sự bỏ ra được 3% của con số đó.
Vào tháng 4, dự án sụp đổ với một thoả thuận mới, trong đó Foxconn lại hứa hẹn sẽ mang lại khoảng 1.500 công ăn việc làm; họ hiện chỉ có vài trăm mà thôi. Công ty vẫn chưa giải thích kế hoạch sản xuất ngay tại nhà máy của họ là gì.
Ford F-150 Lightning Platinum
Tương lai của xe hơi điện Mỹ có lẽ khá hứng khởi mặc cho những lời hứa hời hợt của Foxconn có thành hiện thực hay không. GM, Nissan và Tesla đã sản xuất đại trà xe hơi điện tại Mỹ, và họ sẽ sớm được “chung vui” bởi một gã khổng lồ khác: Ford F-150 là mẫu bán tải phổ biến nhất nước Mỹ, và phiên bản điện của nó sẽ được sản xuất tại Michigan. Các startup cũng đang nhăm nhe làm điều tương tự. Rivian và Lordstown là những startup xe hơi điện đang tái tận dụng các nhà máy xe hơi cũ ở vùng trung tây để sản xuất những phương tiện thế hệ tiếp theo. Những chiếc SUV đầu tiên của Rivian được cho là sẽ xuất hiện ngay trong tháng này.
Xe hơi điện
Nhà máy lắp ráp xe hơi của GM ở Michigan
-Mẫu Bolt của Chevrolet và sắp tới là GMC Hummer EV được sản xuất tại MI
-Electric Bike Co sản xuất xe đạp điện tại CA
-Mọi mẫu mô-tô điện Livewire của Harley-Davidson đều được sản xuất tại PA
-Lordstown Endurance là một nhà sản xuất bán tải điện mới toanh tại OH
-Xe hơi điện Nissan Leaf được sản xuất tại TN
-Xe hơi điện Rivian được sản xuất tại IL
-Nhà máy của Tesla ở bắc CA sản xuất xe hơi điện mỗi ngày
-Xe đạp điện của Zero Motorcycles được sản xuất tại CA
-Ford cam kết sản xuất mẫu bán tải F-150 Lightning tại MI.
Tham khảo: PCMag
Một cuộc khảo sát gần đây của Reuters cho thấy người Mỹ ngày càng muốn mua nhiều sản phẩm sản xuất tại Mỹ hơn, miễn là giá bán của chúng không tăng cao. Cuộc bình chọn phát hiện ra rằng 69% số người nói rằng nếu một món đồ được sản xuất tại Mỹ, nó hẳn phải quan trọng theo một khía cạnh nào đó, nhưng 63% lại tuyên bố không sẵn sàng trả thêm hơn 10% mức giá của sản phẩm đó chỉ vì nó được sản xuất tại Mỹ.
Làm việc trong lĩnh vực sản xuất thường là một cơ hội tốt; ít nhất thì công việc này còn tốt hơn nhiều so với việc bán các sản phẩm nhập khẩu. Theo Cục Thống kê Lao động, công nhân các dây chuyền sản xuất và lắp ráp kiếm được trung bình 37.550 USD/năm, trong khi nhân viên bán lẻ bình thường chỉ kiếm được 29.010 USD mà thôi.
“Quốc gia của chúng ta đang tụt lại đằng sau các đối thủ lớn nhất về mặt nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất, và đào tạo. Chưa bao giờ việc đầu tư nhằm củng cố cơ sở hạ tầng và tính cạnh tranh của chúng ta, cũng như tạo ra những công việc với mức lương hợp lý và mang tính đồng thuận cao cho tương lai, lại quan trọng như hiện nay” - chính quyền của Tổng thống Biden đã nhấn mạnh điều đó trong một sắc lệnh vừa được ban hành gần đây.
Các công ty công nghệ hàng đầu cũng đã cho chúng ta một bài học rằng: tự chủ sản xuất là tự chủ dân tộc. Các nhà máy Mỹ phải chịu tác động của luật pháp Mỹ, và chúng cũng gần với các khách hàng tại Mỹ hơn. Kể cả khi các sản phẩm Mỹ được sản xuất tại các nước đồng minh, như Mexico hay Hàn Quốc, thì Mỹ cũng không thể kiểm soát mọi thứ từ điều kiện lao động cho đến quyền lợi người tiêu dùng bởi chuyện đã vượt khỏi biên giới nước họ.
“Nếu mọi dây chuyền sản xuất đều đặt tại châu Á… điều gì sẽ xảy ra nếu những nơi đó ngừng hoạt động?” - đó là câu hỏi của Greg Slater, phó chủ tịch kiêm giám đốc quan hệ toàn cầu của Intel. “Qualcomm và Apple và các hãng khác nên lo lắng thì hơn. Nếu một nhà máy ở Đài Loan ngừng hoạt động vì bất kỳ lý do gì, họ sẽ lãnh đủ”
Để khảo sát hiện trạng của ngành sản xuất công nghệ cao ở Mỹ, trang PCMag đã tìm ra 46 công ty đang sản xuất các thiết bị công nghệ trên toàn đất nước, nằm trong 5 danh mục: chip, PC và máy chủ, thiết bị điện tử tiêu dùng, hệ thống âm thanh tại gia, và xe hơi điện. Danh sách bên dưới có thể chưa đầy đủ, và các công ty xuất hiện tại đây đều đã được xác thực là đang có hoạt động sản xuất trên đất Mỹ.
Các công ty này, lớn nhỏ đều có, sở hữu nhiều nhà máy ở California, Vermont, và một số nơi khác nữa. Thông thường, quy trình sản xuất thiết bị điện tử tại Mỹ có những tiêu chí khắt khe nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá trị cao, và đảm bảo thực hiện tốt hoạt động chăm sóc khách hàng. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa những món đồ giá tốt mà bạn thường thấy trên các quầy hàng Walmart trong tương lai sẽ phải được sản xuất ở nước ngoài.
Tại sao các công ty sản xuất hàng hoá tại Mỹ
Các chính trị gia sẽ trả lời ngay cho bạn câu hỏi đó: đảm bảo an ninh quốc gia và tạo ra công ăn việc làm. Nhưng các công ty lại có những lý do khác cho quyết định của họ.
Đầu tiên là vì niềm tự hào và cảm giác được vì cộng đồng. Ben Carter của U-Turn Audio cho biết anh “luôn muốn xây dựng nên một công ty ở ngay Massachusetts và tuyển dụng cư dân từ cộng đồng” của mình - và Carter hiện đã có 21 nhân viên chuyên sản xuất máy quay đĩa tại Woburn.
Nhưng quan trọng hơn là vì khả năng phản ứng nhanh. Hầu hết các công ty đều muốn tiếp cận gần hơn với khách hàng, giúp họ phản ứng nhanh hơn trong quá trình giao nhận hàng hoặc chăm sóc khách hàng. Đặc biệt là các nhà sản xuất thiết bị âm thanh và PC - họ nói rằng việc tập trung các khâu từ thiết kế, lắp ráp, và chăm sóc khách hàng về một mối giúp họ tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao hơn, với mức độ hài lòng của khách hàng tốt hơn.
“Dây chuyền sản xuất và R&D cùng đặt trong phân xưởng của chính chúng tôi cho phép chúng tôi thử nghiệm những thế hệ và các bản nâng cấp mới, và mang sản phẩm ra thị trường nhanh hơn so với khi thuê ngoài sản xuất. Ngoài ra, vì những hạn chế liên quan vận chuyển và tình thế phức tạp về lực lượng lao động tại Đài Loan trong năm 2020 do COVID-19, đưa dây chuyền sản xuất về lại cơ sở của chúng tôi ở Washington cho phép chúng tôi đảm bảo lịch trình và ra mắt sản phẩm u8 Terminal vào quý IV/2020” - theo Jon Maron, phó chủ tịch marketing của Kymeta, hãng chuyên sản xuất đĩa vệ tinh.
MSI có thể là một công ty Đài Loan, nhưng họ đã đưa dây chuyền sản xuất đến Mỹ để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ một cách nhanh nhạy nhất. “MSI nổi tiếng là một trong những đối tác có tốc độ ra mắt sản phẩm nhanh nhất mỗi khi một thế hệ công nghệ mới xuất hiện” - giám đốc hệ thống sản phẩm Clifford Chun nói. “Bằng cách sản xuất tại Mỹ, chúng tôi có thể có được mọi linh kiện cần thiết trong kho và tung ra bất kỳ thứ gì mới nhất. Quá trình vận chuyển từ châu Á ngày nay có thể mất từ 3 tuần đến hơn 2 tháng”
Đối với Flir, hãng chuyên làm cảm biến camera hồng ngoại, có một lý do khác nữa: nhiều sản phẩm của họ được sử dụng bởi các cơ quan chính phủ. Những cơ quan này thường có chính sách bắt buộc “mua hàng Mỹ” - hoặc ít nhất là “đừng mua hàng Trung Quốc”. “Một số sản phẩm mà Flir làm ra phục vụ mục đích quốc phòng, và vì những quy định của chính phủ, chúng tôi phải sản xuất chúng trong nước Mỹ, thường bằng những linh kiện nhất định của Mỹ” - theo người phát ngôn Paul Clayton của Flir.
Nhà sản xuất drone Skydio chỉ ra “những lợi thế không đối thủ” của Mỹ trong một số lĩnh vực nhất định, như AI, là lý do để sản xuất tại đây. “Skydio hưởng lợi từ vị thế hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Các nhà sáng lập của chúng tôi đã gặp gỡ khi tốt nghiệp MIT” - công ty cho biết. Flir đồng ý, chỉ ra rằng Goleta, CA từ những năm 1960 đã được xem là một thế lực trong công nghệ IR.
Chip điện tử và các linh kiện liên quan
*Các địa danh trong bài được viết tắt theo mã vùng của Mỹ. Bạn có thể tra cứu Google để biết thêm chi tiết.
Một số nhà sản xuất chip và linh kiện đặt nhà máy tại Mỹ:
- Kính Corning Gorilla, sản xuất tại Harrodsburg, KY, là loại kính bảo vệ màn hình trên các thiết bị di động
- Smart Factory của Ericsson tại Lewisville, TX, đang xây dựng các trạm gốc 5G cho các nhà mạng không dây Mỹ
- GlobalFoundries sản xuất chip và tấm chip ở NY và VT cho AMD, ngành công nghiệp xe hơi…
- Vi xử lý Intel đều được sản xuất tại Mỹ
- Micron sản xuất DRAM và bộ nhớ flash NAND tại 2 địa điểm ở Mỹ
- OFS sản xuất ống cuộn cho cáp sợi quang
- PNY, trụ sở tại Parsippany, NJ, sản xuất ổ đĩa flash
- Qorvo sản xuất chip RF cho iPhone
- Samsung sản xuất chip ở Austin, TX từ 20 năm qua
- TI sản xuất nhiều loại chip tại nhà máy ở Richardson, TX
- Skyworks là đối thủ lớn nhất của Qorvo trên thị trường bảng mạch iPhone
Khoảng 12% số lượng chip được sản xuất tại Mỹ, giảm từ mức 37% năm 1990. Sản xuất chip mở ra những công việc thú vị, và số lượng công việc nó tạo nên là rất nhiều.
Theo Intel, vốn có nhà máy ở Oregon và Arizona, một sản phẩm mới đòi hỏi từ 3.000 - 6.000 nhân công. Phải mất khoảng 2 năm mới tạo ra được một con chip, và thêm 1,5 năm nữa mới tối ưu được tốc độ của nó.
Vậy tại sao Mỹ lại tụt xa các đối thủ về lĩnh vực sản xuất? “Chính phủ và các công ty của Đài Loan và Hàn Quốc hiểu rằng đầu tư vào những con chip ‘nhà trồng’ là giải pháp lâu dài giúp họ tiếp tục mở rộng mảng công nghệ và năng lực sản xuất” - theo nhà phân tích Anshel Sag của Moor Insights.
Ngược với hoạt động sản xuất, Mỹ cực mạnh về thiết kế chip. SIA nói trong một bản báo cáo rằng các công ty Mỹ chiếm đến 45% doanh số bán dẫn toàn cầu, nhưng ngày nay, họ hầu như thuê ngoài. Qualcomm Technology (QTI) là một ví dụ hoàn hảo cho tình trạng này. Nhà sản xuất chipset di động lớn thứ hai thế giới là xương sống cho nền kinh tế San Diego, nhưng họ không tự sản xuất bất kỳ con chip nào cả.
“Hình thức sản xuất thuê ngoài cho phép QTI tạo ra được những vi xử lý tối ưu về giá bán, hiệu suất, và khả năng tiết kiệm điện, thông qua việc thuê nhiều nhà máy với những node quy trình khác nhau” - công ty nói trong một bạch thư vào năm 2014.
Sag cho biết các nhà đầu tư Mỹ “từng xem các nhà máy sản xuất chip bên trong các công ty chip như một món nợ thay vì là một tài sản”, và do đó khuyến khích nhiều nhà sản xuất Mỹ tách rời hoạt động tự sản xuất. “Nó cực kỳ tốn vốn, tỉ lệ sụt giá cực cao, và các công ty có rất ít lý do để tăng sản lượng vượt mức cầu của thị trường” - ông nói.
Khi mà ngành công nghiệp đi theo hướng tách rời đó, các nhà máy sản xuất chip cũng không còn được xây dựng tại Mỹ nữa. SIA báo cáo rằng 38% số chip trên thị trường hiện nay được sản xuất trong các nhà máy bên thứ ba, nhưng chỉ 7% được sản xuất tại Mỹ mà thôi.
“Mức chi phí cao hơn từ 40-70% cho việc sản xuất tại Mỹ so với chi phí ở Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, và các quốc gia khác là lý do dẫn đến số lượng các công ty muốn sản xuất tại Mỹ thấp đi nhiều” - SIA nói. Dù Mỹ thường xuyên giảm thuế, Đài Loan lại trợ cấp đáng kể cho việc xây dựng và mua sắm trang thiết bị, đồng thời còn có nguồn nhân công chi phí thấp hơn, và những điều đó tạo ra sự khác biệt rất lớn.
“Những nhà máy sản xuất chip tiên tiến nhất đòi hỏi khoản đầu tư từ 10 tỷ - 20 tỷ và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ. Theo ước tính, xây dựng một nhà máy sản xuất chip tiên tiến tại Mỹ sẽ tiêu tốn gấp từ 2 đến 3 lần so với ở Đài Loan” - theo nhà phân tích Sravan Kundojjala của Strategy Analytics.
SIA ước tính nằng một chương trình trợ cấp 50 tỷ USD có thể giúp Mỹ sản xuất được 24% lượng chip trên toàn thế giới, với 19 nhà máy sản xuất. Ngoài ra Mỹ cũng phải đào tạo thêm nhân lực để vận hành chúng.
Kundojjala ước tính rằng phải mất từ 5 - 10 năm đào tạo mới giúp Mỹ sánh ngang các nước dẫn đầu về lực lượng sản xuất bán dẫn.
Mỹ có nhiều lý do khác để tự sản xuất chip
Sản xuất công nghệ đang trở thành một chủ đề ngày một nóng hơn trong vài tháng trở lại đây bởi tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu. General Motors phải định kỳ ngừng nhà máy lắp ráp xe bán tải vì thiếu chip. Theo một báo cáo thì tình trạng này ảnh hưởng đến mọi hãng trừ Apple, bởi hãng này đã nhanh tay mua hết chip từ các nhà cung ứng của mình (và chắc chắn đã trả thêm khối tiền để có được đặc quyền đó).
CEO mới của Intel, Pat Gelsinger, đã cam kết đầu tư 20 tỷ USD để xây dựng hai nhà máy sản xuất chip mới ở Arizona; nhà sản xuất Đài Loan TSMC thì dự định mở một nhà máy chip trị giá 12 tỷ USD ở Arizona vào năm 2024; và Samsung có lẽ đang dự định xây dựng một nhà máy chip trị giá 17 tỷ USD ở Texas vào quý 3/2021. Nhưng vấn đề này không thể giải quyết chỉ bằng cách xây dựng thêm nhà máy.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, các nhà sản xuất đã tận dụng triệt để triết lý sản xuất tức thời, có nghĩa là các nhà sản xuất nắm giữ rất ít linh kiện thừa trong kho. Họ tin rằng các nhà cung ứng sẽ luôn có thể giao hàng theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên trong một thế giới mà chuỗi cung ứng thường xuyên bị gián đoạn không thể dự báo trước được, triết lý này không có hiệu quả, và có vẻ như tình trạng đóng cửa các nhà máy chip sẽ còn tiếp diễn. Samsung đã thiệt hại 270 triệu USD bởi đóng cửa nhà máy ở Texas trong suốt một tháng vì bão tuyết. Tương tự, đợt bùng dịch COVID ở Malaysia vừa qua cũng buộc nhiều nhà máy tạm ngừng, góp phần làm căng thẳng thêm tình trạng thiếu hụt chip.
IEEE cho biết tình trạng thiếu hụt này sẽ tự chấm dứt vào năm 2022 với điều kiện đại dịch cũng đi đến hồi kết. Nhưng nếu có một bài học mà cả ngành công nghiệp đã nhãn tiền - mà trên thực tế họ chưa hề nhận ra được - thì đó là chúng ta đang bước vào một thời kỳ mà hoạt động sản xuất công nghệ một lần nữa phải tìm cách để trở nên bền vững hơn.
Kể cả khi các nhà sản xuất chip châu Á trở lại guồng, thì người tiêu dùng Mỹ vẫn sẽ được hưởng lợi nhờ việc sản xuất chip trong nước, bởi cả nhà sản xuất cáp sợi OFS và nhà sản xuất PC MSI đã chỉ ra rằng vấn đề không chỉ nằm ở chip mà còn ở khâu vận chuyển nữa. Vận chuyển hàng xuyên Thái Bình Dương hiện là một vấn đề lớn, và đại dịch tiếp tục khiến các cảng biển phải đóng cửa ở cả hai bờ đại dương. Nếu một chuỗi cung ứng có thể được đưa về để gần với 370 triệu người tiêu dùng Bắc Mỹ, khả năng họ sớm mua được xe hơi và máy tính mỗi khi cần sẽ càng cao.
Máy tính và máy chủ
Không thể sản xuất một chiếc PC mà không cần linh kiện từ nước ngoài, nhưng những công ty dưới đây vẫn tìm cách lắp ráp phần lớn sản phẩm tại Mỹ:
-Apple sản xuất một số mẫu Mac Pro tại TX
-Datto sản xuất máy chủ sao lưu tại CT
-DigitalStorm sản xuất PC chơi game tại CA
-Falcon Northwest sản xuất PC cao cấp tại OR từ năm 1992
-HP Enterprise sản xuất một số máy chủ tại WI
-Lenovo sở hữu một dây chuyển lắp ráp nhỏ ở NC
-MSI sản xuất một số mẫu desktop Aegis và Codex ở Mỹ
-Origin PC sản xuất mọi máy tính tại FL
-Supermicro sản xuất máy chủ ở CA
-Mọi máy tính của Velocity Micro đầu được lắp ráp bằng tay ở VA
Một chiếc PC “thuần Mỹ” liệu có khả thi?
Như đã nói ở trên, có thể sản xuất PC tại Mỹ, nhưng không thể sản xuất chúng chỉ bằng những linh kiện của Mỹ. Điều tương tự cũng đúng với mọi thiết bị điện tử phức tạp khác trong bài viết này, và có lẽ sự thật này không thể thay đổi một sớm một chiều.
“Sản xuất và lắp ráp bảng mạch in (PCB) là hoạt động có lợi nhuận biên rất thấp và chủ yếu được thực hiện tại châu Á. Tất cả là vì nguồn nhân công giá rẻ, hệ sinh thái hạ tầng nhà máy rộng lớn, và độ linh hoạt. Rất khó để tái lập lại hệ sinh thái đó ở Mỹ” - theo Kundojjala.
Josh Covington của Velocity Micro đồng ý với điều đó. “Ngoại trừ một vài loại vi xử lý, đại đa số các linh kiện vẫn có xuất xứ từ nước ngoài. Đài Loan, Trung Quốc, và Nhật Bản đi trước chúng ta rất xa xét về hạ tầng sản xuất và nhân công giá rẻ, khiến việc đưa dây chuyền sản xuất về Mỹ mà vẫn đảm bảo tính cạnh tranh về giá là điều gần như bất khả thi” - ông nói.
Nhìn chung, PC sản xuất tại Mỹ là các mẫu máy thuộc phân khúc cao cấp, số lượng nhỏ, như các máy Mac Pro cao cấp của Apple và PC chơi game của Origin. Một bài viết trên tờ New York Times vào năm 2019 giải thích lý do cho điều này: “Apple nhận ra không quốc gia nào - và chắc chắn là không phải Mỹ - có thể bắt kịp Trung Quốc về quy mô, kỹ năng, hạ tầng và chi phí” - cho thấy đất nước châu Á này sở hữu cơ sở hạ tầng khổng lồ bao gồm mọi thứ, từ những công ty chuyên về…ốc vít cho đến các dây chuyền lắp ráp.
Công nhân Mỹ cũng yêu cầu mức lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn so với Trung Quốc. Điều đó khiến giá bán các sản phẩm của Mỹ tăng lên, và số lượng sản phẩm giảm xuống. Khi bạn nhìn vào một nhà sản xuất PC, thiết bị điện tử tiêu dùng, và xe đạp điện tại Mỹ, bạn sẽ thấy rằng họ sản xuất những sản phẩm giá cao, chất lượng cao, và hiển nhiên là hiệu năng hoạt động cũng cao nốt, chứ không phải những thứ rẻ tiền bạn tìm được tại những cửa hàng địa phương thông thường. Nếu bạn muốn có những chiếc PC sản xuất bởi đội ngũ công nhân Mỹ lương cao, sống trong những căn nhà trung lưu ở vùng ngoại ô, bạn sẽ phải chấp nhận cái giá cho điều đó.
“Người tiêu dùng cần điều chỉnh kỳ vọng giá của họ. Chúng ta đều đã quen với những công nghệ rẻ tiền trong vài thập kỷ qua, nhưng sự thật là công nghệ rẻ tiền bởi chi phí sản xuất ở nước ngoài rẻ mạt. Chúng ta cũng cần nhiều công ty sẵn sàng cải tiến và đầu tư vào sản xuất tại Mỹ, mặc cho chi phí cao hơn” - Covington nói.
Thiết bị điện tử tiêu dùng và thiết bị âm thanh
Nhiều nhãn hiệu âm thanh cao cấp vẫn được sản xuất một phần tại Mỹ, và một số nhãn hiệu điện tử tiêu dùng cao cấp khác cũng vậy.
-Headphone Audeze được lắp ráp tại CA
-Loa thùng gỗ thủ công Clark Blumenstein sản xuất tại WA
-Dan Clark Audio sản xuất headphone tại CA
-Flir sản xuất cảm biến máy ảnh hồng ngoại tại CA
-Headphone Grado được sản xuất tại NY từ năm 1953
-Một số mẫu loa thùng Klipsch được sản xuất bằng tay tại AR
-Các sản phẩm đĩa vệ tinh của Kymeta được sản xuất tại WA
-Các sản phẩm âm thanh McIntosh Labs đều được sản xuất tại NY
-Planar sản xuất màn hình ghép bao gồm nhiều tấm nền LCD tại OR
-Camera RED được lắp ráp tại CA
-TV Seura được sản xuất tại WI
-Shinola có cơ sở tại MI
-Skydio là nhà sản xuất drone hàng đầu nước Mỹ, trụ sở tại CA
-Starlink sản xuất trạm cuối vệ tinh tiêu dùng tại WA và đang cân nhắc sản xuất thêm tại TX
-Sunbrite TV được sản xuất tại miền nam CA
-Máy quay đĩa U-Turn Audio được sản xuất tại MA.
Hàng nhái
Không phải mọi thứ dán nhãn “Made in America” đều được sản xuất tại Mỹ. Nhiều công ty dán nhãn này để tỏ ra yêu nước, nhưng cũng có khả năng họ làm điều đó để nhận trợ cấp.
Element Electronics bán TV thông qua Walmart và khẳng định họ là “nhà máy TV lắp ráp đại trà duy nhất tại Mỹ. Nhà máy Winnsboro, Nam Carolina, có hơn 400 công nhân và bán ra hơn 1 triệu TV mỗi năm”.
Nhưng vào năm 2014, Liên minh Sản xuất tại Mỹ phát hiện ra rằng dây chuyền sản xuất của Element đơn giản chỉ là lấy các TV do Trung Quốc sản xuất về và chèn một chiếc thẻ nhớ cũng của Trung Quốc nốt vào bên trong. Vụ việc này dẫn đến một vụ khiếu nại lên Uỷ ban Thương mại Liên bang, nơi diễn ra một cuộc tranh cãi xoay quanh định nghĩa thế nào là “quá trình biến đổi đáng kể” của một sản phẩm.
Hiện nay, Element vẫn chơi chiêu bài cũ. Công ty này đã nhận được hàng triệu đô tiền trợ cấp chính phủ và được giảm thuế tài sản đối với nhà máy của họ tại Mỹ, nơi được cho là chỉ đảm đương việc kiểm tra và tái đóng gói các sản phẩm Trung Quốc. “Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều nguồn là tay trong ở nhà máy Winnsboro của Element, và họ cho chúng tôi biết quy trình sản xuất ‘tuốc nơ vít’ vẫn ở đó. Họ khẳng định quy trình ‘thử nghiệm cơ khí’ đơn giản chỉ là cắm TV vào ổ điện và bật chúng lên là xong”
Định nghĩa “quá trình biến đổi đáng kể” ở đây khá khó hiểu. Cơ quan Thương mại Quốc tế nói rằng một sự biến đổi đáng kể cần bao gồm “một thay đổi cơ bản… giúp giá trị sản phẩm tăng lên”, và rằng “thông thường thì kết quả cho ra sẽ là một sản phẩm với tên gọi khác”. Gắn một chiếc thẻ nhớ vào TV quả thực khiến giá trị của nó tăng lên, nhưng không hề tạo ra một thiết bị với tên gọi khác, và nó sẽ không vượt qua được bài thử nghiệm của hầu hết mọi người.
Trong danh sách nêu trên có hai nhà sản xuất TV là Seura và Sunbrite. Sự khác biệt giữa họ và Element là rất lớn. Không có tấm nền TV nào được sản xuất tại Mỹ cả; chúng đều được nhập khẩu. Nhưng các nhà sản xuất TV Mỹ thực thụ sẽ biến chúng thành một thứ khác biệt, bằng cách kết hợp chúng với những tấm gương hoặc tăng độ sáng nền và lắp chúng vào những bộ khung chống nước, chống bụi.
Giấc mơ về tấm nền LCD tại Mỹ (và công việc cho người Mỹ) khiến chính quyền Trump và chính quyền bang Wisconsin bước vào một thoả thuận với Foxconn hồi năm 2017 để xây dựng một nhà máy khổng lồ với 13.000 công ăn việc làm tại Mount Pleasant, WI. Nhưng theo một cuộc điều tra quy mô của The Verge vào cuối năm 2020, Foxconn đã phản bội mọi lời hứa hẹn. Công ty này không bao giờ xây dựng một nhà máy LCD, lùm xùm trong khâu tuyển dụng, và sản xuất rất hời hợt. Công ty hứa hẹn sẽ đầu tư 10 tỷ USD, nhưng chỉ thực sự bỏ ra được 3% của con số đó.
Vào tháng 4, dự án sụp đổ với một thoả thuận mới, trong đó Foxconn lại hứa hẹn sẽ mang lại khoảng 1.500 công ăn việc làm; họ hiện chỉ có vài trăm mà thôi. Công ty vẫn chưa giải thích kế hoạch sản xuất ngay tại nhà máy của họ là gì.
Tương lai của xe hơi điện Mỹ có lẽ khá hứng khởi mặc cho những lời hứa hời hợt của Foxconn có thành hiện thực hay không. GM, Nissan và Tesla đã sản xuất đại trà xe hơi điện tại Mỹ, và họ sẽ sớm được “chung vui” bởi một gã khổng lồ khác: Ford F-150 là mẫu bán tải phổ biến nhất nước Mỹ, và phiên bản điện của nó sẽ được sản xuất tại Michigan. Các startup cũng đang nhăm nhe làm điều tương tự. Rivian và Lordstown là những startup xe hơi điện đang tái tận dụng các nhà máy xe hơi cũ ở vùng trung tây để sản xuất những phương tiện thế hệ tiếp theo. Những chiếc SUV đầu tiên của Rivian được cho là sẽ xuất hiện ngay trong tháng này.
Xe hơi điện
-Mẫu Bolt của Chevrolet và sắp tới là GMC Hummer EV được sản xuất tại MI
-Electric Bike Co sản xuất xe đạp điện tại CA
-Mọi mẫu mô-tô điện Livewire của Harley-Davidson đều được sản xuất tại PA
-Lordstown Endurance là một nhà sản xuất bán tải điện mới toanh tại OH
-Xe hơi điện Nissan Leaf được sản xuất tại TN
-Xe hơi điện Rivian được sản xuất tại IL
-Nhà máy của Tesla ở bắc CA sản xuất xe hơi điện mỗi ngày
-Xe đạp điện của Zero Motorcycles được sản xuất tại CA
-Ford cam kết sản xuất mẫu bán tải F-150 Lightning tại MI.
Tham khảo: PCMag