Những sự cố hy hữu nhất tại Olympia: thí sinh từng "bật" lại cả cố vấn, bốc thăm để chọn quán quân tuần, chung kết với 5 thí sinh

Trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 đã gây tranh cãi mắc sai sót đáng tiếc liên quan đến một câu hỏi tiếng Anh. Tuy nhiên, với một gameshow về tri thức lại phát sóng lâu năm như Olympia, việc gặp phải những sự cố và tranh cãi không phải là điều hiếm gặp. Cùng điểm qua những sự cố hy hữu nhất tại Olympia qua các năm.
Thí sinh chỉ ra sai lầm của cố vấn trong Olympia 5

Những sự cố hy hữu nhất tại Olympia: thí sinh từng bật lại cả cố vấn, bốc thăm để chọn quán quân tuần, chung kết với 5 thí sinh
Olympia 5 từng có một thí sinh "bật" lại cố vấn thành công, mang về 30 điểm
Trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia cuộc thi quý 3 - năm thứ 5, phát sóng ngày 16 tháng 5 năm 2004, một thí sinh đến từ Nam Định đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên ở phần thi Về đích. Cố vấn của chương trình (một tiến sĩ Toán học) đã không công nhận câu trả lời này, nhưng thí sinh vẫn kiên quyết bảo vệ đáp án, thậm chí còn chỉ ra được sai sót trong lời giải thích của cố vấn. Cuối cùng, thí sinh này đã giành được 30 điểm trong sự ngưỡng mộ của tất cả những người có mặt ở trường quay cũng như khán giả truyền hình.
Nghi dàn xếp kết quả và gian lận trong
Olympia 9
Trước khi phát sóng cuộc thi Tháng 3 - Quý 3 - Năm thứ 9, trên mạng Internet xuất hiện một bài blog mang tên "Sự thật về Đường lên đỉnh Olympia" của thầy giáo Nguyễn Anh Tuấn - giáo viên dạy toán trường THPT Chuyên Bắc Giang - về việc chương trình Đường lên đỉnh Olympia dàn xếp kết quả, xử ép các thí sinh tỉnh lẻ để thí sinh Hà Nội đạt giải nhất.
Những sự cố hy hữu nhất tại Olympia: thí sinh từng bật lại cả cố vấn, bốc thăm để chọn quán quân tuần, chung kết với 5 thí sinh
Thầy giáo Nguyễn Anh Tuấn từng đăng đàn bóc phốt Olympia 9 xử ép các thí sinh tỉnh lẻ
Cụ thể, cuộc thi Tháng 3 - Quý 3 diễn ra giữa các thí sinh Lưu Hoàng Hải (Hà Nội), Nguyễn Hoàng Hiệp (Bắc Giang), Chí Thiện (Bình Thuận) và Phạm Minh Ngọc Hảo (Phú Yên). Thầy giáo Tuấn khẳng định chương trình gian lận từ khâu trang trí (thời điểm ghi hình là trước dịp Tết và thời điểm phát sóng là đã qua dịp Tết nhưng vẫn xếp hoa đào và hoa mai ở xung quanh trường quay để chương trình phát vào thời điểm đó) tới câu hỏi (thí sinh Hoàng Hải trả lời sai nhưng MC Việt Khuê nói đó là câu đã hỏi từ tuần trước nên đổi câu hỏi khác), và việc bấm chuông trả lời chướng ngại vật (màn hình hiện tên Chí Thiện nhưng MC lại mời Hoàng Hải trả lời). Rất nhiều thí sinh đã từng dự thi Olympia lần lượt đứng lên thanh minh cho chương trình.
Những sự cố hy hữu nhất tại Olympia: thí sinh từng bật lại cả cố vấn, bốc thăm để chọn quán quân tuần, chung kết với 5 thí sinh
Bài viết nói về vụ việc trên trang Tuổi Trẻ
Ngay sau khi nhận được phản hồi, VTV và ê-kíp Olympia đã tiến hành làm rõ, mời thầy giáo Tuấn đến trường quay và cho xem quy trình thực hiện một chương trình Olympia hoàn chỉnh và Đạo diễn chương trình - BTV Tùng Chi, cùng các kỹ thuật viên, MC giải thích cặn kẽ những nghi vấn xung quanh cuộc thi. Sau đó, thầy giáo Tuấn đã tiến hành xin lỗi VTV và gỡ bỏ bài blog xuống. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đã khiến uy tín chương trình bị sụt giảm.
Trận chung kết hy hữu có 5 thí sinh trong
Olympia 9
Những sự cố hy hữu nhất tại Olympia: thí sinh từng bật lại cả cố vấn, bốc thăm để chọn quán quân tuần, chung kết với 5 thí sinh
Olympia 9 chứng kiến cuộc tranh tài của 5 thí sinh trong trận chung kết
Theo luật của chương trình, mỗi cuộc thi chỉ có 4 thí sinh được tham dự. Nhưng trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 đã có 5 thí sinh. Sự việc chưa có tiền lệ này xuất phát từ khiếu nại của thí sinh Bạch Đình Thắng (THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội) và sau nhiều cuộc tranh luận của các thầy giáo, chuyên gia về một câu hỏi sinh học ở trận thi quý 3. Ở trận thi đó, Thắng đứng trước câu hỏi 30 điểm cuối cùng và đang kém thí sinh dẫn đầu (Hồ Ngọc Hân) 60 điểm và quyết định chọn ngôi sao hy vọng. Câu hỏi dành cho Thắng là nêu 6 hệ cơ quan trong cơ thể người. Thí sinh này trả lời đúng 5 hệ (hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ hô hấp) còn hệ thứ 6 là nội tiết không được ban cố vấn chấp nhận (phải là hệ vận động). Do đó, Thắng bị trừ 30 điểm và không được vào trận chung kết.
Một thời gian sau, Đình Thắng gửi cho chương trình quyển sách giáo khoa Sinh học lớp 8 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phát hành có viết "Hệ nội tiết là một trong những hệ quan trọng trong cơ thể người". Trước bằng chứng này, VTV đã mời ban cố vấn sinh học cũng như người biên soạn sách giáo khoa để tranh luận, phản bác. Cả hai bên đều đưa ra lập luận khoa học riêng để phản biện nhau, không ai chấp nhận mình sai. Cuối cùng, VTV quyết định "thí sinh học thế nào thì trả lời thế ấy" và chấp nhận câu trả lời này, dẫn đến Thắng không những không bị trừ điểm mà còn được cộng thêm 60 điểm, bằng số điểm của Hồ Ngọc Hân, và cả hai đã cùng được vào trận chung kết, tức là BTC đã quyết định trao đồng giải nhất quý 3 cho cả 2 thí sinh Hồ Ngọc Hân và Bạch Đình Thắng.
Bốc thăm để lựa chọn thí sinh chiến thắng trong
Olympia 5 và 18
Theo luật của chương trình từ những năm đầu tiên, trong một trận đấu nếu có nhiều hơn một thí sinh có cùng điểm số cao nhất, hay trong một tháng hoặc một quý có nhiều thí sinh cùng điểm nhì cao nhất, loạt 3 câu hỏi phụ được đưa ra để lựa chọn thí sinh giành chiến thắng và đi tiếp. Nhưng nếu bất phân thắng bại, MC sẽ tổ chức bốc thăm cho các thí sinh. Trong tình huống này, thí sinh có được đi tiếp hay không hoàn toàn phụ thuộc vào may mắn và sự ngẫu nhiên. Cho đến nay, trường hợp này mới chỉ xảy ra 2 lần trong lịch sử chương trình. Ở lần đầu tiên, thí sinh Phạm Đức Đạt đến từ trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng đã giành được vòng nguyệt quế của cuộc thi Tuần 1 - Tháng 1 - Quý 3 năm thứ 5 nhờ thủ tục bốc thăm.
Những sự cố hy hữu nhất tại Olympia: thí sinh từng bật lại cả cố vấn, bốc thăm để chọn quán quân tuần, chung kết với 5 thí sinh
Quán quân Tuần 3 - Tháng 2 - Quý 3 - Năm thứ 18 phải nhờ thủ tục bốc thăm để quyết định
Nhưng ở lần thứ 2, khi trận thi đấu Tuần 3 - Tháng 2 - Quý 3 - Năm thứ 18 phải dùng đến thủ tục bốc thăm để chọn người có điểm nhì tuần cao nhất, cộng đồng mạng đã phản ứng rất gay gắt khi cho rằng việc bốc thăm là không hợp lý và bất công, bởi lẽ đây là một cuộc thi trí tuệ, không phải là một buổi quay xổ số hay bốc thăm trúng thưởng; hơn nữa ngân hàng câu hỏi của chương trình cũng rất đa dạng, không nhất thiết chỉ là 3 câu. Việc bị loại chỉ vì những lá thăm may rủi sẽ mang tâm lý xấu cho thí sinh không may mắn, cũng như tạo cảm giác không phục, tiếc nuối cho người thân, bạn bè, thầy cô của thí sinh đó và những khán giả theo dõi chương trình, đặc biệt nếu đó là một trận đấu rất quan trọng và có chất lượng chuyên môn cao như trận thi quý và chung kết năm.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top