VNR Content
Pearl
Vũ trụ là nơi đầy ắp những điều kỳ lạ và bí ẩn, nhưng khi đi sâu tìm hiểu, chúng ta sẽ nhận ra nơi đây cũng tuân theo nhiều định luật cơ bản trên Trái Đất. Hydro, heli, oxy và carbon là những nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ, khi có điều kiện thích hợp, chúng có thể biến thành những thứ tuyệt đẹp và quý giá. Theo NASA, kim cương trên Trái Đất hình thành khi carbon nằm sâu dưới lòng đất phải chịu áp suất cao trong thời gian dài. Kim cương trên Trái Đất rất quý hiếm vì các nguyên tố và điều kiện cần thiết để chúng hình thành là vô cùng ít ỏi và ngặt nghèo. Tuy nhiên, trong môi trường vũ trụ khắc nghiệt, áp suất và nhiệt độ cao là rất phổ biến. Các nhà khoa học tiết lộ rằng Hệ Mặt Trời của chúng ta và toàn bộ vũ trụ là vô cùng giàu có với những tiểu hành tinh trị giá hàng tỷ đô la, tiềm lực heli dồi dào và sự xuất hiện rộng khắp của nước có thể mở rộng nền văn minh của loài người ra cả những hành tinh khác.
Vũ trụ bao la ẩn chứa nguồn tài nguyên dồi dào và phong phú Các khám phá khoa học về tài nguyên trong vũ trụ đã thúc đẩy việc khai thác không gian. Chính sách không gian được đưa ra dưới thời Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã dẫn đến sự ra đời của Điều Luật số 114-90 ngày 25/11/2015, được gọi là "Đạo luật không gian" của Hoa Kỳ. Luật này cho phép các công ty tư nhân khai thác tài nguyên không gian với sự hỗ trợ đầy đủ của chính phủ liên bang. Trong quá trình tìm hiểu và khai thác, thật bất ngờ khi nhân loại đã phát hiện một vài hành tinh được bao bọc hoàn toàn bằng kim cương. Năm 2012, các nhà khoa học của Đại học Yale đã công bố việc phát hiện ra một hành tinh giàu kim cương được gọi là 55 Cancri e. Các nhà khoa học cho biết, hành tinh này "có thể được bao phủ bởi kim cương, thay vì nước và đá granit" như những hành tinh khác. 55 Cancri e có kích thước gấp đôi Trái Đất nhưng có khối lượng gấp 8 lần. Siêu Trái Đất này, cách chúng ta 40 năm ánh sáng và bị bao phủ trong quỹ đạo thủy triều siêu tốc và vô số vì sao xung quanh. Hành tinh này gần Mặt Trời của nó hơn 25 lần so với khoảng cách giữa Sao Thủy và Mặt Trời của chúng ta. Theo NASA, nhiệt độ bề mặt hành tinh kim cương lên tới 9200 độ F. Ước tính giá trị của 55 Cancri e rơi vào khoảng 26,9 x 10^30 đô la Mỹ.
Có một hành tinh mang tên 55 Cancri e được bao bọc hoàn toàn bằng kim cương cách chúng ta 40 năm ánh sáng Một báo cáo năm 2020 được xuất bản bởi Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ đã giải thích nguyên nhân hình thành các hành tinh kim cương trong vũ trụ. Nhóm nghiên cứu được dẫn dắt bởi các nhà khoa học tại Đại học Bang Arizona giải thích rằng các hành tinh kim cương chỉ có thể hình thành ở một số loại sao có tỷ lệ cacbon/oxy cao, trong đó cacbua chiếm ưu thế hơn silicat. Các nhà khoa học đã mô phỏng điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao của các hành tinh này và nghiên cứu cách thức hoạt động của cacbua silic trong những môi trường này. Họ phát hiện ra rằng ở áp suất trên 50GPA và với nhiệt độ lên đến 2500 độ Kelvin, cacbua silic chuyển đổi thành silica và kim cương. Nhiều hành tinh và vệ tinh khác đã được xác định là điểm khai thác kim cương tiềm năng. Ví dụ Charon – vệ tinh lớn nhất của sao Diêm Vương, WASP-12b - hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời giàu carbon được tìm thấy cách Trái Đất 1.200 năm ánh sáng. Thậm chí gần nhà hơn, các nhà khoa học đưa ra phỏng đoán rằng những trận mưa kim cương thường xuyên diễn ra trên Sao Thổ và Sao Mộc. >>> Vàng trên Trái Đất đến từ đâu? Theo Slashgear