"Nước trong lon Coca-Cola đang bị ít đi, trong khi giá vẫn không đổi"

Trong thời kỳ lạm phát đang có xu hướng tăng cao như hiện nay, nhiều công ty cũng thực hiện chính sách về giảm quy mô các sản phẩm của họ giống như là một cách đối phó với rất nhiều chi phí đang tăng cao.
Bỗng một ngày nào đó, bạn nhận thấy nước trong lon Coca-Cola ít đi một chút so với trước đây, mặc dù bạn vẫn phải mua với mức giá đó, hay thanh sô cô la bạn thích đã bị ngắn đi với giá không đổi. Khi chi phí nguyên liệu và nhiên liệu tăng, bắt buộc người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng thiết yếu như trứng, xăng và cà phê. Cũng là để đối phó với sự tăng giá, nhiều công ty đã sử dụng một phương pháp tinh vi hơn, thậm chí lén lút được gọi là Shrinkflation: bớt khối lượng sản phẩm trong khi vẫn giữ nguyên mức giá.

Sản phẩm bị thu nhỏ kích thước, giảm khối lượng trong khi giá vẫn giữ nguyên

Người ta sử dụng thuật ngữ "Shrinkflation" để chỉ quá trình các mặt hàng bị thu nhỏ về kích cỡ hoặc số lượng, thậm chí đôi khi thay đổi công thức hoặc giảm chất lượng trong khi giá vẫn giữ nguyên hoặc tăng thêm. Đây là hiện tượng mang tính quốc tế phổ biến đã diễn ra trong nhiều thập kỷ và nó cũng được cho là khó có thể biến mất trong tương lai gần.
Luật sư người tiêu dùng Edgar Dworsky, người sáng lập Consumer World có trụ sở tại Mỹ cho biết, quá trình này “có xu hướng theo chu kỳ”. Trong thời kỳ lạm phát, chẳng hạn như những gì chúng ta đang trải qua hiện nay, bạn sẽ thấy nhiều điều đó hơn vì các nhà sản xuất đang phải chịu áp lực, chẳng hạn như do chi phí sản xuất tăng lên. Theo ông, các doanh nghiệp thường đưa ra các lý do khá thuyết phục trong việc phải "bớt xén" sản phẩm: vì giá nguyên vật liệu đã tăng, chi phí vận chuyển tăng hoặc họ đang làm việc đó để theo kịp với một đối thủ cạnh tranh nào đó đã tăng giá hàng hóa.
Ông lấy ví dụ về Breyers, một thương hiệu kem phổ biến ở Mỹ đã giảm số lượng sản phẩm của mình, từ hộp chứa có thể tích 1,89 lít giảm lần lượt xuống còn 1,66 lít và 1,42 lít, có nghĩa là bạn đã mất đi không ít kem. Dworsky lưu ý rằng hầu hết tất cả các loại sản phẩm, từ khoai tây chiên giòn đến giấy vệ sinh, đều có thể được thu nhỏ lại. Tuy nhiên các công ty không bao giờ thông báo về điều này đến người tiêu dùng, thay vào đó, họ chọn làm nổi bật sản phẩm bằng những việc tích cực hơn như các dịp khuyến mại.

Nước trong lon Coca-Cola đang bị ít đi, trong khi giá vẫn không đổi
Luật sư người tiêu dùng Edgar Dworsky đã theo dõi hiện tượng cắt giảm quy mô ở Hoa Kỳ trong 27 năm
Những quốc gia đang diễn ra quá trình này đã được báo cáo gồm Nhật Bản và Vương quốc Anh. Singapore thiếu dữ liệu để theo dõi lạm phát này trong những năm qua nhưng chương trình Talking Point đã nắm được một số mặt hàng có sự khác biệt nhỏ về kích thước. Chẳng hạn một thương hiệu khoai tây chiên giòn đã giảm số lượng khoai tây chiên giòn trong hộp của mình xuống 11 gam, còn 147 gam, còn một khối sô cô la Cadbury Dairy Milk quy mô gia đình nặng 250g vào năm 2009 giờ nặng 180g - giảm 28%, một thanh Cadbury Dairy Milk tiêu chuẩn có kích thước 49g nay chỉ nặng 45g - chênh lệch 8%.
Nước trong lon Coca-Cola đang bị ít đi, trong khi giá vẫn không đổi
Các công ty có thể thu nhỏ kích thước một thanh sô cô la bằng cách làm tròn các cạnh của nó
Lon Coca-Cola 330 ml đã giảm 3% xuống còn 320 ml kể từ năm 2017. Khi được hỏi về điều này, Coca-Cola cho biết họ nhằm đảm bảo rằng họ tiếp tục “cung cấp mức giá hợp lý cho người tiêu dùng Singapore”. Chi phí hàng hóa tăng có nghĩa là họ có "nhu cầu thường xuyên" để tăng giá sản phẩm của mình.
Nước trong lon Coca-Cola đang bị ít đi, trong khi giá vẫn không đổi
Mondelez International, chủ sở hữu của thương hiệu Cadbury, cho biết danh mục sản phẩm của họ “được tạo ra dựa trên sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng”. Đại diện phát ngôn của Cadbury cho biết những thứ này có thể thay đổi theo quốc gia tùy thuộc vào dịp ăn vặt, sở thích hoặc kênh mua ở đó. "Chúng tôi phát triển phương pháp tiếp cận kiến trúc gói giá dựa trên sự hiểu biết của chúng tôi về nhu cầu của người tiêu dùng và chi phí của sản xuất và chuỗi cung ứng."

Thay đổi kích thước bao bì sản phẩm

Giáo sư tiếp thị Klaus Wertenbroch tại trường kinh doanh Insead cho biết các công ty cố gắng che giấu kích thước sản phẩm bị thu nhỏ thông qua phương pháp tâm sinh lý. Chẳng hạn như họ có thể thay đổi kích thước bao bì của sản phẩm từ chiều dài, chiều rộng và chiều cao nhằm "đánh lừa" nhận thức của người tiêu dùng về những thay đổi trong kích thước thực tế. “Càng có nhiều thay đổi về nhiều khía cạnh, càng khó theo dõi." Điều này đồng thời cũng lý giải vì sao hai nhãn hiệu khác nhau của cùng một mặt hàng thực phẩm có thể có cùng kích thước nhưng chứa số lượng khác nhau.
Nước trong lon Coca-Cola đang bị ít đi, trong khi giá vẫn không đổi
Khó phân biệt giữa các lon đựng khoai tây mặc dù chúng có sự chênh lệch khối lượng
Wertenbroch đã chứng minh điều này bằng hai chai bơ đậu phộng có kích thước rất giống nhau, ngoại trừ có một hộp đựng chưa một vết lõm lớn hơn ở đáy. Kiểm tra kỹ hơn cho thấy sự chênh lệch khối lượng là khoảng 50g giữa hai nhãn hiệu này.
Còn một số công ty khác đang giảm quy mô theo những cách đơn giản hơn. Ví dụ một công ty sản xuất gia vị đã để lại nhiều khoảng trống trong chai gia vị mùi tây của mình. Thông thường, các công ty sẽ thay đổi bao bì để làm mới thương hiệu của họ, tuy nhiên người tiêu dùng không phải lúc nào cũng nhận ra điều này, và vì thế, các thương hiệu cũng có thể thu nhỏ sản phẩm của mình để hạ giá thành và tăng tỷ suất lợi nhuận.

Theo một cuộc thăm dò ý kiến với khoảng 80 người tham gia, Talking Point phát hiện ra rằng khoảng 60% sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho cùng một số lượng sản phẩm như trước đây. Dù bằng cách nào thì việc quản lý chi phí sinh hoạt đã trở nên quan trọng hơn khi lạm phát toàn phần của Singapore đang ở mức 4% trong tháng 1 đầu năm so với năm trước và lạm phát cơ bản (không bao gồm các thành phần lưu trú và giao thông tư nhân) đạt 2,4%.
Sau đây là một số mẹo để tiết kiệm tiền mua hàng tạp hóa được chia sẻ trong thời kỳ lạm phát tăng cao (hiện được chia sẻ cho người tiêu dùng Singapore và cũng có thể áp dụng ở nhiều quốc gia khác)
- Lập danh sách mua sắm và sử dụng ứng dụng để kiểm tra giá và tìm nơi lấy hàng rẻ nhất.
- Tính chi phí đơn vị của một sản phẩm để biết một gói nhỏ hơn hay lớn hơn có giá trị hơn.

Nước trong lon Coca-Cola đang bị ít đi, trong khi giá vẫn không đổi
- Xem xét các thương hiệu trong nước, chúng thường có xu hướng rẻ hơn vì các chuỗi siêu thị có thể cắt bỏ người trung gian và tiết kiệm chi phí quảng cáo.
- Cân nhắc mua hàng ở các cửa hàng bình dân. Các cửa hàng này thường giảm giá cho các mặt hàng như nước ngọt, được kích hoạt bởi các yếu tố như mua quá nhiều mặt hàng từ các nhà cung cấp.
- Mua voucher từ các ứng dụng mua sắm đáng tin cậy khi có chương trình khuyến mãi
Nguồn
channelnewsasia
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top