kanonehilbert000
Pearl
Báo cáo mới cho thấy ô nhiễm không khí đang rút ngắn sự sống của hàng tỷ người trên khắp thế giới lên tới 6 năm, khiến nó trở thành mối hiểm họa gây chết người nghiêm trọng, lớn hơn nhiều so với hút thuốc, tai nạn xe hơi hoặc HIV/AIDS.
Khói bụi mù mịt tại New Delhi, thủ đô của Ấn Độ (Jewel Samad).
Các nhà nghiên cứu cho biết đốt than là thủ phạm chính và Ấn Độ là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với trung bình tuổi thọ của người dân bị giảm đi 6 năm. Trung Quốc đã giảm thiểu ô nhiễm không khí trong vòng 7 năm qua, nhưng không khí bẩn vẫn đang lấy đi 2,6 năm tuổi thọ của người dân nước này.
Đốt nhiên liệu hóa thạch đang gây ra ô nhiễm không khí và khủng hoảng khí hậu. Các nhà khoa học cho biết, tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay còn bị ảnh hưởng nặng nề thêm bởi cháy rừng, tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Nhóm nghiên cứu cho rằng các sự kiện thế giới gần đây đã minh họa cho các viễn cảnh khác nhau có thể xảy ra tùy thuộc vào việc các chính phủ có quyết định hành động hay không. Mặc dù, giãn cách xã hội do COVID-19 giúp cắt giảm tình trạng ô nhiễm, tuy nhiên cháy rừng ở phía Tây nước Mỹ đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng ở phía bờ bên kia của lục địa.
Giáo sư Michael Greenstone tại Đại học Chicago cho biết: “Ô nhiễm không khí là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người trên hành tinh, dẫu vậy vấn đề này không được chúng ta nhìn nhận rộng rãi, hoặc thậm chí là không được xem xét đến”.
Số năm tuổi thọ bị mất đi do một số nguyên nhân (nguồn: AQLI, Đại học Chicago).
Greenstone cho biết, trung bình một công dân toàn cầu mất 2,2 năm tuổi thọ với mức độ ô nhiễm không khí hiện tại và nếu không có gì thay đổi thì con số này sẽ là thêm 17 tỷ năm trên toàn cầu.
“Hơn nữa, chúng ta không chỉ đang để cho vấn đề tiếp tục xảy ra, chúng ta còn đang gây ra hệ quả đó. Điểm đáng chú ý là những quốc gia lớn, với những chuẩn mực liên kết giữa chính phủ và xã hội, lại đang lựa chọn việc để cho người dân của đất nước mình bị rút ngắn đáng kể sự sống và đi kèm bệnh tật”. Ông cho rằng việc chuyển sang sử dụng năng lượng sạch và thực thi các biện pháp chất lượng không khí trên các nhà máy điện hiện có sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm ở nhiều quốc gia.
Các báo cáo khoa học đã ước tính số năm tuổi thọ được cộng thêm tại một số quốc gia nếu mức độ ô nhiễm không khí được giảm xuống như sau: ở Ấn Độ là 5,9 năm, Bangladesh và Nepal là 5,4 năm và Pakistan là 3,9 năm.
Tại Trung và Tây Phi, tác động của ô nhiễm bụi lên tuổi thọ là tương đương với HIV/AIDS và sốt rét, nhưng lại ít được chú ý đến. Chẳng hạn, một người ở đồng bằng Niger có thể mất gần 6 năm tuổi thọ, con số này trung bình ở người Nigeria là 3,4 năm.
Trung Quốc đã bắt đầu “cuộc chiến chống ô nhiễm” vào năm 2013 và đã giảm định mức được 29%. Các nhà khoa học cho biết kết quả này sẽ giúp kéo dài trung bình thêm 1,5 năm tuổi thọ tại quốc gia này nếu giả sử việc cắt giảm vẫn được duy trì và nhanh chóng cho thấy những hành động khả thi.
“Than là nguồn gốc của vấn đề ở hầu hết mọi nơi trên thế giới”, Greenstone nói.
Khí đốt ít gây ô nhiễm hơn đáng kể so với than đá. Vào tháng 6 vừa qua, Nhật Bản cho biết sẽ cung cấp 10 tỷ USD viện trợ cho các dự án khử cacbon năng lượng ở Đông Nam Á, bao gồm cả các nhà máy điện khí đốt. Dẫu vậy, nguồn nhiên liệu này vẫn gây gia tăng nhiệt độ toàn cầu và Christiana Figueres, cựu giám đốc khí hậu của Liên Hợp Quốc cho biết: “Cần phải rõ ràng ở đây, khí đốt không phải là phương án thay thế cho than đá và nhiên liệu chuyển hóa (transition fuel) cũng vậy. Các khoản đầu tư vào khí đốt cần phải dừng ngay lập tức nếu muốn đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050”.
Nguồn: The Guardian
Các nhà nghiên cứu cho biết đốt than là thủ phạm chính và Ấn Độ là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với trung bình tuổi thọ của người dân bị giảm đi 6 năm. Trung Quốc đã giảm thiểu ô nhiễm không khí trong vòng 7 năm qua, nhưng không khí bẩn vẫn đang lấy đi 2,6 năm tuổi thọ của người dân nước này.
Đốt nhiên liệu hóa thạch đang gây ra ô nhiễm không khí và khủng hoảng khí hậu. Các nhà khoa học cho biết, tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay còn bị ảnh hưởng nặng nề thêm bởi cháy rừng, tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Nhóm nghiên cứu cho rằng các sự kiện thế giới gần đây đã minh họa cho các viễn cảnh khác nhau có thể xảy ra tùy thuộc vào việc các chính phủ có quyết định hành động hay không. Mặc dù, giãn cách xã hội do COVID-19 giúp cắt giảm tình trạng ô nhiễm, tuy nhiên cháy rừng ở phía Tây nước Mỹ đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng ở phía bờ bên kia của lục địa.
Giáo sư Michael Greenstone tại Đại học Chicago cho biết: “Ô nhiễm không khí là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người trên hành tinh, dẫu vậy vấn đề này không được chúng ta nhìn nhận rộng rãi, hoặc thậm chí là không được xem xét đến”.
Greenstone cho biết, trung bình một công dân toàn cầu mất 2,2 năm tuổi thọ với mức độ ô nhiễm không khí hiện tại và nếu không có gì thay đổi thì con số này sẽ là thêm 17 tỷ năm trên toàn cầu.
“Hơn nữa, chúng ta không chỉ đang để cho vấn đề tiếp tục xảy ra, chúng ta còn đang gây ra hệ quả đó. Điểm đáng chú ý là những quốc gia lớn, với những chuẩn mực liên kết giữa chính phủ và xã hội, lại đang lựa chọn việc để cho người dân của đất nước mình bị rút ngắn đáng kể sự sống và đi kèm bệnh tật”. Ông cho rằng việc chuyển sang sử dụng năng lượng sạch và thực thi các biện pháp chất lượng không khí trên các nhà máy điện hiện có sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm ở nhiều quốc gia.
Các báo cáo khoa học đã ước tính số năm tuổi thọ được cộng thêm tại một số quốc gia nếu mức độ ô nhiễm không khí được giảm xuống như sau: ở Ấn Độ là 5,9 năm, Bangladesh và Nepal là 5,4 năm và Pakistan là 3,9 năm.
Tại Trung và Tây Phi, tác động của ô nhiễm bụi lên tuổi thọ là tương đương với HIV/AIDS và sốt rét, nhưng lại ít được chú ý đến. Chẳng hạn, một người ở đồng bằng Niger có thể mất gần 6 năm tuổi thọ, con số này trung bình ở người Nigeria là 3,4 năm.
Trung Quốc đã bắt đầu “cuộc chiến chống ô nhiễm” vào năm 2013 và đã giảm định mức được 29%. Các nhà khoa học cho biết kết quả này sẽ giúp kéo dài trung bình thêm 1,5 năm tuổi thọ tại quốc gia này nếu giả sử việc cắt giảm vẫn được duy trì và nhanh chóng cho thấy những hành động khả thi.
“Than là nguồn gốc của vấn đề ở hầu hết mọi nơi trên thế giới”, Greenstone nói.
Khí đốt ít gây ô nhiễm hơn đáng kể so với than đá. Vào tháng 6 vừa qua, Nhật Bản cho biết sẽ cung cấp 10 tỷ USD viện trợ cho các dự án khử cacbon năng lượng ở Đông Nam Á, bao gồm cả các nhà máy điện khí đốt. Dẫu vậy, nguồn nhiên liệu này vẫn gây gia tăng nhiệt độ toàn cầu và Christiana Figueres, cựu giám đốc khí hậu của Liên Hợp Quốc cho biết: “Cần phải rõ ràng ở đây, khí đốt không phải là phương án thay thế cho than đá và nhiên liệu chuyển hóa (transition fuel) cũng vậy. Các khoản đầu tư vào khí đốt cần phải dừng ngay lập tức nếu muốn đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050”.
Nguồn: The Guardian