Ô nhiễm tiếng ồn dưới đại dương và những hệ lụy

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Một mỏ khai thác ở biển sâu có thể phát ra tiếng ồn 500 km trên đại dương. Nhiều loài sống ở biển sâu, trong đó có những loài ít được biết đến, sử dụng âm thanh để điều hướng và giao tiếp dưới môi trường nước. Chúng rất nhạy cảm với tiếng ồn, nên chính những hoạt động khai thác năng lượng của con người đang đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các sinh vật biển.

Nhiều loài sinh vật biển nhạy cảm với tiếng ồn

Các nhà khoa học dự đoán, ô nhiễm tiếng ồn từ việc khai thác dưới đáy biển sâu có thể chạy qua đại dương hàng trăm km, tạo ra một "cột âm thanh" từ bề mặt đến đáy biển. Một phân tích của các nhà khoa học ở Mỹ, Nhật Bản và Úc đã phát hiện tiếng ồn từ một mỏ khai thác có thể đi tới 500 km (hơn 300 dặm) trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
Các chuyên gia ước tính tác động của tiếng ồn nếu mỗi công ty tiến hành khai thác một mỏ, trong 1 khu vực có tới 17 công ty hoạt động. Mức độ tiếng ồn trong bán kính 4 - 6 km tính từ mỗi mỏ có thể vượt quá ngưỡng quy định, gây ảnh hưởng đến hành vi các loài động vật có vú ở biển.
Những động vật có vú sống ở biển được cho là rất nhạy cảm với tiếng ồn, chúng sống đông đúc ở khu vực Clarion-Clipperton (CCZ) bao gồm cá voi sừng tấm có nguy cơ tuyệt chủng, cá voi răng lặn sâu. Nhiều loài sinh vật biển sâu được cho là sử dụng âm thanh và rung động để điều hướng, giao tiếp và phát hiện kẻ săn mồi trong điều kiện không có ánh sáng mặt trời. Các nhà nghiên cứu nhận định ô nhiễm tiếng ồn dưới nước có khả năng “phá vỡ hệ sinh thái”.

Ô nhiễm tiếng ồn dưới đại dương và những hệ lụy
Một con cá voi trắng ở bờ biển Thái Bình Dương của Mexico, cùng nhiều loài động vật có vú biển, được biết là nhạy cảm với tiếng ồn
Theo Travis Washburn, một nhà sinh thái học biển sâu tại AIST, các vùng biển sâu tiềm ẩn hàng triệu loài chưa được xác định và nhiều quá trình ở đó cho phép sự sống trên Trái đất tồn tại. Trong khi vẫn còn nhiều việc phải điều tra về tác động của tiếng ồn, con người vẫn còn cơ hội để hiểu và giảm thiểu chúng trước khi chúng xảy ra. Theo các báo cáo, tác động của ô nhiễm tiếng ồn do khai thác dưới đáy biển sâu là "chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng và bị bỏ qua".

Những phân tích cho thấy các hoạt động khai thác ở đại dương gây ra tiếng ồn mức độ cao

Đảo Nauru ở Thái Bình Dương cho biết họ có kế hoạch bắt đầu khai thác dưới đáy biển sâu, viện dẫn một quy tắc của Liên Hợp Quốc cách đây hai năm có thể buộc Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế (ISA) phải hoàn thành các quy định cho phép khai thác dưới biển sâu thời gian tới.
Nếu con người cứ cố gắng tiến về phía trước mà không có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và minh bạch, “sẽ thể hiện sự khởi đầu của một thử nghiệm quy mô lớn, không được kiểm soát”. Các nhà khoa học cũng đang kêu gọi ISA sử dụng “nguyên tắc phòng ngừa” và trong trường hợp khai thác dưới đáy biển sâu, hãy đảm bảo chỉ một hoặc hai mỏ hoạt động tại cùng thời điểm cho đến khi hiểu rõ tác động của ô nhiễm tiếng ồn.

Ô nhiễm tiếng ồn dưới đại dương và những hệ lụy
Hoạt động khai thác ảnh hưởng đến sự sống dưới biển sâu
Các phân tích sử dụng mức độ tiếng ồn được tạo ra bởi các quy trình công nghiệp hiện có, chẳng hạn như nạo vét, thăm dò dầu khí, làm phương tiện khai thác dưới biển sâu. Các phát hiện cho thấy, nếu tất cả 17 nhà thầu vận hành một mỏ, mỗi nhà thầu sẽ gây ra mức độ tiếng ồn cao trên một khu vực rộng 5,5m km2. Nếu mô hình nghiên cứu của các chuyên gia là chính xác, nó có thể yêu cầu xem xét lại các quy định về môi trường, bao gồm cả số lượng hoạt động khai thác được phép trong Khu vực Clarion-Clipperton.
Các công ty hiện đang được yêu cầu nghiên cứu các khu vực đề xuất khai thác, so sánh chúng với các khu vực kiểm soát trong địa điểm, nơi không diễn ra khai thác. Mỗi nhà thầu có tới 75.000 km2 diện tích những địa điểm này. Các mô hình từ các nhà phân tích gợi ý, không nơi nào trong toàn bộ 75.000 km vuông không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. Nếu các hoạt động khai thác diễn ra đồng thời, nó có thể có tác động lớn đến toàn bộ sinh vật.
ISA có nhiệm vụ bảo vệ môi trường biển khỏi “tác hại nghiêm trọng” do khai thác dưới đáy biển. Mặc dù đã có các khuyến nghị để đánh giá tác động của tiếng ồn, nhưng vẫn chưa xác định được điều gì tạo nên tác hại nghiêm trọng, bao gồm cả mức độ tiếng ồn không thể chấp nhận được. ISA cho biết việc bảo vệ môi trường biển được đảm bảo thông qua các yêu cầu về nghiên cứu cơ bản môi trường, đánh giá và giám sát tác động môi trường, như được đặt ra trong các quy định về thăm dò và khai thác trong tương lai.


>>> DU hành không gian làm thay đổi cả huyết mạch của phi hành gia.
Nguồn theguardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top