yesterdaybt85
Pearl
Có nguồn gốc từ châu Á, loài côn trùng đáng sợ này được tìm thấy nhiều lần tại Canada và Mỹ trong hai năm qua.
Theo Cnet, đây là thời điểm khó khăn cho những con ong mật tại Mỹ. Một con ong bắp cày khổng lồ châu Á còn sống - được biết đến với tên gọi khác là ong bắp cày sát thủ - đã được tìm thấy vào ngày 11 tháng 8 ở bang Washington. Đây là lần đầu tiên người ta tìm thấy một mẫu vật còn sống trong năm nay. Sự xuất hiện của ong bắp cày sát thủ khiến các nhà khoa học và những người nuôi ong lo sợ vì chúng có thể tàn phá quần thể ong mật địa phương.
Những con ong bắp cày sát thủ có tên gọi như vậy do thói quen kiếm ăn có phần ‘dã man’ của chúng. Chúng thường cắn đứt đầu con mồi, ăn thịt con của chúng và sau đó lấy những cái đầu này về để nuôi con của mình. Nó có một chiếc vòi có thể đâm thủng bộ quần áo của người nuôi ong. Thậm chí, loài ong này có thể giết chết cả con người. Theo Bộ nông nghiệp Mỹ, hàng năm tại Nhật Bản có từ 30 đến 50 người bị chết do ong bắp cày tấn công.
Ngoài Nhật Bản, ong bắp cày cũng làm chết người tại Trung Quốc và Nga. Các nhà côn trùng học đã vô cùng hoảng hốt khi tìm thấy một tổ ong bắp cày sát thủ ở British Columbia, Canada vào tháng 9 năm 2019, tiếp theo là một tổ khác ở Washington 3 tháng sau đó. Có vài lần người ta nhìn thấy ong bắp cày chết hoặc tổ của chúng trong năm 2020. Nhưng vụ việc ở trên là lần đầu tiên người ta nhìn thấy 1 con ong bắp cày còn sống ở Mỹ trong năm nay.
Theo nhà côn trùng học của Washington, Sven Spichige, con ong bắp cày được tìm thấy khi đang tấn công một tổ ong mật. Thông cáo báo chí của Bộ Nông nghiệp lưu ý rằng một nhóm nhỏ ong bắp cày sát thủ có thể tiêu diệt toàn bộ tổ ong mật trong vài giờ.
Akita Kawahara, phó giáo sư và là người quản lý côn trùng tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, viết trên The Conversation tháng 5 năm ngoái: “Rất có thể, một hoặc hai con ong chúa đã vào Canada qua đường đóng gói vận chuyển. Các loài xâm lấn rất dễ di chuyển theo cách này”.
Câu hỏi mà các chuyên gia đang phải đối mặt hiện nay là liệu ong bắp cày có thể tự sinh sản để tạo ra một quần thể lớn tại Mỹ hay không.
Nhà côn trùng học bang Washington Chris Looney nói với tờ New York Times vào năm ngoái rằng nếu không ngăn chặn từ đầu thì vài năm nữa mối lo này sẽ trở thành sự thật.
Đó sẽ là một tin xấu cho những con ong mật.
James Crall, trợ lý giáo sư côn trùng học tại Đại học Wisconsin, nói với Harvard Gazette: “Nếu quần thể ong bắp cày được tạo ra, ong mật sẽ phải chịu áp lực tiến hóa mạnh mẽ trong những năm tới khi chúng cần thích nghi với sự tương tác sinh thái mới này”.
Ông chỉ ra việc ong mật có bộ ‘giáp’ dày hơn hoặc khứu giác nhạy bén hơn, những con ong mật Nhật Bản thậm chí đã phát triển một cơ chế tấn công ngược trở lại. Khi ong bắp cày sát thủ tấn công tổ ong mật thì những con ong này sẽ tập trung xung quanh ong bắp cày và đập cánh, tạo ra sức nóng ở trung tâm của tổ ong. Điều này có thể khiến ong bắp cày bị giết chết.
Nguồn: CNET.
Theo Cnet, đây là thời điểm khó khăn cho những con ong mật tại Mỹ. Một con ong bắp cày khổng lồ châu Á còn sống - được biết đến với tên gọi khác là ong bắp cày sát thủ - đã được tìm thấy vào ngày 11 tháng 8 ở bang Washington. Đây là lần đầu tiên người ta tìm thấy một mẫu vật còn sống trong năm nay. Sự xuất hiện của ong bắp cày sát thủ khiến các nhà khoa học và những người nuôi ong lo sợ vì chúng có thể tàn phá quần thể ong mật địa phương.
Ngoài Nhật Bản, ong bắp cày cũng làm chết người tại Trung Quốc và Nga. Các nhà côn trùng học đã vô cùng hoảng hốt khi tìm thấy một tổ ong bắp cày sát thủ ở British Columbia, Canada vào tháng 9 năm 2019, tiếp theo là một tổ khác ở Washington 3 tháng sau đó. Có vài lần người ta nhìn thấy ong bắp cày chết hoặc tổ của chúng trong năm 2020. Nhưng vụ việc ở trên là lần đầu tiên người ta nhìn thấy 1 con ong bắp cày còn sống ở Mỹ trong năm nay.
Akita Kawahara, phó giáo sư và là người quản lý côn trùng tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, viết trên The Conversation tháng 5 năm ngoái: “Rất có thể, một hoặc hai con ong chúa đã vào Canada qua đường đóng gói vận chuyển. Các loài xâm lấn rất dễ di chuyển theo cách này”.
Nhà côn trùng học bang Washington Chris Looney nói với tờ New York Times vào năm ngoái rằng nếu không ngăn chặn từ đầu thì vài năm nữa mối lo này sẽ trở thành sự thật.
Đó sẽ là một tin xấu cho những con ong mật.
James Crall, trợ lý giáo sư côn trùng học tại Đại học Wisconsin, nói với Harvard Gazette: “Nếu quần thể ong bắp cày được tạo ra, ong mật sẽ phải chịu áp lực tiến hóa mạnh mẽ trong những năm tới khi chúng cần thích nghi với sự tương tác sinh thái mới này”.
Nguồn: CNET.