Hail the Judge
Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Panasonic Holdings đang cân nhắc việc rút lui khỏi kinh doanh TV và các mảng kinh doanh không có lãi khác thông qua bán lại hoặc thu hẹp quy mô. Thông tin này được chính CEO Kusumi Yuki công bố trong buổi họp báo cáo tình hình kinh doanh trực tuyến vào ngày 4 tháng 10.
Ông Kusumi cho biết 4 mảng kinh doanh đang có lợi nhuận thấp và không có triển vọng tăng trưởng rõ ràng sẽ là đối tượng tập trung tái cơ cấu, bao gồm TV và đồ dùng nhà bếp. Ông tuyên bố sẽ thực hiện "các biện pháp triệt để, bao gồm cả việc rút khỏi một số ngành hàng, khu vực kinh doanh hoặc chuyển giao cho bên có năng lực quản lý tốt hơn" vào cuối năm tài chính 2026. Để cải thiện hiệu quả kinh doanh, công ty cũng tiết lộ kế hoạch triển khai chương trình nghỉ hưu sớm trong năm tài chính 2025.
Panasonic dự báo doanh thu hợp nhất năm tài chính 2025 sẽ giảm 2% so với năm trước xuống còn 8.300 tỷ yên. Lợi nhuận hoạt động dự kiến tăng 5% đạt 3.800 tỷ yên, trong khi lợi nhuận ròng dự kiến giảm 30%, còn 3.100 tỷ yên.
Panasonic tiền thân là Matsushita Electric Industrial, bắt đầu bán TV đen trắng sử dụng ống tia âm cực (CRT) vào năm 1952. Đến năm 1960, công ty bắt đầu bán TV màu thúc đẩy sự phổ biến của TV tại Nhật Bản. Năm 2003, khi truyền hình kỹ thuật số mặt đất bắt đầu phổ biến, Panasonic đã ra mắt TV màn hình phẳng "Viera" sử dụng màn hình plasma và LCD. Công ty đã đầu tư mạnh vào các nhà máy sản xuất màn hình plasma, tin tưởng vào tiềm năng của công nghệ này.
Tuy nhiên, cuối cùng màn hình plasma đã thất bại trong cuộc cạnh tranh với LCD, buộc Panasonic phải thay đổi chiến lược. Năm 2014, công ty ngừng sản xuất màn hình plasma. Sau đó, Panasonic tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc.
Gần đây, nhiều tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản đã rút lui khỏi kinh doanh TV. Toshiba đã bán mảng kinh doanh TV cho Hisense của Trung Quốc vào năm 2018, hiện tại thị phần gộp của 2 thương hiệu này đã chiếm tới 40% thị phần ở Nhật. Mitsubishi Electric ngừng xuất xưởng TV cho các cửa hàng bán lẻ vào năm 2021, chính thức rút khỏi thị trường. Hiện tại, chỉ còn Panasonic, Sharp và Sony tiếp tục sản xuất và bán TV.
TV và đồ dùng nhà bếp thuộc diện triển vọng kinh doanh u ám, không chắc chắn, trong khi giải pháp không khí và đồ gia dụng sẽ được tái cấu trúc mạnh mẽ để vực dậy lợi nhuận
Tuy nhiên, ông Kusumi cũng nói thêm rằng "việc bán lại mảng kinh doanh TV vẫn chưa được quyết định" và đây chỉ là một trong những lựa chọn đang được xem xét để cải thiện lợi nhuận. Ông cũng cho rằng "hiện tại chưa có công ty nào sẵn sàng mua lại mảng kinh doanh TV của Panasonic".
Ông Kusumi chia sẻ: "Bản thân tôi, người từng phụ trách mảng TV, cũng có chút tiếc nuối, nhưng để biến Panasonic thành một tập đoàn có lợi nhuận cao, chúng tôi cần phải xem xét lại toàn bộ hoạt động kinh doanh. Trong quá trình cải tổ TV, chúng tôi đã hợp tác với các công ty khác để giảm chi phí cố định và sẽ tiếp tục đẩy mạnh hướng đi này."
Tổng giám đốc điều hành của Panasonic
Đối với các mảng kinh doanh thiết bị gia dụng khác, Panasonic sẽ tái cấu trúc và hợp nhất chúng thành một công ty con để tối ưu hóa nguồn lực.
Công ty sẽ tập trung vào mảng kinh doanh giải pháp logistics và năng lượng. Để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong lĩnh vực này, Panasonic sẽ tái cấu trúc công ty hiện tại. Mảng kinh doanh B2C, bao gồm bán thiết bị gia dụng, sẽ được hợp nhất vào "Smart Life", trong khi mảng B2B sẽ được chia thành các công ty con như "Air Quality & Direct Distribution" và "Electric Works" (tên tạm thời) để tăng cường tính tự chủ trong kinh doanh.
Ông Kusumi nhấn mạnh: "Mảng kinh doanh thiết bị gia dụng rất quan trọng đối với chúng tôi. Chính vì vậy, chúng tôi cần phải cải thiện lợi nhuận và thực hiện những thay đổi cần thiết, dù có khó khăn đến đâu."
Ông Kusumi cho biết 4 mảng kinh doanh đang có lợi nhuận thấp và không có triển vọng tăng trưởng rõ ràng sẽ là đối tượng tập trung tái cơ cấu, bao gồm TV và đồ dùng nhà bếp. Ông tuyên bố sẽ thực hiện "các biện pháp triệt để, bao gồm cả việc rút khỏi một số ngành hàng, khu vực kinh doanh hoặc chuyển giao cho bên có năng lực quản lý tốt hơn" vào cuối năm tài chính 2026. Để cải thiện hiệu quả kinh doanh, công ty cũng tiết lộ kế hoạch triển khai chương trình nghỉ hưu sớm trong năm tài chính 2025.
Panasonic dự báo doanh thu hợp nhất năm tài chính 2025 sẽ giảm 2% so với năm trước xuống còn 8.300 tỷ yên. Lợi nhuận hoạt động dự kiến tăng 5% đạt 3.800 tỷ yên, trong khi lợi nhuận ròng dự kiến giảm 30%, còn 3.100 tỷ yên.
Panasonic tiền thân là Matsushita Electric Industrial, bắt đầu bán TV đen trắng sử dụng ống tia âm cực (CRT) vào năm 1952. Đến năm 1960, công ty bắt đầu bán TV màu thúc đẩy sự phổ biến của TV tại Nhật Bản. Năm 2003, khi truyền hình kỹ thuật số mặt đất bắt đầu phổ biến, Panasonic đã ra mắt TV màn hình phẳng "Viera" sử dụng màn hình plasma và LCD. Công ty đã đầu tư mạnh vào các nhà máy sản xuất màn hình plasma, tin tưởng vào tiềm năng của công nghệ này.
Tuy nhiên, cuối cùng màn hình plasma đã thất bại trong cuộc cạnh tranh với LCD, buộc Panasonic phải thay đổi chiến lược. Năm 2014, công ty ngừng sản xuất màn hình plasma. Sau đó, Panasonic tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc.
Gần đây, nhiều tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản đã rút lui khỏi kinh doanh TV. Toshiba đã bán mảng kinh doanh TV cho Hisense của Trung Quốc vào năm 2018, hiện tại thị phần gộp của 2 thương hiệu này đã chiếm tới 40% thị phần ở Nhật. Mitsubishi Electric ngừng xuất xưởng TV cho các cửa hàng bán lẻ vào năm 2021, chính thức rút khỏi thị trường. Hiện tại, chỉ còn Panasonic, Sharp và Sony tiếp tục sản xuất và bán TV.
TV và đồ dùng nhà bếp thuộc diện triển vọng kinh doanh u ám, không chắc chắn, trong khi giải pháp không khí và đồ gia dụng sẽ được tái cấu trúc mạnh mẽ để vực dậy lợi nhuận
Tuy nhiên, ông Kusumi cũng nói thêm rằng "việc bán lại mảng kinh doanh TV vẫn chưa được quyết định" và đây chỉ là một trong những lựa chọn đang được xem xét để cải thiện lợi nhuận. Ông cũng cho rằng "hiện tại chưa có công ty nào sẵn sàng mua lại mảng kinh doanh TV của Panasonic".
Ông Kusumi chia sẻ: "Bản thân tôi, người từng phụ trách mảng TV, cũng có chút tiếc nuối, nhưng để biến Panasonic thành một tập đoàn có lợi nhuận cao, chúng tôi cần phải xem xét lại toàn bộ hoạt động kinh doanh. Trong quá trình cải tổ TV, chúng tôi đã hợp tác với các công ty khác để giảm chi phí cố định và sẽ tiếp tục đẩy mạnh hướng đi này."
Tổng giám đốc điều hành của Panasonic
Đối với các mảng kinh doanh thiết bị gia dụng khác, Panasonic sẽ tái cấu trúc và hợp nhất chúng thành một công ty con để tối ưu hóa nguồn lực.
Công ty sẽ tập trung vào mảng kinh doanh giải pháp logistics và năng lượng. Để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong lĩnh vực này, Panasonic sẽ tái cấu trúc công ty hiện tại. Mảng kinh doanh B2C, bao gồm bán thiết bị gia dụng, sẽ được hợp nhất vào "Smart Life", trong khi mảng B2B sẽ được chia thành các công ty con như "Air Quality & Direct Distribution" và "Electric Works" (tên tạm thời) để tăng cường tính tự chủ trong kinh doanh.
Ông Kusumi nhấn mạnh: "Mảng kinh doanh thiết bị gia dụng rất quan trọng đối với chúng tôi. Chính vì vậy, chúng tôi cần phải cải thiện lợi nhuận và thực hiện những thay đổi cần thiết, dù có khó khăn đến đâu."