nickkordus3
Pearl
Các tàu nạo vét rất vất vả để loại bỏ cát và bùn khỏi mũi tàu - và họ sẽ cần di chuyển từ 15.000 đến 20.000 mét khối cát để đạt được độ sâu từ 12 đến 16 mét, có thể cho phép con tàu nổi. Có thể hình dung số cát phải bới đi tương đương gần gấp tám lần một bể bơi Olympic.
Ngoài các tàu hút bùn đã có tại chỗ, một tàu nạo vét hút chuyên dụng hiện đã đến khu vực tàu Ever Given gặp nạn và sẽ sớm hành động. Bernhard Schulte Shipmanagement, giám đốc kỹ thuật tàu Ever Given, cho biết tàu cuốc này có thể chuyển 2.000 mét khối vật chất mỗi giờ.
Các nhà chức trách kênh đào Suez cho hay họ đã thảo luận về phương án di chuyển con tàu dài 400 mét, rộng 59 mét này bằng cách nạo vét khu vực xung quanh nó.
Việc giúp con tàu khổng lồ này thoát khỏi vị trí mắc kẹt là "rất phức tạp về mặt kỹ thuật" và có thể mất nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.
Một nhóm chuyên gia cứu hộ từ Smit Salvage của Hà Lan và Nippon Salvage của Nhật Bản, những người đã từng thực hiện một số hoạt động giải cứu tàu mắc cạn trong quá khứ, đã được chỉ định để giúp Cơ quan quản lý kênh đào Suez thả nổi con tàu.
Nhưng mỗi ngày trôi qua đều phải trả một cái giá đắt cho các công ty và quốc gia có hoạt động thương mại bị bế tắc. Khoảng 12% khối lượng thương mại thế giới đi qua Kênh đào Suez, và nó thường xử lý khoảng 10 tỷ USD hàng hóa mỗi ngày.
Hơn 18.800 tàu với trọng tải thực 1,17 tỷ tấn đã đi qua kênh này trong năm 2020. Trung bình có 51,5 tàu mỗi ngày.
Ít nhất 160 tàu chở nhiên liệu và hàng hóa quan trọng hiện đang chờ để đi qua tuyến đường thủy bị chặn này. Một số tàu được quyết định chuyển hướng hành trình xung quanh Cape Horn để tránh tắc nghẽn kênh đào Suez - nhưng họ phải đối mặt thêm 3.800 dặm và lên đến 12 ngày kéo dài hành trình.
Ngoài các tàu hút bùn đã có tại chỗ, một tàu nạo vét hút chuyên dụng hiện đã đến khu vực tàu Ever Given gặp nạn và sẽ sớm hành động. Bernhard Schulte Shipmanagement, giám đốc kỹ thuật tàu Ever Given, cho biết tàu cuốc này có thể chuyển 2.000 mét khối vật chất mỗi giờ.
Các nhà chức trách kênh đào Suez cho hay họ đã thảo luận về phương án di chuyển con tàu dài 400 mét, rộng 59 mét này bằng cách nạo vét khu vực xung quanh nó.
Việc giúp con tàu khổng lồ này thoát khỏi vị trí mắc kẹt là "rất phức tạp về mặt kỹ thuật" và có thể mất nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.
Một nhóm chuyên gia cứu hộ từ Smit Salvage của Hà Lan và Nippon Salvage của Nhật Bản, những người đã từng thực hiện một số hoạt động giải cứu tàu mắc cạn trong quá khứ, đã được chỉ định để giúp Cơ quan quản lý kênh đào Suez thả nổi con tàu.
Nhưng mỗi ngày trôi qua đều phải trả một cái giá đắt cho các công ty và quốc gia có hoạt động thương mại bị bế tắc. Khoảng 12% khối lượng thương mại thế giới đi qua Kênh đào Suez, và nó thường xử lý khoảng 10 tỷ USD hàng hóa mỗi ngày.
Hơn 18.800 tàu với trọng tải thực 1,17 tỷ tấn đã đi qua kênh này trong năm 2020. Trung bình có 51,5 tàu mỗi ngày.
Ít nhất 160 tàu chở nhiên liệu và hàng hóa quan trọng hiện đang chờ để đi qua tuyến đường thủy bị chặn này. Một số tàu được quyết định chuyển hướng hành trình xung quanh Cape Horn để tránh tắc nghẽn kênh đào Suez - nhưng họ phải đối mặt thêm 3.800 dặm và lên đến 12 ngày kéo dài hành trình.