Nghiên cứu do các chuyên gia tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai thực hiện cho thấy 56% người nhiễm Omicron không biết mình đang mắc bệnh.
Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí JAMA Network Open ngày 17/8. Tiến sĩ Susan Cheng, giám đốc Viện Nghiên cứu về Lão hóa Khỏe mạnh tại Khoa Tim mạch, Viện Tim Smidt, cho biết cứ hai người thì có hơn một người nhiễm Omicron không biết mình mang virus.
Các nghiên cứu trước đây ước tính từ 25% đến 80% người nhiễm nCoV không gặp các triệu chứng tiêu biểu. So với biến chủng khác, Omicron gây ra các biểu hiện ít nghiêm trọng hơn như mệt mỏi, ho, đau đầu, đau họng hoặc sổ mũi.
"Nghiên cứu của chúng tôi bổ sung thêm bằng chứng cho thấy các ca nhiễm không được chẩn đoán có thể làm tăng khả năng lây lan virus. Người dân không nhận thức được tình trạng bệnh có thể góp phần vào sự lan truyền nhanh chóng của Omicron", Sandy Y. Joung, nghiên cứu viên tại Cedars-Sinai, nhận định.
Nghiên cứu mới là một phần trong công trình lớn tìm hiểu về Covid-19 và tác động của vaccine. Các chuyên gia đã thu thập mẫu máu từ nhân viên y tế hơn hai năm trước. Trong số các tình nguyện viên tham gia, họ đã xác định được hơn 210 người có khả năng đã nhiễm Omicron dựa trên mức kháng thể trong máu.
Một cơ sở xét nghiệm Covid-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: NY Times
Kết quả cho thấy chỉ 44% người tham gia nghiên cứu có kháng thể dương tính nCoV nhận thức được việc mình đã nhiễm virus. Phần lớn (56%) không biết về tình trạng bệnh gần đây. Chỉ 10% cho biết họ có triệu chứng tương tự cảm lạnh thông thường hoặc các loại cảm cúm khác.
Nhóm nghiên cứu cho rằng giới chuyên gia cần nghiên cứu sâu hơn, với số lượng tình nguyện viên lớn, đa dạng chủng tộc để tìm hiểu những yếu tố liên quan đến việc thiếu nhận thức về tình trạng bệnh.
Cheng và đồng nghiệp cũng đang nghiên cứu các mô hình và yếu tố dự báo tái nhiễm, khả năng miễn dịch lâu dài với nCoV. Ngoài việc nâng cao nhận thức, nghiên cứu này có thể giúp mọi người quản lý rủi ro bệnh tật cá nhân, theo nhóm chuyên gia.
Theo VnExpress
Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí JAMA Network Open ngày 17/8. Tiến sĩ Susan Cheng, giám đốc Viện Nghiên cứu về Lão hóa Khỏe mạnh tại Khoa Tim mạch, Viện Tim Smidt, cho biết cứ hai người thì có hơn một người nhiễm Omicron không biết mình mang virus.
Các nghiên cứu trước đây ước tính từ 25% đến 80% người nhiễm nCoV không gặp các triệu chứng tiêu biểu. So với biến chủng khác, Omicron gây ra các biểu hiện ít nghiêm trọng hơn như mệt mỏi, ho, đau đầu, đau họng hoặc sổ mũi.
"Nghiên cứu của chúng tôi bổ sung thêm bằng chứng cho thấy các ca nhiễm không được chẩn đoán có thể làm tăng khả năng lây lan virus. Người dân không nhận thức được tình trạng bệnh có thể góp phần vào sự lan truyền nhanh chóng của Omicron", Sandy Y. Joung, nghiên cứu viên tại Cedars-Sinai, nhận định.
Nghiên cứu mới là một phần trong công trình lớn tìm hiểu về Covid-19 và tác động của vaccine. Các chuyên gia đã thu thập mẫu máu từ nhân viên y tế hơn hai năm trước. Trong số các tình nguyện viên tham gia, họ đã xác định được hơn 210 người có khả năng đã nhiễm Omicron dựa trên mức kháng thể trong máu.
Kết quả cho thấy chỉ 44% người tham gia nghiên cứu có kháng thể dương tính nCoV nhận thức được việc mình đã nhiễm virus. Phần lớn (56%) không biết về tình trạng bệnh gần đây. Chỉ 10% cho biết họ có triệu chứng tương tự cảm lạnh thông thường hoặc các loại cảm cúm khác.
Nhóm nghiên cứu cho rằng giới chuyên gia cần nghiên cứu sâu hơn, với số lượng tình nguyện viên lớn, đa dạng chủng tộc để tìm hiểu những yếu tố liên quan đến việc thiếu nhận thức về tình trạng bệnh.
Cheng và đồng nghiệp cũng đang nghiên cứu các mô hình và yếu tố dự báo tái nhiễm, khả năng miễn dịch lâu dài với nCoV. Ngoài việc nâng cao nhận thức, nghiên cứu này có thể giúp mọi người quản lý rủi ro bệnh tật cá nhân, theo nhóm chuyên gia.
Theo VnExpress