minhbao171
Pearl
Các loài sinh vật ven bờ bị cuốn trôi ra giữa đại dương không chỉ có thể tồn tại mà thậm chí chúng còn tạo ra nơi ở mới và hình thành một cộng đồng sinh sống trên những mảnh rác thải nhựa trôi nổi giữa Thái Bình Dương.
Anika Albrecht trong chuyến viễn chinh lấy mẫu rác thải nhựa tại Đảo rác Thái Bình Dương năm 2020 (Ảnh: Ocean Voyages Institute 2020 Gyre Expedition)
Trong một bài viết trên Tạp chí Nature Communications, giới khoa học cho biết các loài thực vật và động vật ven bờ đã tự mình duy trì sự sống và thậm chí có khả năng sinh sôi trên các đảo rác nhựa. Đảo rác Thái Bình Dương hiện có kích thước lớn gấp đôi bang Texas của Mỹ (diện tích bang Texas là 695.662 km2, hơn gấp hai lần diện tích Việt Nam).
Greg Ruiz, nhà khoa học cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Smithsonian, đồng thời là tác giả bài viết nói trên, cho biết các nhà khoa học đã ghi nhận có hơn 40 loài sinh vật ven bờ bám vào rác thải nhựa, bao gồm trai, hàu và các loài giáp xác có hình dáng giống tôm.
Trước đây, các nhà khoa học đã biết các loài sinh vật ven biển có thể trôi dạt ra biển trên những mảnh gỗ hoặc ván gỗ. Nhưng vật liệu này sẽ nhanh chóng phân rã và chuyến đi ra biển như một tấm vé một chiều cho những sinh vật bám trên đó.
Các nhà nghiên cứu đã rất bất ngờ khi phát hiện các đảo rác nhựa cho phép các loài thực, động vật bám vào để sinh sống giữa đại dương và vùng biển này cung cấp đủ thức ăn để chúng tiếp tục sinh sôi.
Linsey Haram trong một chuyến viễn chinh trên biển (Ảnh: Stephen Page)
“Nó gần như là một hòn đảo mới xuất hiện”, Ruiz cho biết thêm rằng môi trường sống mới này “đại diện cho sự biến đổi điển hình về những gì chúng tôi cho là có khả năng xảy ra”.
Phát hiện này làm dấy lên quan ngại về chức năng của những cộng đồng sinh vật mới, chúng sẽ phát triển như thế nào và có liên quan gì đến sự dịch chuyển của các loài sinh vật ngoại lai.
Phát hiện cũng lặp lại kết luận từ những khám phá trước đây, buộc các nhà khoa học phải xem xét lại một số dạng sống trên đại dương. Trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản năm 2011 đã tàn phá đất nước này và kéo một lượng lớn rác thải – phần lớn là nhựa – ra Thái Bình Dương. Khoảng 18 tháng sau thảm hoạ, đống rác thải theo dòng hải lưu bắt đầu trôi dạt vào bờ biển Bắc Mỹ và một số nơi như bang Hawaii, Oregon, Washington.
Những thông tin các nhà khoa học có được từ đống rác thải này đã phá vỡ những quan niệm cũ trước đây: Hệ sinh thái ven bờ có khả năng sinh sôi cao. Vùng biển ven bờ giàu thức ăn và chất dinh dưỡng hơn vùng biển giữa đại dương.
Luz Quiñones, nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Sinh vật biển Ngoại lai thuộc SERC, đang phân tích sự kết hợp giữa các sinh vật ven bờ (loài thuỷ tức có lông Aglaophenia pluma) và sinh vật đại dương (hàu Lepas cổ ngỗng) trên một tấm lưới ma (Ảnh: Viện Smithsonian)
“Trước đó, chúng tôi nghĩ rằng nhiều loài sinh vật ven bờ sẽ không thể tồn tại sau một thời gian dài ở một khu vực ít thức ăn hơn, chứ chưa nói đến việc phát triển và sinh sôi”, Ruiz cho biết. “Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi rất nhiều loài sinh vật ven bờ đang sinh sống trên những đảo rác”.
Theo một bài viết đã được bình duyệt đăng tải trên Tạp chí Science, có gần 300 loài sinh vật sinh sống dọc các bờ biển Tây Bắc Thái Bình Dương.
Phân tích các mẫu rác lấy từ Đảo rác Thái Bình Dương khiến các nhà khoa học còn kinh ngạc hơn.
Đảo rác Thái Bình Dương được công chúng chú ý đến kể từ năm 1997, sau khi Charles Moore ra khơi trên chiếc du thuyền của mình và phát hiện những tuýp kem đánh răng, chai dầu gội và lưới đánh cá trôi nổi giữa đại dương.
Đảo rác được hình thành do các dòng hải lưu tạo thành xoáy nước và tập trung rác thải trôi nổi trên biển vào khu vực trung tâm của nó. Đây chỉ là một trong nhiều vòng xoáy gom rác thải nhựa trên biển.
Một nghiên cứu công bố năm 2018 ước tính Đảo rác Thái Bình Dương chứa ít nhất 79.000 tấn nhựa, trong đó có những thứ như lưới đánh cá, chai nhựa và các mảnh vi nhựa. Rác thải từ trận sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản cũng được Thái Bình Dương tập trung về đây.
Các loài sinh vật ven bờ và sinh vật đại dương cùng sinh sống trên một mảnh rác trôi nổi, như thuỷ tức Aglaophenia pluma, cua đại dương Planes và loài hàu đại dương Lepas cổ ngỗng (Ảnh: Viện Smithsonian)
Ruiz cùng một số nhà nghiên cứu đã hợp tác với Viện Hải dương học Voyages cùng thực hiện một chuyến viễn chinh đến Đảo rác Thái Bình Dương để chụp ảnh, thu thập mẫu vật, đóng gói và chuyển chúng đến các nhà nghiên cứu.
Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều thế hệ sinh vật ven bờ trên các mẫu rác thu được. Một số đã sinh sản ấu trùng hoặc con non.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy một hỗn hợp các loài sinh vật ven bờ và các loài đại dương cùng sinh sống trên Đảo rác – tạo ra một hệ sinh thái hoàn toàn mới.
“Rõ ràng có sự pha trộn giữa hai cộng đồng khác biệt”, Ruiz cho biết. Các nhà khoa học chưa thể xác định liệu những sinh vật này sẽ tương tác với nhau như thế nào hay chúng sẽ ra sao trong tương lai. Họ suy đoán rằng hệ sinh thái mới này có thể làm thay đổi chuỗi thức ăn.
Loài thuỷ tức Aglaophenia pluma (sinh vật ven bờ) sống cùng hàu Lepas cổ ngỗng (sinh vật đại dương) trên một tấm lưới ma (Ảnh: Viện Smithsonian)
Có những câu hỏi phải mất nhiều năm trời mới có thể trả lời. Liệu các loại sinh vật ven bờ có thể tiến hoá để phù hợp hơn với môi trường sống trên những đảo rác nhựa giữa đại dương?
“Sự thay đổi tỷ lệ tiến hoá có thể diễn ra khá nhanh chóng”, Ruiz cho biết. “Chúng tôi chưa biết câu trả lời cho những sinh vật sống trên đảo rác là gì. Nhưng khả năng xảy ra là hoàn toàn có”.
Nhu cầu sử dụng đồ nhựa trên đất liền gia tăng nhanh chóng cùng với những cơn bão lớn ven biển do biến đổi khí hậu có thể kéo thêm nhiều rác thải hơn nữa ra đại dương và tạo ra những môi trường sống mới.
Đảo rác thải nhựa có thể trở thành một “nhà ga” tạm thời cho các loài sinh vật ngoại lai nằm chờ những dòng hải lưu đưa chúng đến những hòn đảo hay bờ biển ít khi xuất hiện sinh vật đến từ những bờ biển khác.
“Càng có nhiều sinh vật ngoại lai được đưa đến thì càng có nguy cơ xuất hiện một loại gây tác động mạnh [đến hệ sinh thái bản địa]”, Ruiz cho biết.
Theo NBC News
Trong một bài viết trên Tạp chí Nature Communications, giới khoa học cho biết các loài thực vật và động vật ven bờ đã tự mình duy trì sự sống và thậm chí có khả năng sinh sôi trên các đảo rác nhựa. Đảo rác Thái Bình Dương hiện có kích thước lớn gấp đôi bang Texas của Mỹ (diện tích bang Texas là 695.662 km2, hơn gấp hai lần diện tích Việt Nam).
Greg Ruiz, nhà khoa học cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Smithsonian, đồng thời là tác giả bài viết nói trên, cho biết các nhà khoa học đã ghi nhận có hơn 40 loài sinh vật ven bờ bám vào rác thải nhựa, bao gồm trai, hàu và các loài giáp xác có hình dáng giống tôm.
Trước đây, các nhà khoa học đã biết các loài sinh vật ven biển có thể trôi dạt ra biển trên những mảnh gỗ hoặc ván gỗ. Nhưng vật liệu này sẽ nhanh chóng phân rã và chuyến đi ra biển như một tấm vé một chiều cho những sinh vật bám trên đó.
Các nhà nghiên cứu đã rất bất ngờ khi phát hiện các đảo rác nhựa cho phép các loài thực, động vật bám vào để sinh sống giữa đại dương và vùng biển này cung cấp đủ thức ăn để chúng tiếp tục sinh sôi.
“Nó gần như là một hòn đảo mới xuất hiện”, Ruiz cho biết thêm rằng môi trường sống mới này “đại diện cho sự biến đổi điển hình về những gì chúng tôi cho là có khả năng xảy ra”.
Phát hiện này làm dấy lên quan ngại về chức năng của những cộng đồng sinh vật mới, chúng sẽ phát triển như thế nào và có liên quan gì đến sự dịch chuyển của các loài sinh vật ngoại lai.
Phát hiện cũng lặp lại kết luận từ những khám phá trước đây, buộc các nhà khoa học phải xem xét lại một số dạng sống trên đại dương. Trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản năm 2011 đã tàn phá đất nước này và kéo một lượng lớn rác thải – phần lớn là nhựa – ra Thái Bình Dương. Khoảng 18 tháng sau thảm hoạ, đống rác thải theo dòng hải lưu bắt đầu trôi dạt vào bờ biển Bắc Mỹ và một số nơi như bang Hawaii, Oregon, Washington.
Những thông tin các nhà khoa học có được từ đống rác thải này đã phá vỡ những quan niệm cũ trước đây: Hệ sinh thái ven bờ có khả năng sinh sôi cao. Vùng biển ven bờ giàu thức ăn và chất dinh dưỡng hơn vùng biển giữa đại dương.
“Trước đó, chúng tôi nghĩ rằng nhiều loài sinh vật ven bờ sẽ không thể tồn tại sau một thời gian dài ở một khu vực ít thức ăn hơn, chứ chưa nói đến việc phát triển và sinh sôi”, Ruiz cho biết. “Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi rất nhiều loài sinh vật ven bờ đang sinh sống trên những đảo rác”.
Theo một bài viết đã được bình duyệt đăng tải trên Tạp chí Science, có gần 300 loài sinh vật sinh sống dọc các bờ biển Tây Bắc Thái Bình Dương.
Phân tích các mẫu rác lấy từ Đảo rác Thái Bình Dương khiến các nhà khoa học còn kinh ngạc hơn.
Đảo rác Thái Bình Dương được công chúng chú ý đến kể từ năm 1997, sau khi Charles Moore ra khơi trên chiếc du thuyền của mình và phát hiện những tuýp kem đánh răng, chai dầu gội và lưới đánh cá trôi nổi giữa đại dương.
Đảo rác được hình thành do các dòng hải lưu tạo thành xoáy nước và tập trung rác thải trôi nổi trên biển vào khu vực trung tâm của nó. Đây chỉ là một trong nhiều vòng xoáy gom rác thải nhựa trên biển.
Một nghiên cứu công bố năm 2018 ước tính Đảo rác Thái Bình Dương chứa ít nhất 79.000 tấn nhựa, trong đó có những thứ như lưới đánh cá, chai nhựa và các mảnh vi nhựa. Rác thải từ trận sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản cũng được Thái Bình Dương tập trung về đây.
Ruiz cùng một số nhà nghiên cứu đã hợp tác với Viện Hải dương học Voyages cùng thực hiện một chuyến viễn chinh đến Đảo rác Thái Bình Dương để chụp ảnh, thu thập mẫu vật, đóng gói và chuyển chúng đến các nhà nghiên cứu.
Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều thế hệ sinh vật ven bờ trên các mẫu rác thu được. Một số đã sinh sản ấu trùng hoặc con non.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy một hỗn hợp các loài sinh vật ven bờ và các loài đại dương cùng sinh sống trên Đảo rác – tạo ra một hệ sinh thái hoàn toàn mới.
“Rõ ràng có sự pha trộn giữa hai cộng đồng khác biệt”, Ruiz cho biết. Các nhà khoa học chưa thể xác định liệu những sinh vật này sẽ tương tác với nhau như thế nào hay chúng sẽ ra sao trong tương lai. Họ suy đoán rằng hệ sinh thái mới này có thể làm thay đổi chuỗi thức ăn.
Có những câu hỏi phải mất nhiều năm trời mới có thể trả lời. Liệu các loại sinh vật ven bờ có thể tiến hoá để phù hợp hơn với môi trường sống trên những đảo rác nhựa giữa đại dương?
“Sự thay đổi tỷ lệ tiến hoá có thể diễn ra khá nhanh chóng”, Ruiz cho biết. “Chúng tôi chưa biết câu trả lời cho những sinh vật sống trên đảo rác là gì. Nhưng khả năng xảy ra là hoàn toàn có”.
Nhu cầu sử dụng đồ nhựa trên đất liền gia tăng nhanh chóng cùng với những cơn bão lớn ven biển do biến đổi khí hậu có thể kéo thêm nhiều rác thải hơn nữa ra đại dương và tạo ra những môi trường sống mới.
Đảo rác thải nhựa có thể trở thành một “nhà ga” tạm thời cho các loài sinh vật ngoại lai nằm chờ những dòng hải lưu đưa chúng đến những hòn đảo hay bờ biển ít khi xuất hiện sinh vật đến từ những bờ biển khác.
“Càng có nhiều sinh vật ngoại lai được đưa đến thì càng có nguy cơ xuất hiện một loại gây tác động mạnh [đến hệ sinh thái bản địa]”, Ruiz cho biết.
Theo NBC News