cpsmartyboy
Pearl
Những chiếc chum khổng lồ ở Ấn Độ này không rõ tạo ra và để ở đó với mục đích gì, nhưng các nhà khảo cổ học đang tích cực tìm ra lời giải cho chúng.
Các nhà khoa học đã xác định được 65 chiếc chum bằng đá sa thạch khổng lồ chưa từng được biết đến trước đây ở Assam, Ấn Độ. Những hiện vật bí ẩn này bị nghi ngờ là công cụ dùng cho nghi lễ mai táng.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học North Eastern Hill và Đại học Gauhati ở Ấn Độ, kết hợp với đội ngũ từ Đại học Quốc gia Úc đã xác định vị trí của một loạt cấu trúc sa thạch tập hợp tại bốn địa điểm. Một số chum được chỉ chôn một phần trong khi một số được chôn hoàn toàn dưới đất.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra chúng trong một chuyến đi định kỳ để khảo sát ba địa điểm nghi ngờ. Nicholas Skopal, sinh viên tại Đại học Quốc gia Úc và là một trong những người phát hiện cho biết: “Lúc đầu nhóm chỉ đi khảo sát ba địa điểm lớn chưa được khảo sát chính thức. Đây là lần đầu tiên chúng tôi khám phá các địa điểm mới. Nhóm chỉ mới tìm kiếm trong một khu vực rất hạn chế nên có khả năng còn nhiều thứ ở ngoài đó mà chúng tôi chưa biết đến”.
Trong lần khảo sát đó, các nhà nghiên cứu đã thu được tổng cộng 742 chiếc chum, trải rộng trên một khu vực rộng 300km2 ở Assam. Phần lớn được tìm thấy trong tình trạng đã bị hư hỏng do thời gian và tác động ngoại cảnh. Một số được trang trí bằng đá, chạm khắc hình người nam và nữ, một số hình thù dường như đang cầm vũ khí. Chúng được phát hiện ở trên các sườn núi và sườn đồi, khá tương đồng với những chiếc chum đã được phát hiện trước đó.
Cấu trúc của những chiếc chum này khá tương đồng với chum tìm thấy ở Lào và Indonesia có liên quan đến nghi lễ mai táng. Đó là phỏng đoán của Skopal và nhóm của ông về những chiếc chum mới phát hiện. Tuy nhiên họ sẽ cần khai quật thêm và xác định niên đại của chúng trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Người dân địa phương cho rằng, các hình khắc trên chum có thể là truyền thống tôn vinh Rani Gaidinliu, một nhà lãnh đạo tinh thần đã dẫn đầu cuộc ******* chống lại sự thống trị của Anh ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ 20.
Skopal chia sẻ: “Chúng tôi vẫn chưa biết ai đã làm ra những chiếc chum khổng lồ hoặc họ sống ở đâu. Tất cả vẫn còn là bí ẩn”.
Các nhà nghiên cứu cho biết các địa điểm mới được phát hiện đại diện cho 4 trong số 11 địa điểm đã biết. Skopal và nhóm của ông bày tỏ tự tin họ sẽ sớm khám phá ra nhiều điều hơn. Nhưng ông cũng nhấn mạnh, công tác khai quật và tìm kiếm cần được đẩy nhanh vì càng để lâu, thời gian sẽ càng phá hủy chúng.
Phát hiện đã được đăng tải trên Tạp chí Khảo cổ học Châu Á mới đây.
>>> Đài thiên văn lâu đời nhất lịch sử loài người, hơn 2.000 tuổi.
Nguồn: Vice
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học North Eastern Hill và Đại học Gauhati ở Ấn Độ, kết hợp với đội ngũ từ Đại học Quốc gia Úc đã xác định vị trí của một loạt cấu trúc sa thạch tập hợp tại bốn địa điểm. Một số chum được chỉ chôn một phần trong khi một số được chôn hoàn toàn dưới đất.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra chúng trong một chuyến đi định kỳ để khảo sát ba địa điểm nghi ngờ. Nicholas Skopal, sinh viên tại Đại học Quốc gia Úc và là một trong những người phát hiện cho biết: “Lúc đầu nhóm chỉ đi khảo sát ba địa điểm lớn chưa được khảo sát chính thức. Đây là lần đầu tiên chúng tôi khám phá các địa điểm mới. Nhóm chỉ mới tìm kiếm trong một khu vực rất hạn chế nên có khả năng còn nhiều thứ ở ngoài đó mà chúng tôi chưa biết đến”.
Trong lần khảo sát đó, các nhà nghiên cứu đã thu được tổng cộng 742 chiếc chum, trải rộng trên một khu vực rộng 300km2 ở Assam. Phần lớn được tìm thấy trong tình trạng đã bị hư hỏng do thời gian và tác động ngoại cảnh. Một số được trang trí bằng đá, chạm khắc hình người nam và nữ, một số hình thù dường như đang cầm vũ khí. Chúng được phát hiện ở trên các sườn núi và sườn đồi, khá tương đồng với những chiếc chum đã được phát hiện trước đó.
Người dân địa phương cho rằng, các hình khắc trên chum có thể là truyền thống tôn vinh Rani Gaidinliu, một nhà lãnh đạo tinh thần đã dẫn đầu cuộc ******* chống lại sự thống trị của Anh ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ 20.
Skopal chia sẻ: “Chúng tôi vẫn chưa biết ai đã làm ra những chiếc chum khổng lồ hoặc họ sống ở đâu. Tất cả vẫn còn là bí ẩn”.
Các nhà nghiên cứu cho biết các địa điểm mới được phát hiện đại diện cho 4 trong số 11 địa điểm đã biết. Skopal và nhóm của ông bày tỏ tự tin họ sẽ sớm khám phá ra nhiều điều hơn. Nhưng ông cũng nhấn mạnh, công tác khai quật và tìm kiếm cần được đẩy nhanh vì càng để lâu, thời gian sẽ càng phá hủy chúng.
Phát hiện đã được đăng tải trên Tạp chí Khảo cổ học Châu Á mới đây.
>>> Đài thiên văn lâu đời nhất lịch sử loài người, hơn 2.000 tuổi.
Nguồn: Vice