thuha19051234
Pearl
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã khám phá mẫu vật của tiểu hành tinh Ryugu, được Hayabusa2 đưa về Trái đất vào năm 2020.
Đó là mẫu thiên thạch Chondrites có nguồn gốc cacbon, tương tự thiên thạch Winchcombe rơi xuống Trái đất và được tìm thấy ở Gloucestershire vào năm 2021. Chúng là một nhóm thiên thạch cực kỳ hiếm, chứa chất hữu cơ và axit amin - những thành phần tạo nên sự sống.
Chúng là những vật liệu nguyên thủy và nguyên sơ nhất của hệ mặt trời và có thể cung cấp thông tin độc đáo về nơi nước cũng như các yếu tố xây dựng sự sống, cách những hành tinh được tạo ra từ đó.
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng Ryungu nằm trong nhóm các tiểu hành tinh được gọi là loại Cb hình thành cách xa Trái đất hàng tỷ km, về phía rìa ảnh hưởng của Mặt trời. Các thiên thể được cho là nằm trong một vùng không gian có tên là Vành đai Kuiper, hoặc thậm chí có thể xa hơn.
Giáo sư Sara Russell cho biết rằng trong một thập kỷ qua họ chỉ mới bắt đầu đánh giá được mức độ mà các vật thể trong hệ mặt trời có thể di chuyển tới và cách xa Mặt trời. Mặc dù có sự chấp nhận chung rằng vật chất từ bên ngoài hệ mặt trời có thể đã được các hành tinh khổng lồ di chuyển vào bên trong, nhưng đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên cho thấy vành đai tiểu hành tinh chứa vật chất có nguồn gốc từ xa như Sao Hải Vương. Điều này bổ sung thêm một lớp chi tiết cho kiến thức về cách hệ mặt trời hình thành.
Mục đích của nghiên cứu là xác định xem liệu các tiểu hành tinh loại Cb, chẳng hạn Ryugu, có thể là thiên thể mẹ của một nhóm thiên thạch hiếm gọi là chondrites CI hay không. Để giúp tìm câu trả lời, đầu tiên cần phải biết vị trí hình thành của tàn dư tiểu hành tinh. Xác định nguồn gốc của chúng để trả lời một số câu hỏi lớn nhất về không gian fvà vũ trụ.
Các nhà khoa học kết luận rằng cả chondrite Ryugu và CI đều đến từ cùng một vùng không gian, thậm chí có thể cùng nguồn gốc từ một thiên thể. Họ đã tiến hành so sánh các dạng sắt trong cả tiểu hành tinh và thiên thạch, biết rằng Ryugu là một đối tượng rất gần với chondrites CI. Đây là loại thiên thạch cacbon hiếm nhất được ghi nhận.
>>>Tiểu hành tinh kỳ lạ có đuôi giống sao chổi gần Trái Đất đang quay nhanh hơn mỗi năm, giới khoa học nghi ngờ có mối nguy hiểm tiềm tàng
Nguồn interesting
Đó là mẫu thiên thạch Chondrites có nguồn gốc cacbon, tương tự thiên thạch Winchcombe rơi xuống Trái đất và được tìm thấy ở Gloucestershire vào năm 2021. Chúng là một nhóm thiên thạch cực kỳ hiếm, chứa chất hữu cơ và axit amin - những thành phần tạo nên sự sống.
Chúng là những vật liệu nguyên thủy và nguyên sơ nhất của hệ mặt trời và có thể cung cấp thông tin độc đáo về nơi nước cũng như các yếu tố xây dựng sự sống, cách những hành tinh được tạo ra từ đó.
Giáo sư Sara Russell cho biết rằng trong một thập kỷ qua họ chỉ mới bắt đầu đánh giá được mức độ mà các vật thể trong hệ mặt trời có thể di chuyển tới và cách xa Mặt trời. Mặc dù có sự chấp nhận chung rằng vật chất từ bên ngoài hệ mặt trời có thể đã được các hành tinh khổng lồ di chuyển vào bên trong, nhưng đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên cho thấy vành đai tiểu hành tinh chứa vật chất có nguồn gốc từ xa như Sao Hải Vương. Điều này bổ sung thêm một lớp chi tiết cho kiến thức về cách hệ mặt trời hình thành.
Mục đích của nghiên cứu là xác định xem liệu các tiểu hành tinh loại Cb, chẳng hạn Ryugu, có thể là thiên thể mẹ của một nhóm thiên thạch hiếm gọi là chondrites CI hay không. Để giúp tìm câu trả lời, đầu tiên cần phải biết vị trí hình thành của tàn dư tiểu hành tinh. Xác định nguồn gốc của chúng để trả lời một số câu hỏi lớn nhất về không gian fvà vũ trụ.
Các nhà khoa học kết luận rằng cả chondrite Ryugu và CI đều đến từ cùng một vùng không gian, thậm chí có thể cùng nguồn gốc từ một thiên thể. Họ đã tiến hành so sánh các dạng sắt trong cả tiểu hành tinh và thiên thạch, biết rằng Ryugu là một đối tượng rất gần với chondrites CI. Đây là loại thiên thạch cacbon hiếm nhất được ghi nhận.
>>>Tiểu hành tinh kỳ lạ có đuôi giống sao chổi gần Trái Đất đang quay nhanh hơn mỗi năm, giới khoa học nghi ngờ có mối nguy hiểm tiềm tàng
Nguồn interesting