Một nhóm nhà khảo cổ đã phát hiện bằng chứng về trận động đất lớn nhất trong lịch sử loài người. Trận động đất xảy ra cách đây khoảng 3.800 năm ở khu vực ngày nay là miền bắc Chile khi một vết nứt gãy của mảng kiến tạo làm đường bờ biển bị nâng lên. Những hậu quả mà nó gây ra khiến người dân rời xa bờ biển lân cận trong suốt 1000 năm.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Southampton tuyên bố rằng đó là một trận động đất kinh hoàng có biên độ 9,5 độ richter, gây ra sóng thần với những con sóng cao tới 20 m di chuyển hơn 8.000 km đến New Zealand, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.
James Goff, đồng tác giả của nghiên cứu kiêm nhà địa chất học tại Đại học Southampton ở Anh, giải thích trong một thông cáo báo chí: “Chúng tôi tìm ra bằng chứng về vết nứt gãy dài khoảng một nghìn km ngay ngoài khơi bờ biển sa mạc Atacama và nó rất lớn”.
Khám phá này thay đổi kiến thức về động đất trong lịch sử nhân loại. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng trận động đất lớn nhất là trận động đất ở Valdivia năm 1960, tàn phá miền nam Chile với cường độ từ 9,4 đến 9,6 độ richter. Vết nứt là thủ phạm gây ra trận động đất kéo dài tới 800 km và khiến 6.000 người tử vong.
Trận động đất mới được khám phá thậm chí còn lớn hơn, bắt nguồn từ một vết đứt gãy dài khoảng 1.000 km.
“Chúng tôi tìm thấy bằng chứng về trầm tích biển cùng nhiều cá thể biển ở vị trí rất cao và nằm sâu trong đất liền nên có thể loại bỏ giả thuyết chúng vào được đây là nhờ một cơn bão nào đó”, Goff giải thích.
Nhóm đã sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ để khám phá tuổi của vật liệu ven biển bị dịch chuyển và nhận thấy chúng đến đây khoảng 3.800 năm trước. Việc khai quật những công trình kiến trúc cổ đại cũng góp phần củng cố nghiên cứu của họ, làm rõ tác động của trận động đất lên con người.
“Người dân địa phương ở đó không còn gì cả. Công trình khảo cổ của chúng tôi cho biết đã có một cuộc biến động xã hội xảy ra khi cộng đồng ven biển di chuyển vào sâu trong đất liền để trốn tầm ảnh hưởng của sóng thần. Chỉ sau 1000 năm, họ mới quay trở lại sống ven biển, đó là một khoảng thời gian đáng kinh ngạc đối với những người từng sống dựa vào biển rất lâu”, Goff nói.
Nhóm nghiên cứu dự định điều tra sâu hơn vào sự kiện này để tìm hiểu liệu có mối liên hệ nào với những trận động đất trong tương lai không.
Nguồn: Interesting Engineering
Trận động đất 9,5 độ richter
Một trận động đất xảy ra khi hai mảng kiến tạo va chạm và vỡ ra, động đất càng lớn các vết đứt gãy càng dài. Trong số các trận động đất từng tàn phá Trái Đất trong những năm gần đây, có 2 lần thiên nhiên thể hiện sức mạnh kinh hoàng là trận động đất Kashmir năm 2005 và trận động đất Haiti năm 2010, nhưng cả hai đều thua trận động đất khổng lồ xảy ra ở miền bắc Chile.James Goff, đồng tác giả của nghiên cứu kiêm nhà địa chất học tại Đại học Southampton ở Anh, giải thích trong một thông cáo báo chí: “Chúng tôi tìm ra bằng chứng về vết nứt gãy dài khoảng một nghìn km ngay ngoài khơi bờ biển sa mạc Atacama và nó rất lớn”.
Khám phá này thay đổi kiến thức về động đất trong lịch sử nhân loại. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng trận động đất lớn nhất là trận động đất ở Valdivia năm 1960, tàn phá miền nam Chile với cường độ từ 9,4 đến 9,6 độ richter. Vết nứt là thủ phạm gây ra trận động đất kéo dài tới 800 km và khiến 6.000 người tử vong.
Trận động đất mới được khám phá thậm chí còn lớn hơn, bắt nguồn từ một vết đứt gãy dài khoảng 1.000 km.
Tìm ra bằng chứng
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng của trận động đất lớn trong các vật thể biển và ven biển như trầm tích, bao gồm đá tảng, đá cuội và cát có nguồn gốc từ vùng ven biển, bên cạnh đó còn có đá biển, vỏ sò. Họ đã phát hiện chúng ở gần sa mạc Atacama của Chile.“Chúng tôi tìm thấy bằng chứng về trầm tích biển cùng nhiều cá thể biển ở vị trí rất cao và nằm sâu trong đất liền nên có thể loại bỏ giả thuyết chúng vào được đây là nhờ một cơn bão nào đó”, Goff giải thích.
Nhóm đã sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ để khám phá tuổi của vật liệu ven biển bị dịch chuyển và nhận thấy chúng đến đây khoảng 3.800 năm trước. Việc khai quật những công trình kiến trúc cổ đại cũng góp phần củng cố nghiên cứu của họ, làm rõ tác động của trận động đất lên con người.
“Người dân địa phương ở đó không còn gì cả. Công trình khảo cổ của chúng tôi cho biết đã có một cuộc biến động xã hội xảy ra khi cộng đồng ven biển di chuyển vào sâu trong đất liền để trốn tầm ảnh hưởng của sóng thần. Chỉ sau 1000 năm, họ mới quay trở lại sống ven biển, đó là một khoảng thời gian đáng kinh ngạc đối với những người từng sống dựa vào biển rất lâu”, Goff nói.
Nhóm nghiên cứu dự định điều tra sâu hơn vào sự kiện này để tìm hiểu liệu có mối liên hệ nào với những trận động đất trong tương lai không.
Nguồn: Interesting Engineering