Phương Tây và Nga vẫn cứ thăm dò nhau, khi nào Ukraine mới tiến tới hòa bình trở lại?

Thủ tướng Scholz nhấn mạnh bất chấp sự khác biệt trong vấn đề Ukraine, ông sẽ tiếp tục đối thoại với Tổng thống Putin với mong muốn nắm bắt cơ hội tìm ra cách giải quyết cuộc xung đột này.
Nhà lãnh đạo Đức cho biết đã nhiều lần điện đàm với Tổng thống Putin sau khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tuyên bố của nhà lãnh đạo Đức được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Putin nhấn mạnh Moscow đang dần mất hoàn toàn niềm tin vào phương Tây, và điều này khiến triển vọng giải quyết khủng hoảng Ukraine trở nên xa vời.
Nhiều lãnh đạo phương Tây gần đây xác nhận với báo chí về việc sẵn đối thoại với Tổng thống Vladimir Putin về vấn đề Ukraine.
Ngày 6-12, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết Nga nhất trí với tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng cuộc xung đột ở Ukraine cần phải chấm dứt bằng kế hoạch cho hòa bình lâu dài.
Phương Tây và Nga vẫn cứ thăm dò nhau, khi nào Ukraine mới tiến tới hòa bình trở lại?
Trước đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 5-12, ngoại trưởng Mỹ cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ kết thúc "gần như chắc chắn bằng biện pháp ngoại giao và đàm phán""hòa bình lâu dài và chính đáng" là rất cần thiết.
Bình luận về phát biểu trên của Ngoại trưởng Mỹ Blinken, ông Peskov nhấn mạnh: "Chúng tôi có thể nhất trí với quan điểm này". Tuy nhiên, ông Peskov cho rằng Nga hiện không thấy triển vọng cho bất kỳ cuộc đàm phán nào.
Khi trả lời câu hỏi điều gì dẫn đến triển vọng tiến hành đàm phán, ông Peskov cho rằng "các mục tiêu trong chiến dịch quân sự đặc biệt (của Nga tại Ukraine) cần phải đạt được".
Trước đó, vào ngày 1-12, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẵn sàng đối thoại với lãnh đạo Nga nếu người đứng đầu Điện Kremlin tìm cách kết thúc chiến tranh, nhưng cũng cho rằng hiện ông Putin chưa cho thấy thiện chí đó.
Đáp lại, ngày 2-12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Vladimir Putin sẵn sàng đàm phán về một giải pháp tiềm năng cho cuộc xung đột Ukraine, nhưng nhấn mạnh việc Mỹ từ chối công nhận các vùng lãnh thổ được sáp nhập vào Nga đang cản trở quá trình tìm kiếm bất kỳ thỏa thuận nào.
Ông Peskov cũng khẳng định Moscow không chấp thuận điều kiện của Tổng thống Biden rằng đàm phán chỉ có thể diễn ra sau khi Nga rời khỏi Ukraine.
Gần đây, Tổng thống Putin cho biết "chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ kéo dài".
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top