Lizzie
Writer
Lệnh cấm hoàn toàn đá nhân tạo tại Australia được chính phủ Australia đưa ra trong bối cảnh các báo cáo của Cơ quan An toàn lao động Australia đưa ra các bằng chứng cho thấy số lượng công nhân làm việc trong lĩnh vực đá nhân tạo mắc các bệnh về phổi do nhiễm bụi silic ngày càng tăng cao báo động so với các ngành khác.
Theo Cơ quan An toàn lao động Australia, hầu hết các công nhân trong lĩnh vực đá nhân tạo đều ở độ tuổi dưới 35, độ tuổi lao động tốt nhất, và bất chấp việc có đeo khẩu trang bảo hộ, hầu như đều mắc các bệnh về phổi do nhiễm bụi silic, một loại bột mịn có thể đọng lại ở phổi, ở các mức độ khác nhau. Các bệnh nhân này ban đầu có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng về lâu dài, sẽ bị mắc chứng khó thở, đau ngực, ho và mệt mỏi... các triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong sớm nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị.
Theo các nhà chức trách Australia, mặc dù đá nhân tạo có nhiều ưu điểm về tính tiện dụng, độ bền cao, giá cả phải chăng và dễ chế tác, nhưng những người làm việc với vật liệu này lại đang phải đối mặt với nguy cơ tổn hại sức khoẻ nghiêm trọng.
Chính vì vậy, chính phủ Australia đã phê chuẩn việc cấm hoàn toàn đá nhân tạo tại Australia, bao gồm cả hoạt động nhập khẩu từ ngày 1/7/2024. Doanh nghiệp và người dân Australia được khuyến cáo không mua và sử dụng thêm bất kỳ sản phẩm đá nhân tạo nào nữa từ ngày 1/1/2024. Thời gian từ nay tới 1/7 là giai đoạn để các công ty xây dựng và nhà cung cấp vật liệu tại Australia có đủ thời gian để chuyển đổi kế hoạch kinh doanh.
Quyết định này của chính phủ Australia đã nhận được sự ủng hộ của nhiều công đoàn, cơ quan y tế và pháp lý tại Australia nhằm giảm thiểu rủi ro đối với sức khoẻ người lao động. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội xây dựng đã lên tiếng phản đối quyết định trên của chính phủ. Giám đốc Hiệp hội Công nghiệp Nhà ở Australia, Jocelyn Martin cho rằng, Australia cần có một kế hoạch chuyển đổi ngành toàn diện, và thời gian 6 tháng để chuẩn bị là hoàn toàn không phù hợp.
Trong bối cảnh Australia đang khủng hoảng nhà ở, hiện đang có một lượng lớn nhà và căn hộ mới đang được xây dựng và dự kiến sẽ được xây dựng trong những năm tới. Phần lớn trong số đó đều sử dụng đá nhân tạo trong thi công do có độ bền cao, giá thành thấp, tính thẩm mỹ và tiện dụng. Do đó, việc cấm đá nhân tạo sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các nhà thầu trong việc tính toán lại ngân sách và tìm kiếm các nguồn cung thay thế.
Theo Cơ quan An toàn lao động Australia, hầu hết các công nhân trong lĩnh vực đá nhân tạo đều ở độ tuổi dưới 35, độ tuổi lao động tốt nhất, và bất chấp việc có đeo khẩu trang bảo hộ, hầu như đều mắc các bệnh về phổi do nhiễm bụi silic, một loại bột mịn có thể đọng lại ở phổi, ở các mức độ khác nhau. Các bệnh nhân này ban đầu có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng về lâu dài, sẽ bị mắc chứng khó thở, đau ngực, ho và mệt mỏi... các triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong sớm nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị.
Theo các nhà chức trách Australia, mặc dù đá nhân tạo có nhiều ưu điểm về tính tiện dụng, độ bền cao, giá cả phải chăng và dễ chế tác, nhưng những người làm việc với vật liệu này lại đang phải đối mặt với nguy cơ tổn hại sức khoẻ nghiêm trọng.
Quyết định này của chính phủ Australia đã nhận được sự ủng hộ của nhiều công đoàn, cơ quan y tế và pháp lý tại Australia nhằm giảm thiểu rủi ro đối với sức khoẻ người lao động. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội xây dựng đã lên tiếng phản đối quyết định trên của chính phủ. Giám đốc Hiệp hội Công nghiệp Nhà ở Australia, Jocelyn Martin cho rằng, Australia cần có một kế hoạch chuyển đổi ngành toàn diện, và thời gian 6 tháng để chuẩn bị là hoàn toàn không phù hợp.
Trong bối cảnh Australia đang khủng hoảng nhà ở, hiện đang có một lượng lớn nhà và căn hộ mới đang được xây dựng và dự kiến sẽ được xây dựng trong những năm tới. Phần lớn trong số đó đều sử dụng đá nhân tạo trong thi công do có độ bền cao, giá thành thấp, tính thẩm mỹ và tiện dụng. Do đó, việc cấm đá nhân tạo sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các nhà thầu trong việc tính toán lại ngân sách và tìm kiếm các nguồn cung thay thế.