VNR Content
Pearl
Các đối tượng lừa đảo dùng nhiều chiêu thức, dụ dỗ người dùng tải ứng dụng, để like, thả tim, follow, tăng tương tác cho các bài post để kiếm tiền.
Thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo, tội phạm công nghệ cao liên tục thực hiện các thủ đoạn lừa đảo tinh vi, hướng đến nhiều người dùng Internet chưa có nhiều kinh nghiệm.
Trong một cảnh báo vừa gửi đi, Công ty chứng khoán SSI cho biết thời gian gần đây xuất hiện hình thức lừa đảo mới với phương thức mạo danh nhân viên/Bộ phận tuyển dụng của công ty SSI để yêu cầu tải ứng dụng kiếm tiền.
Theo đó, các đối tượng lừa đảo dụ dỗ người dùng tải ứng dụng mang tên DingTalk để like, thả tim, follow, tăng tương tác cho các bài post của công ty trên ứng dụng này để kiếm tiền. Trong thông tin cảnh báo gửi tới nhiều khách hàng, phía SSI cho hay công ty không yêu cầu hoặc tuyển dụng nhân viên tải bất kỳ ứng dụng nào để tăng like/ bình luận/ tương tác trên bất kỳ nền tảng mạng xã hội.
Đồng thời, khuyến cáo khách hàng không tải/cài đặt ứng dụng và cung cấp thông tin cho các đối tượng lừa đảo.
Rộ chiêu thức lừa đảo tải ứng dụng, thả tim, follow để kiếm tiền
Các hình thức lừa đảo trên Internet đang ngày càng nở rộ với những hình thức tinh vi hơn, chủ yếu đánh vào ham muốn kiếm tiền và sự nhẹ dạ của người dùng.
Mới đây, Momo cũng đã vừa phát đi cảnh báo đến người dùng về các chiêu thức mạo danh, lừa đảo mới. Theo cảnh báo này, các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn mạo danh ví MoMo (tên hiển thị email với domain là …@gmail.com) để gửi cho khách hàng với tiêu đề "Hỗ trợ mùa dịch - Cùng nhau vượt qua Covid" trị giá 1 triệu đồng và yêu cầu người dùng để nhận được tiền hỗ trợ cần bấm vào đường link lạ.
Ngoài ra, đối tượng lừa đảo cũng giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hỗ trợ giải quyết sự cố. Sau đó, kẻ xấu yêu cầu khách hàng nhắn tin theo một số cú pháp để chiếm thông tin, quyền điều khiển nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Trên thực tế, các hình thức lừa đảo nói trên không mới nhưng ngày càng có diễn biến phức tạp, khi kẻ xấu tiếp tục lợi dụng tình hình dịch bệnh căng thẳng khiến nhiều người gặp khó khăn về tài chính.
Mục tiêu của các đối tượng lừa đảo là lợi dụng sự cả tin của người dùng để đánh cắp thông tin gồm mật khẩu và mã xác thực (OTP) nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Ngoài ra, với các thông tin cá nhân chiếm đoạt được, các đối tượng lừa đảo có thể dùng để vay tiền tại các tổ chức và các ứng dụng khác, khi đó người dùng sẽ phải “gánh” khoản nợ của các đối tượng này.
Theo ICTNews
Thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo, tội phạm công nghệ cao liên tục thực hiện các thủ đoạn lừa đảo tinh vi, hướng đến nhiều người dùng Internet chưa có nhiều kinh nghiệm.
Trong một cảnh báo vừa gửi đi, Công ty chứng khoán SSI cho biết thời gian gần đây xuất hiện hình thức lừa đảo mới với phương thức mạo danh nhân viên/Bộ phận tuyển dụng của công ty SSI để yêu cầu tải ứng dụng kiếm tiền.
Theo đó, các đối tượng lừa đảo dụ dỗ người dùng tải ứng dụng mang tên DingTalk để like, thả tim, follow, tăng tương tác cho các bài post của công ty trên ứng dụng này để kiếm tiền. Trong thông tin cảnh báo gửi tới nhiều khách hàng, phía SSI cho hay công ty không yêu cầu hoặc tuyển dụng nhân viên tải bất kỳ ứng dụng nào để tăng like/ bình luận/ tương tác trên bất kỳ nền tảng mạng xã hội.
Đồng thời, khuyến cáo khách hàng không tải/cài đặt ứng dụng và cung cấp thông tin cho các đối tượng lừa đảo.
Các hình thức lừa đảo trên Internet đang ngày càng nở rộ với những hình thức tinh vi hơn, chủ yếu đánh vào ham muốn kiếm tiền và sự nhẹ dạ của người dùng.
Mới đây, Momo cũng đã vừa phát đi cảnh báo đến người dùng về các chiêu thức mạo danh, lừa đảo mới. Theo cảnh báo này, các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn mạo danh ví MoMo (tên hiển thị email với domain là …@gmail.com) để gửi cho khách hàng với tiêu đề "Hỗ trợ mùa dịch - Cùng nhau vượt qua Covid" trị giá 1 triệu đồng và yêu cầu người dùng để nhận được tiền hỗ trợ cần bấm vào đường link lạ.
Ngoài ra, đối tượng lừa đảo cũng giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hỗ trợ giải quyết sự cố. Sau đó, kẻ xấu yêu cầu khách hàng nhắn tin theo một số cú pháp để chiếm thông tin, quyền điều khiển nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Trên thực tế, các hình thức lừa đảo nói trên không mới nhưng ngày càng có diễn biến phức tạp, khi kẻ xấu tiếp tục lợi dụng tình hình dịch bệnh căng thẳng khiến nhiều người gặp khó khăn về tài chính.
Mục tiêu của các đối tượng lừa đảo là lợi dụng sự cả tin của người dùng để đánh cắp thông tin gồm mật khẩu và mã xác thực (OTP) nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Ngoài ra, với các thông tin cá nhân chiếm đoạt được, các đối tượng lừa đảo có thể dùng để vay tiền tại các tổ chức và các ứng dụng khác, khi đó người dùng sẽ phải “gánh” khoản nợ của các đối tượng này.
Theo ICTNews