"Rùng mình" khám phá mộ cổ, tìm thấy dây chuyền được làm từ vật liệu hơi bị ghê!

Một số mặt dây chuyền nhỏ và thanh mảnh được phát hiện trong các ngôi mộ thời kỳ đồ đá, nằm trên một hòn đảo ở hồ nước Nga cách đây hơn 80 năm. Các nhà khảo cổ học đã sử dụng kỹ thuật lấy dấu vân tay hóa học, nhằm phân tích và mô phỏng lại. Kết quả, họ ngạc nhiên nhận ra vật liệu thô của một số mẫu vật hóa ra là xương người.
Điều này khiến các nhà nghiên cứu cho rằng, những người sống cách đây hàng nghìn năm đã coi cuộc sống của họ cũng như các loài động vật xung quanh. Việc sử dụng xương người như xương động vật để chế tác đồ trang sức là bình thường.
Các mặt dây chuyền bằng xương được tìm thấy trên Yuzhniy Oleniy Ostrov, một hòn đảo trên Hồ Onega ở phía tây bắc nước Nga. Nơi đây có nghĩa trang lớn nhất Bắc Âu từ phần sau của Thời kỳ Đồ đá, với 177 địa điểm chôn cất được ghi nhận.

VNReview.vn

Hai mặt dây chuyền làm bằng cùng một xương đùi người
Các nhà khảo cổ lần đầu tiên khai quật nghĩa địa vào những năm 1930. Nhưng chỉ đến gần đây với nhiều phân tích mới, họ mới xác định được nguồn gốc của các mảnh xương được làm thành mặt dây chuyền. Chúng được tìm thấy trong các ngôi mộ, nằm lẫn lộn giữa răng trang trí của nai sừng tấm, hải ly và thậm chí cả gấu nâu.
Trong hơn 8 thập kỷ, những mặt dây chuyền bằng xương đã không được chú ý vì chúng rất nhỏ bé. Sau khi phân tích và xác định lại, hóa ra, 12 trong số 37 mặt dây chuyền được làm từ xương người – không phải xương động vật. Hai mặt dây chuyền nữa được đặt câu hỏi có khả năng là của con người, 6 mặt dây chuyền không xác định được nguồn gốc.

VNReview.vn

Hình mô phỏng một nam giới trưởng thành được chôn cất trên đảo Yuzhniy Oleniy Ostrov với mặt dây chuyền bằng xương và răng nai sừng tấm
Mặt dây chuyền bằng xương người có niên đại hơn 8.200 năm tuổi, nó là một phần lịch sử lâu đời của những người đầu tiên chế tạo đồ trang trí từ xương. Bằng chứng sớm nhất về xương người dùng làm đồ trang sức là một bộ sưu tập răng đục lỗ tìm thấy ở Pháp, có niên đại khoảng 35.000 năm trước, được cho là do những người Aurignacian di cư qua châu Âu vào thời điểm đó để lại.
Ngoài ra, còn có mặt dây chuyền từ răng người gần đây cũng đã được tìm thấy rải rác khắp Đan Mạch, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Latvia và Cộng hòa Séc.
Mặc dù các mặt dây chuyền bằng xương ở khu vực nước Nga được bảo quản kém, đã bị vỡ và bào mòn ở các cạnh, nhưng các vết nứt xoắn ốc trong xương cho thấy chúng được chế tác từ xương tươi chứ không phải vật chôn cất cũ.
Không có bằng chứng về nghi lễ ăn thịt người khủng khiếp, nhưng cũng không loại trừ trường hợp đó.

VNReview.vn

Cận cảnh mặt dây chuyền bằng xương người với những đường rãnh siêu nhỏ
Các chuyên gia gợi ý rằng việc xương người được coi như một nguyên liệu thô giống với bất kỳ thứ gì khác cũng chỉ ra rằng thời cổ đại, động vật và con người có mối quan hệ gắn bó và gần gũi hơn nhiều, nghĩa là con người cũng đứng ngang hàng với động vật, còn động vật có khả năng mang hình dạng con người.
"
Sự mờ nhạt của các hình thức và ranh giới như vậy đã và vẫn là một phần trong thế giới quan của những con người bản địa cổ đại."

>>>Hiện tượng kỳ lạ: đàn cừu chạy theo vòng tròn hơn 10 ngày liên tục khiến chủ trang trại phát hoảng

Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top