VNR Content
Pearl
Hệ sinh thái giàu có và đa dạng tại rừng mưa nhiệt đới Amazon có khả năng bị xóa sổ hoàn toàn, thay vào đó là một dạng thảo nguyên cỏ khô cằn, nếu con người không sớm đưa ra những giải pháp cần thiết.
Số phận của rừng mưa này đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sinh mệnh của cả hành tinh, bởi đây là ngôi nhà của hàng loạt những loài động thực vật quý hiếm, đồng thời là kho lưu trữ khí thải CO2 khổng lồ, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thời tiết toàn cầu.
Các nhà khoa học cho biết, khoảng 1/3 diện tích rừng mưa đang có dấu hiệu “mất đi khả năng phục hồi” sau những sự cố như hạn hán, chặt phá rừng, và cháy. Nghiên cứu của họ được tiến hành dựa trên dữ liệu quan sát vệ tinh hàng tháng trong suốt 20 năm qua, trong đó thể hiện mối liên hệ giữa sinh khối (vật chất hữu cơ của khu vực) với độ xanh của rừng để cho thấy rừng đã thay đổi ra sao trước các điều kiện thời tiết đầy biến động.
Sự suy giảm khả năng phục hồi của rừng Amazon đã bắt đầu từ đầu thập niên 2000, và là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm không thể đảo ngược được. Dù nghiên cứu không chỉ rõ thời điểm rừng mưa nhiệt đới này có khả năng biến thành hoang mạc, nhưng một khi quá trình này diễn ra thì đã quá muộn để can thiệp.
“Chúng ta cần phải tự nhắc nhờ mình rằng nếu tình hình đạt đến mức cực điểm, và chúng ta chắc chắn mất đi rừng mưa Amazon, thì sẽ xảy ra những hậu quả đáng kể từ sự biến đổi khí hậu toàn cầu” - theo Timothy M. Lenton, một trong các tác giả của nghiên cứu, giám đốc của Viện Các hệ thống toàn cầu tại Đại học Exeter ở Anh.
“Đã có khoảng 90 tỷ tấn CO2 được hấp thụ chủ yếu trong cây cối và đất đai của rừng Amazon” - Lenton nói.
Nếu Amazon không còn là một rừng mưa nhiệt đới nữa, nó sẽ không thể lưu giữ được lượng carbon nhiều như vậy.
Các nghiên cứu trước đó dựa trên giả lập máy tính cũng đã đi đến kết luận tương tự về một điểm biến đổi sinh thái không thể đảo ngược đối với rừng mưa Amazon - nhưng các tác giả của nghiên cứu lần này cho biết họ sử dụng dữ liệu quan sát thế giới thực thay vì dữ liệu giả lập.
Một khi đạt đến cực điểm, các tác giả cho biết rừng mưa sẽ biến mất rất nhanh chóng. “Dự đoán của tôi là điều đó có thể diễn ra trong vài thập kỷ” - Lenton nói.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng sự suy giảm khả năng phục hồi diễn ra mạnh nhất ở những khu vực gần với hoạt động của con người, cũng như những khu vực ít mưa. Bên cạnh đó, sự suy giảm này không tương đương với sự sụt giảm diện tích bao phủ rừng - có nghĩa là rừng mưa có thể tiến gần đến cực điểm không thể đảo ngược mà không thể hiện bất kỳ sự thay đổi rõ ràng nào.
Chantelle Burton, một nhà nghiên cứu khí hậu tại Trung tâm Met Office Hadley ở Anh, nói rằng đã có một câu hỏi được đặt ra từ lâu xoay quanh khả năng đứng vững của rừng mưa Amazon trước những thách thức của biến đổi khí hậu, những thay đổi trong cách con người sử dụng đất đai, và cháy rừng. Bà nói rằng nghiên cứu mới này “thực sự quan trọng”.
“Điều mà nghiên cứu mang lại là bằng chứng dựa trên dữ liệu quan sát được từ những điều đang diễn ra đối với kho lưu trữ carbon quan trọng này, và cho thấy cách sử dụng đất đai của con người, cùng những thay đổi về thời tiết và khí hậu, đã và đang dẫn đến một thay đổi quan trọng trong hệ thống” - Burton nói.
“Vượt qua ngưỡng cực điểm sẽ khiến mục tiêu xả thải ở mức zero trên toàn cầu trở nên khó đạt được hơn, bởi chúng ta lúc đó đã mất đi một ‘dịch vụ miễn phí’ mà kho lưu trữ carbon Amazon cung cấp, vốn đang góp phần loại bỏ một phần lượng khí thải của chúng ta”.
Richard Allan, giáo sư khoa học khí hậu tại Đại học Reading, nói rằng nghiên cứu này là “một bản đánh giá toàn diện và nghiêm túc về tính bền vững của Amazon”
“Nó đi đến một kết luận đau lòng rằng phần lớn rừng Amazon đang có dấu hiệu đạt đến cực điểm không thể đảo ngược; nhưng bởi nó sử dụng dữ liệu từ cảm biến vệ tinh để đánh giá độ xanh của cây cối, chúng ta cần đảm bảo những dữ liệu đó thể hiện một xu hướng chính xác” - Allan nói.
“Dù trong bất kỳ trường hợp nào, điều không thể chối bỏ là hoạt động của con người đang gây ra những cuộc chiến hủy hoại thế giới tự nhiên, may thay trong trường hợp này, có một số giải pháp: ngừng tàn phá rừng, đồng thời nhanh chóng và triệt để cắt giảm xả thải khí nhà kính”
Tham khảo: CNN
Số phận của rừng mưa này đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sinh mệnh của cả hành tinh, bởi đây là ngôi nhà của hàng loạt những loài động thực vật quý hiếm, đồng thời là kho lưu trữ khí thải CO2 khổng lồ, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thời tiết toàn cầu.
Các nhà khoa học cho biết, khoảng 1/3 diện tích rừng mưa đang có dấu hiệu “mất đi khả năng phục hồi” sau những sự cố như hạn hán, chặt phá rừng, và cháy. Nghiên cứu của họ được tiến hành dựa trên dữ liệu quan sát vệ tinh hàng tháng trong suốt 20 năm qua, trong đó thể hiện mối liên hệ giữa sinh khối (vật chất hữu cơ của khu vực) với độ xanh của rừng để cho thấy rừng đã thay đổi ra sao trước các điều kiện thời tiết đầy biến động.
Sự suy giảm khả năng phục hồi của rừng Amazon đã bắt đầu từ đầu thập niên 2000, và là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm không thể đảo ngược được. Dù nghiên cứu không chỉ rõ thời điểm rừng mưa nhiệt đới này có khả năng biến thành hoang mạc, nhưng một khi quá trình này diễn ra thì đã quá muộn để can thiệp.
“Đã có khoảng 90 tỷ tấn CO2 được hấp thụ chủ yếu trong cây cối và đất đai của rừng Amazon” - Lenton nói.
Nếu Amazon không còn là một rừng mưa nhiệt đới nữa, nó sẽ không thể lưu giữ được lượng carbon nhiều như vậy.
Các nghiên cứu trước đó dựa trên giả lập máy tính cũng đã đi đến kết luận tương tự về một điểm biến đổi sinh thái không thể đảo ngược đối với rừng mưa Amazon - nhưng các tác giả của nghiên cứu lần này cho biết họ sử dụng dữ liệu quan sát thế giới thực thay vì dữ liệu giả lập.
Một khi đạt đến cực điểm, các tác giả cho biết rừng mưa sẽ biến mất rất nhanh chóng. “Dự đoán của tôi là điều đó có thể diễn ra trong vài thập kỷ” - Lenton nói.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng sự suy giảm khả năng phục hồi diễn ra mạnh nhất ở những khu vực gần với hoạt động của con người, cũng như những khu vực ít mưa. Bên cạnh đó, sự suy giảm này không tương đương với sự sụt giảm diện tích bao phủ rừng - có nghĩa là rừng mưa có thể tiến gần đến cực điểm không thể đảo ngược mà không thể hiện bất kỳ sự thay đổi rõ ràng nào.
“Điều mà nghiên cứu mang lại là bằng chứng dựa trên dữ liệu quan sát được từ những điều đang diễn ra đối với kho lưu trữ carbon quan trọng này, và cho thấy cách sử dụng đất đai của con người, cùng những thay đổi về thời tiết và khí hậu, đã và đang dẫn đến một thay đổi quan trọng trong hệ thống” - Burton nói.
“Vượt qua ngưỡng cực điểm sẽ khiến mục tiêu xả thải ở mức zero trên toàn cầu trở nên khó đạt được hơn, bởi chúng ta lúc đó đã mất đi một ‘dịch vụ miễn phí’ mà kho lưu trữ carbon Amazon cung cấp, vốn đang góp phần loại bỏ một phần lượng khí thải của chúng ta”.
Richard Allan, giáo sư khoa học khí hậu tại Đại học Reading, nói rằng nghiên cứu này là “một bản đánh giá toàn diện và nghiêm túc về tính bền vững của Amazon”
“Dù trong bất kỳ trường hợp nào, điều không thể chối bỏ là hoạt động của con người đang gây ra những cuộc chiến hủy hoại thế giới tự nhiên, may thay trong trường hợp này, có một số giải pháp: ngừng tàn phá rừng, đồng thời nhanh chóng và triệt để cắt giảm xả thải khí nhà kính”
Tham khảo: CNN