Rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo nhưng mãi cho đến gần đây, mới xuất hiện nhiều chiến dịch thực sự tuyên truyền và phản ánh tác hại của bia rượu với nguy cơ ung thư vú.
Rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ
Chiến dịch truyền thông xã hội có tên Drink Less (Uống ít) vừa khởi động lại sau khi ra mắt vào tháng 2/2021 nhắm mục tiêu vào phụ nữ trẻ và dường như là chiến dịch đầu tiên nhắc nhở phụ nữ uống ít bia rượu ở Mỹ.
Một đoạn quảng cáo trên Facebook cho thấy một phụ nữ trẻ đang khiêu vũ trong hộp đêm với một ly cocktail trên tay. Cô ấy mỉm cười khi đi vào phòng vệ sinh nhưng khi nhìn vào gương. Thay vì nhìn thấy những lọn tóc đen bồng bềnh, cô ấy nhìn thấy một phiên bản hói, u ám và đang phải truyền dịch. Kinh hoàng, cô đưa tay lên chạm vào mái tóc của mình khi hình ảnh phản chiếu của cô xuyên qua gương, đặt tay lên ly cocktail. Sau đó là dòng thông điệp xuất hiện: “Rượu làm tăng nguy cơ ung thư vú. Hãy uống ít hơn vì bộ ngực của bạn".
Chiến dịch nhằm mục đích giáo dục và thúc giục phụ nữ hạn chế đồ uống có cồn để làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Tăng nguy cơ ung thư vú

Không có giới hạn cụ thể nào cho khái niệm “ít hơn” và liệu có nên kiêng khem hay không. Nhưng dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học trước đây, chiến dịch Drink Less ước tính dù chỉ 1 ly mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư lên tới 14%. Nguy cơ tổng thể của một cá nhân cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.
Trang web của chiến dịch định nghĩa thước đo một loại đồ uống tiêu chuẩn chứa khoảng 14 gram cồn, thường là một cốc bia 354ml chứa khoảng 5% cồn, một ly rượu 147ml hoặc một cốc rượu mạnh 44ml, chẳng hạn như gin hoặc whisky.
Một loại bia mạnh hơn hoặc một lượng rượu nặng hơn được tính là nhiều hơn một lần uống. Bài học kinh nghiệm theo chia sẻ: “Bạn không thể kiểm soát những thứ như sinh ra là nữ, gen của bạn hoặc khi bạn có kinh, tất cả những thứ làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nhưng bạn có thể kiểm soát lượng rượu bia bạn uống. Vì vậy, tại sao không kiểm soát những gì bạn có thể?”.
Theo một phân tích năm 2020 sau một cuộc khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), chỉ khoảng 1/4 phụ nữ từ 15 đến 44 tuổi biết rượu là một yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư vú.
Priscilla Martinez, người đang dẫn đầu chiến dịch Drink Less muốn thay đổi điều đó. Martinez, một nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và là người thường nghiên cứu sức khỏe chủng tộc và sắc tộc cho biết: “Mục tiêu của tôi là ngăn chặn một phụ nữ trẻ sử dụng rượu. Họ cũng giống như nhiều phụ nữ khác chỉ phát hiện ra bị ung thư vú và rồi tự hỏi tại sao”.
Khoảng 250.000 phụ nữ Mỹ được chẩn đoán ung thư vú vào năm 2018 và 42.465 người đã chết vì căn bệnh này. Điều đó làm cho ung thư vú trở thành bệnh ung thư phổ biến thứ hai, sau ung thư da và nguy hiểm thứ hai sau ung thư phổi ở phụ nữ.
Trong một bài báo năm 2021 xuất bản trên tạp chí The Lancet Oncology, các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) ở Lyon, Pháp, đã tính toán “gánh nặng ung thư toàn cầu vào năm 2020 do uống rượu”, dựa trên nghiên cứu trước đó về rượu liên quan đến nguy cơ ung thư, dữ liệu mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người, dữ liệu ung thư quốc gia.
Theo ước tính, 14.000 trường hợp ung thư vú mới được chẩn đoán ở Mỹ vào năm 2020 có thể là do uống rượu trước đó.

Uống ít hay nhiều đều làm tăng nguy cơ ung thư vú​

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư tổng thể tăng lên khi uống nhiều rượu hơn, ngay cả đối với những phụ nữ không uống rượu mỗi ngày. Uống từ bốn ly trở lên cùng một lúc có liên quan đến nguy cơ ung thư vú cao hơn.
Bác sĩ ung thư Noelle LoConte của Đại học Wisconsin từ lâu đã cảm thấy mối liên hệ này không được chú ý đầy đủ. Cô là tác giả chính của một tuyên bố năm 2017 về rượu và ung thư từ Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ. Cô kêu gọi các bác sĩ chuyên khoa đi đầu trong việc giải quyết tình trạng “tiếp xúc quá mức với rượu” thông qua giáo dục, thay đổi chính sách và nghiên cứu.
Rượu làm tăng nguy cơ ung thư ở vùng đầu, cổ, thực quản, gan và đại trực tràng và cả ung thư vú. Nguyên nhân có thể do cách rượu được chuyển hóa trong cơ thể.
Rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ
Ethanol trải qua một phản ứng sinh hóa tạo ra acetaldehyde, sau đó bị phân hủy bởi một enzyme khác có tên là aldehyde dehydrogenase và được đào thải ra khỏi cơ thể. Một số người, đặc biệt là những người gốc Đông Á có dạng enzyme ít hoạt động hơn cho phép acetaldehyde, một chất có thể gây ung thư ở người lưu thông lâu hơn trong cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Acetaldehyde có thể làm hỏng ADN, gây ra những thay đổi dẫn đến ung thư.
Rượu cũng làm tăng nồng độ estrogen và làm tăng nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là thụ thể estrogen dương tính, trong đó estrogen thúc đẩy sự phát triển của khối u.
LoConte nói: “Phụ nữ cần biết điều này. Họ cần đưa ra lựa chọn với thông tin phù hợp”.
Hiệp hội Ung thư Mỹ nhận ra mối liên hệ giữa rượu và ung thư vú, cùng với đó là các báo cáo về chứng nghiện rượu của bác sĩ phẫu thuật tổng quát. Ngành công nghiệp rượu cũng không tranh cãi về điều đó.
Ung thư là một căn bệnh phức tạp. Các nghiên cứu đã phát hiện ra uống quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, một số khác cũng đã báo cáo mối liên hệ giữa uống rượu vừa phải và tăng nguy cơ ung thư vú. Những phụ nữ có thắc mắc liên quan đến uống rượu nên đi gặp bác sỹ, nhằm xác định các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình, di truyền và lối sống.

Các chiến dịch tuyên truyền​

Chiến dịch Drink Less được tài trợ bởi Chương trình Nghiên cứu Ung thư Vú California, một chương trình của tiểu bang và được tài trợ từ thuế thuốc lá và các khoản đóng góp.
Vào năm 2019, nhóm cố vấn nghiên cứu chính sách đã quyết định nhắm mục tiêu nâng cao nhận thức về rượu như một yếu tố nguy cơ gây ung thư vú ở phụ nữ trẻ.
Martinez chưa bao giờ tổ chức một chiến dịch truyền thông xã hội. Nhưng sau khi ARG giành được khoản tài trợ 100.000 USD, cô đang điều hành các nhóm tập trung, điều phối một nhóm cố vấn của các tổ chức ung thư.
Kế hoạch cho chiến dịch truyền thông xã hội bắt đầu ngay khi đại dịch buộc phải phong tỏa trên toàn quốc. Khi đại dịch kéo dài, mức tiêu thụ rượu tăng lên trong đó có cả phụ nữ. Theo một cuộc khảo sát của RAND Corporation, số ngày phụ nữ uống nhiều rượu bia được định nghĩa là 4 ly trở lên trong vòng vài giờ đã tăng 41%. Nghiên cứu so sánh khảo sát cơ bản của 1.540 người trưởng thành được thực hiện vào mùa xuân năm 2019 và phản hồi của họ trong lần theo dõi vào mùa xuân năm 2020.
Nhưng đẩy lùi tiêu thụ rượu không hề đơn giản. Như tại Mỹ trong thời kỳ cấm triệt để từ năm 1920 đến năm 1933, việc phản đối rượu không quá phổ biến. Khi Sharima Rasanayagam, nhà khoa học chính của Đối tác Phòng chống Ung thư Vú ở San Francisco chia sẻ về nguyên nhân môi trường gây ra ung thư vú, trong đó có nhắc đến việc: “Mọi người thích uống rượu và họ không thích nghe điều đó”.
Cô chia sẻ số lượng rất quan trọng: "Ít nhất, hãy uống ít hơn". Đó là thông điệp mà cô đưa ra một cách cẩn trọng để tránh cho phụ nữ lý do để tự trách bản thân nếu họ bị mắc ung thư vú và tự hỏi "Tại sao lại là tôi?".
Cô giải thích trong một video trên YouTube liên kết với trang web Đối tác Phòng chống Ung thư Vú, các trường hợp ung thư vú không thể chỉ liên quan đến rượu vì nhiều yếu tố, bao gồm di truyền và tiếp xúc với môi trường, góp phần gây ra căn bệnh này.
Nhưng Rasanayagam lưu ý rằng rủi ro tăng lên và rượu là thứ mà phụ nữ có thể giảm bớt. Ít ra việc ít tiếp xúc với acetaldehyde hơn sẽ ít gây ảnh hưởng đến estrogen hơn. Bà chia sẻ: “Người ta đã chứng minh rằng bạn uống càng ít thì nguy cơ mắc bệnh càng thấp”.
David Jernigan, một chuyên gia về chính sách rượu tại Đại học Boston khẳng định, tác hại của rượu bao gồm cả việc lái xe khi say rượu và mối liên hệ với bạo lực cần phải được quan tâm tương tự như các nỗ lực chống thuốc lá. Ông lưu ý ở Estonia, một chiến dịch kêu gọi “Hãy uống ít đi một nửa!” thực tế đã làm giảm mức tiêu thụ bình quân đầu người xuống 28%. Chính sách về đồ uống có cồn của Estonia bao gồm các hạn chế đối với quảng cáo, thực thi nhiều hơn các luật về lái xe, thuế cao hơn và tập trung vào việc điều trị.

Đã đến lúc phụ nữ cần nhận thức sâu sắc hơn tác hại của bia rượu​

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đang xây dựng một kế hoạch hành động toàn cầu. Trong đó dự thảo hiện tại đặt ra mục tiêu giảm mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người xuống 20% vào năm 2030. WHO kêu gọi các quốc gia phát triển phải thực thi "các lựa chọn chính sách có tác động cao", chẳng hạn như thuế rượu cao hơn, hạn chế quảng cáo và nhấn mạnh nhận thức liên quan đến các nguy cơ sức khỏe.
Rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ
Jernigan gọi nỗ lực đó là một bước đi tốt nhưng không đủ xa. Ông ủng hộ việc xây dựng một hiệp ước quốc tế về rượu, tương tự như “Công ước khung về kiểm soát thuốc lá”, hiệp ước đầu tiên được đàm phán thông qua WHO. Hơn 168 quốc gia đã ký cam kết thực hiện các bước để hạn chế quảng cáo thuốc lá, tăng thuế thuốc lá, ngăn chặn việc hút thuốc ở thanh niên.
Jernigan chia sẻ: “Bằng chứng mạnh mẽ đến mức họ không thể coi rượu là một vấn đề sức khỏe. Nhưng chính trị toàn cầu xung quanh rượu không giống như chính trị toàn cầu xung quanh thuốc lá”.
Những người ủng hộ người tiêu dùng cũng muốn có những hành động mạnh mẽ hơn. Nếu như thuốc lá có nhiều cảnh báo sức khỏe mạnh mẽ và quy định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Mỹ (FDA) thì đã đến lúc các mặt hàng đồ uống có cồn cũng cần được quan tâm nhiều hơn.
Các nhãn đồ uống có cồn hiện đang cảnh báo phụ nữ mang thai về nguy cơ dị tật bẩm sinh và tuyên bố: “Tiêu thụ đồ uống có cồn làm giảm khả năng lái xe, vận hành máy móc và có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe” nhưng không đề cập đến ung thư.
Liên đoàn Người tiêu dùng Mỹ và bảy tổ chức vận động khác, bao gồm các Đối tác Phòng chống Ung thư Vú và Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ đã kiến nghị với Cục Thuế và Thương mại Thuốc lá và Rượu của Bộ Tài chính Mỹ vào năm 2020 và một lần nữa vào năm 2021 về một cảnh báo khác: “Theo Tổng y sĩ Mỹ, tiêu thụ đồ uống có cồn có thể gây ung thư, bao gồm cả ung thư vú và ung thư ruột kết”. Mặc dù vậy sự thay đổi này vẫn cần được Quốc hội Mỹ thông qua.
Cho đến nay vẫn chưa có phản hồi về kiến nghị nhưng Thomas Gremillion, giám đốc chính sách thực phẩm của Liên đoàn Người tiêu dùng vẫn rất hy vọng những tín hiệu tích cực. Ông chia sẻ: “Chúng tôi không hạn chế quyền của bất kỳ ai. "Chúng tôi chỉ cung cấp cho người tiêu dùng quyền được biết".
Nguồn: Wired
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top