VNR Content
Pearl
Theo GizChina, dựa trên "một cuộc điều tra chuyên sâu" do chính bản thân thực hiện, một người dùng Reddit cho biết những bức ảnh chụp mặt trăng bằng tính năng "Space Zoom" của Galaxy S23 Ultra thực chất đều bắt nguồn từ thủ thuật AI (trí tuệ nhân tạo).
Trong tuyên bố của mình, người dùng này đề cập đến các bức ảnh mặt trăng được chụp từ các mẫu Galaxy S20 Ultra trở về sau. Theo đó, ảnh được chụp bởi những chiếc điện thoại này không phải là giả, nhưng chúng thực sự chẳng khác gì một "trò bịp bợm" của AI.
Để chứng minh tính năng Space Zoom của Galaxy S23 Ultra là hàng "phake", người dùng này đã tự thử nghiệm bằng cách tải một hình ảnh độ phân giải cao của mặt trăng, thu nhỏ xuống độ phân giải 170x170. Sau đó, người này dùng hiệu ứng làm mờ gaussian để xóa các chi tiết trên bề mặt của mặt trăng.
Đặt hình ảnh mặt trăng mờ lên màn hình, người dùng này nói đã đi đến đầu bên kia của căn phòng, dùng chiếc Galaxy S23 Ultra để chụp lại. Hình ảnh cuối cùng thu được sau khi chiếc điện thoại xử lý là một mặt trăng với độ chi tiết cao hơn đáng kể so với những gì có trên màn hình.
Do đó, người dùng này đi đến kết luận, Samsung "đang tận dụng các mô hình AI để đặt các miệng núi lửa và những chi tiết khác vào những nơi vốn chỉ là một mớ hỗn độn mờ ảo". Và trong số những model hỗ trợ Space Zoom, Galaxy S23 Ultra là chiếc điện thoại phục hồi các chi tiết bị mất trong ảnh ở mức cao nhất.
Nhiếp ảnh điện toán sử dụng AI để xử lý hình ảnh không còn là một concept gì mới trong thế giới smartphone. Thực tế, không chỉ Samsung mà tất cả các hãng khác như Apple, Google,... đều áp dụng thuật toán trong quá trình xử lý ảnh cuối cùng. Trong kỷ nguyên mà thiết kế cũng như sức mạnh xử lý của smartphone đã trở nên bão hòa, các nhà sản xuất đều cần phải tìm ra thứ mới mẻ để thu hút người dùng, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với phóng đại tính năng lên.
Để chứng minh tính năng Space Zoom của Galaxy S23 Ultra là hàng "phake", người dùng này đã tự thử nghiệm bằng cách tải một hình ảnh độ phân giải cao của mặt trăng, thu nhỏ xuống độ phân giải 170x170. Sau đó, người này dùng hiệu ứng làm mờ gaussian để xóa các chi tiết trên bề mặt của mặt trăng.
Do đó, người dùng này đi đến kết luận, Samsung "đang tận dụng các mô hình AI để đặt các miệng núi lửa và những chi tiết khác vào những nơi vốn chỉ là một mớ hỗn độn mờ ảo". Và trong số những model hỗ trợ Space Zoom, Galaxy S23 Ultra là chiếc điện thoại phục hồi các chi tiết bị mất trong ảnh ở mức cao nhất.
Nhiếp ảnh điện toán sử dụng AI để xử lý hình ảnh không còn là một concept gì mới trong thế giới smartphone. Thực tế, không chỉ Samsung mà tất cả các hãng khác như Apple, Google,... đều áp dụng thuật toán trong quá trình xử lý ảnh cuối cùng. Trong kỷ nguyên mà thiết kế cũng như sức mạnh xử lý của smartphone đã trở nên bão hòa, các nhà sản xuất đều cần phải tìm ra thứ mới mẻ để thu hút người dùng, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với phóng đại tính năng lên.