Việc Mỹ nhắm mục tiêu đến hàng hóa do Trung Quốc sản xuất như một phần của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung dự kiến sẽ ảnh hưởng đến ngành đóng tàu, sau khi ngành bán dẫn Trung Quốc bị kiểm soát ngặt nghèo.
Theo Financial Times (FT) và các cơ quan truyền thông nước ngoài khác, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đăng trên trang dịch vụ truyền thông xã hội (SNS) X của ông vào ngày 12/3 rằng một số công đoàn, bao gồm cả United Steelworkers (USW), đã đệ trình bản kiến nghị liên quan đến ngành đóng tàu.
Biden nhấn mạnh: “Tôi luôn đứng lên chống lại các hành vi không công bằng của Trung Quốc và sẽ đấu tranh cho người lao động lẫn việc làm của nước Mỹ, miễn tôi còn làm Tổng thống Mỹ”. Ông cũng tiết lộ: “Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) sẽ xem xét kỹ lưỡng kiến nghị này theo quy định của pháp luật.”
Cùng ngày, USTR Katherine Tai cũng thông báo 5 tổ chức lao động của Mỹ, bao gồm cả USW, đã nộp đơn kiến nghị chung. Họ kêu gọi USTR điều tra các chính sách và hoạt động của chính phủ Trung Quốc trong lĩnh vực hàng hải, hậu cần và đóng tàu. 5 liên đoàn lao động lập luận rằng ngành đóng tàu thương mại của nước này từng dẫn đầu thế giới vào năm 1975, tuy nhiên giờ đã bị mất ngôi vị này vào tay Trung Quốc.
Trở ngại lớn nhất đối với sự phục hồi của ngành đóng tàu nước Mỹ là các hoạt động thương mại không công bằng từ Trung Quốc, nước đóng tàu lớn nhất thế giới. Các liên đoàn lao động cho biết chính phủ Trung Quốc phân biệt đối xử với nhiều tàu và công ty vận tải biển mang quốc tịch Mỹ, thông qua việc bán phá giá trong ngành đóng tàu, hàng hải và hậu cần.
Sự chỉ trích của các liên đoàn lao động đối với Trung Quốc được thúc đẩy bởi tâm lý khủng hoảng mất việc làm của người Mỹ vào tay các công ty Trung Quốc. Chủ tịch USW David McCall chỉ ra các nhà máy thép Mỹ hiện chỉ hoạt động với công suất 70%. “Nếu chúng ta có thể khiến các nhà máy hoạt động với cường độ cao hơn để đóng tàu và mở rộng cơ sở hạ tầng hỗ trợ đóng tàu, chúng tôi sẽ thu được thêm lợi nhuận từ nhiều cơ sở hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa có nhiều việc làm hơn”, McCall nói với Financial Times.
Thị phần tàu thương mại của các nhà máy đóng tàu nước Mỹ từng lớn nhất thế giới vào năm 1975, nhưng hiện nay nó chỉ đứng thứ 19, tức chưa đến 1% tổng sản lượng toàn cầu. Tính đến năm 2022, quốc gia đóng tàu hàng đầu thế giới là Trung Quốc, với 46,59% tổng sản lượng. Hàn Quốc đứng thứ hai (29,24%) và Nhật Bản thứ ba (17,25%). Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Carlos Del Toro gần đây đã liên hệ với nhiều quan chức ở Hàn Quốc và Nhật Bản, khuyến khích các công ty đóng tàu mở rộng hoạt động ở Bắc Mỹ.
>>> Samsung và SK Hynix không dám bán công cụ bán dẫn đã qua sử dụng cho Trung Quốc vì e ngại Mỹ
Theo Financial Times (FT) và các cơ quan truyền thông nước ngoài khác, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đăng trên trang dịch vụ truyền thông xã hội (SNS) X của ông vào ngày 12/3 rằng một số công đoàn, bao gồm cả United Steelworkers (USW), đã đệ trình bản kiến nghị liên quan đến ngành đóng tàu.
Biden nhấn mạnh: “Tôi luôn đứng lên chống lại các hành vi không công bằng của Trung Quốc và sẽ đấu tranh cho người lao động lẫn việc làm của nước Mỹ, miễn tôi còn làm Tổng thống Mỹ”. Ông cũng tiết lộ: “Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) sẽ xem xét kỹ lưỡng kiến nghị này theo quy định của pháp luật.”
Trở ngại lớn nhất đối với sự phục hồi của ngành đóng tàu nước Mỹ là các hoạt động thương mại không công bằng từ Trung Quốc, nước đóng tàu lớn nhất thế giới. Các liên đoàn lao động cho biết chính phủ Trung Quốc phân biệt đối xử với nhiều tàu và công ty vận tải biển mang quốc tịch Mỹ, thông qua việc bán phá giá trong ngành đóng tàu, hàng hải và hậu cần.
Sự chỉ trích của các liên đoàn lao động đối với Trung Quốc được thúc đẩy bởi tâm lý khủng hoảng mất việc làm của người Mỹ vào tay các công ty Trung Quốc. Chủ tịch USW David McCall chỉ ra các nhà máy thép Mỹ hiện chỉ hoạt động với công suất 70%. “Nếu chúng ta có thể khiến các nhà máy hoạt động với cường độ cao hơn để đóng tàu và mở rộng cơ sở hạ tầng hỗ trợ đóng tàu, chúng tôi sẽ thu được thêm lợi nhuận từ nhiều cơ sở hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa có nhiều việc làm hơn”, McCall nói với Financial Times.
>>> Samsung và SK Hynix không dám bán công cụ bán dẫn đã qua sử dụng cho Trung Quốc vì e ngại Mỹ