Sinh vật thông minh nhất đại dương trổ tài ứng biến: lấy rác thải nhựa làm mái nhà cho mình

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Loài sinh vật thông minh nhất đại dương đang trổ tài ứng biến của mình, khi con người ngày càng thải ra đại dương nhiều rác thải nhựa.
Rác thải đại dương ngày càng nhiều và một nghiên cứu mới cho thấy, loài bạch tuộc (cephalopod) đã tận dụng các đồ vật trong đống rác thải xả ra của chúng ta để làm nhà cho chính mình, thay vì trốn trong vỏ sò hay các rặng san hô. Quả hổ danh là sinh vật thông minh nhất đại dương này!
Một nghiên cứu đánh giá có hệ thống về các bức ảnh và video dưới nước từ nhiều khu vực trên thế giới đã xác định, 24 loài động vật chân đầu (bạch tuộc, mực các loại,...) đang làm nhà bằng lớp rác dưới biển. Thợ lặn cùng những nhà khoa học đã dành nhiều năm quan sát và nhận thấy, con bạch tuộc đẻ trứng lên trên rác thải nhựa dưới biển hoặc các dụng cụ đánh cá bị bỏ rơi.
Một số con bạch tuộc còn bị bắt gặp sử dụng chai thủy tinh, bình gốm, ống kim loại, lon rỉ sét hoặc cốc nhựa để làm mái che trên đầu, giống như là một hình thức ngụy trang để tránh kẻ thù.


Hiểu theo cách nào đó, sự sinh sản và tồn tại của bạch tuộc ngày nay đều được hỗ trợ từ những tài nguyên rác mà con người thải ra môi trường biển. Ở những khu vực mà những khách du lịch đã thu thập quá nhiều vỏ sò biển thì loài cephalopod ở mọi lứa tuổi buộc phải thích nghi hoặc bị diệt vong.
Chất thải của con người là một giải pháp thay thế hữu ích cho các hình thức bảo vệ tự nhiên của loài bạch tuộc, nhưng các nhà khoa học đang lo lắng liệu điều gì sẽ xảy ra nếu những sinh vật thông minh này trở nên quá phụ thuộc vào chất thải của chúng ta để trú ẩn. Các tác giả cảnh báo "Bất kỳ tác động tích cực rõ ràng nào cũng có thể gây ra một số hậu quả bất lợi và gián tiếp." Chẳng hạn như một số loại rác thải biển có thể khiến bạch tuộc tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc kim loại nặng. Một trong số những bức ảnh trong nghiên cứu đánh giá cho thấy một con bạch tuộc đang bám vào một cục pin đã bắt đầu phân hủy, được coi là "loại mảnh vụn rất ô nhiễm".


Sự vướng víu cũng là một mối lo ngại khi loài bạch tuộc di chuyển, một số tác hại đến cơ thể chúng từ các vật có cạnh sắc. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một số loài mới được mô tả, như bạch tuộc lùn ở Brazil (Paroctopus cthulu), chỉ từng được quan sát thấy trú ẩn trong ổ đẻ, còn vẫn chưa có bằng chứng nào về việc loài này sử dụng các vật dụng tự nhiên như vỏ sò để làm nơi trú ẩn. Có thể do sự khan hiếm của vật liệu đó trong môi trường sống của nó.
Thay vào đó, loài bạch tuộc lùn ở Brazil chủ yếu sống trong những lon bia thường xuyên bị các tàu du lịch ném lên tàu. Thậm chí khi những người thợ lặn ở vùng này đến biển để dọn rác, họ vẫn không nhận ra những vỏ hộp mình đang thu gom lại ẩn giấu những con bạch tuộc bên trong. Không có gì lạ khi tìm thấy những con bạch tuộc lùn loanh quanh trên những chiếc thuyền lặn.
Hiện tại, các tác giả nghiên cứu đã thu thập được một dữ liệu khá lớn với 61 hình ảnh và video dưới nước về những con bạch tuộc tương tác với chất thải biển. Hầu hết các bức ảnh và video trong đó là thu thập trên mạng xã hội với sự cho phép của tác giả, còn số còn lại được đóng góp bởi các nhà khoa học và cơ quan nghiên cứu biển.

Sinh vật thông minh nhất đại dương trổ tài ứng biến: lấy rác thải nhựa làm mái nhà cho mình
Những hình ảnh ví dụ về bạch tuộc tương tác với rác biển
Nhờ những cảnh quay từ các phương tiện được vận hành từ xa, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ngay cả những con bạch tuộc biển sâu ở Địa Trung Hải cũng đang tận dụng rác chìm để làm nhà. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự tương tác giữa loài bạch tuộc và rác thải đã tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, chủ yếu là từ các dữ liệu thu thập từ năm 2018 đến năm 2021. Điều đó một mặt cho thấy việc chụp ảnh dưới nước dễ dàng hơn, nhưng mặt khác cũng là dấu hiệu cho thấy vấn đề chất thải biển ngày càng nghiêm trọng.
Các tác giả nói thêm "Mặc dù đã có những cảnh báo như vậy, nhưng vẫn rất ít nghiên cứu tập trung vào sự tương tác giữa loài cephalopod và thảm thực vật biển, và thông tin khoa học về chủ đề này hầu như không được cập nhật trong những thập kỷ qua". Những đánh giá ban đầu đã mang đến những kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho những nghiên cứu cần thiết sâu hơn nữa.

Sinh vật thông minh nhất đại dương trổ tài ứng biến: lấy rác thải nhựa làm mái nhà cho mình
Bạch tuộc chết bên trong botte nhựa
Các nhà nghiên cứu nghĩ nhựa là vật liệu bạch tuộc được sử dụng phổ biến nhất. Trên thực tế, chỉ hơn 40% tương tác của bạch tuộc là với chai thủy tinh (vốn có thể gây nguy hiểm hơn) và chúng chủ yếu được sử dụng để làm nơi trú ẩn. Còn 24% các tương tác của bạch tuộc là với nhựa và các sinh vật có xu hướng ngồi lên trên hoặc chui vào những vật liệu này, thay vì ẩn nấp bên trong chúng.
Thủy tinh thường khó vỡ khi ở dưới biển nhưng cũng dễ chìm hơn, cho nên nó có thể hấp dẫn hơn đối với các sinh vật dưới đáy biển. Ngoài ra, các nút thắt cổ chai bằng thủy tinh khiến những kẻ săn mồi đói khó tiếp cận bên trong hơn rất nhiều, kết cấu của thủy tinh có thể giống với nhựa hơn so với kết cấu bên trong của vỏ sò, góp phần vào việc sử dụng nó làm nơi trú ẩn.

Sinh vật thông minh nhất đại dương trổ tài ứng biến: lấy rác thải nhựa làm mái nhà cho mình
Bạch tuộc dừa trong chai thủy tinh
Trong nghiên cứu này, loài bạch tuộc dừa (Amphioctopus marginatus) được ghi nhận là loài tương tác nhiều nhất với chất thải biển. Chúng thường có xu hướng che đầu và thân bằng vỏ hoặc pháo đài dừa, trong khi vẫn cho phép chân của chúng len lỏi dọc theo đáy biển để kiếm ăn. Hình thức này được gọi là "đi bộ bằng cà kheo", có khoảng 9 trường hợp trong nghiên cứu về những con bạch tuộc sử dụng chất thải của con người để làm việc đó.
Vỏ sò biển hiện nay đã quá khan hiếm, ngược lại với sự phổ biến của chất thải biến, và việc bạch tuộc tiếp cận rác thải cũng giống như cách để chúng thích nghi và tự bảo vệ mình mà thôi, chúng thậm chí còn phải cạnh tranh nhau để có được một nơi trú ẩn từ rác.
Nguồn
sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top