From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Ở phần 1 của bài viết, chúng ta đã tìm hiểu về màn hình LCD với các dạng tấm nền TN - IPS - VA, ưu và nhược điểm của từng loại LCD, phân biệt LCD với LED. Bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tới các công nghệ màn hình phát quang OLED, microLED, công nghệ đèn nền miniLED hay chấm lượng tử.
*Xem thêm: Sơ lược về công nghệ màn hình LCD.
TV OLED đầu tiên trên thế giới của Sony
Các điểm ảnh hữu cơ tự phát sáng khi có dòng điện chạy qua, thay vì phải trông chờ hứng ánh sáng từ đèn nền. OLED là công nghệ màn hình phát quang, mỏng nhẹ hơn LCD (vì có thêm lớp đèn nền chiếu sáng). Việc điểm ảnh có thể tự bật tắt cho phép OLED đạt đến màu đen hoàn hảo - điều mà LCD rất khó đạt được.
Tương phản cũng vô hạn, do điểm ảnh phát sáng không ảnh hưởng gì đến điểm ảnh bên cạnh đang tắt. Cuối cùng, OLED tiết kiệm điện hơn LCD. Không chỉ vậy, OLED còn có nhiều kiểu dáng thiết kế độc đáo, ví dụ như cuộn hay gập mà LCD không thể làm được.
Điểm yếu lớn nhất của OLED là hiện tượng burn-in. Khi một hình ảnh tĩnh hiển thị quá lâu trên màn hình, nó có thể bị in hằn luôn tại vị trí đó. Do vậy, các nhà sản xuất luôn có chế độ chống burn-in hoặc “screen saver” để ngăn chặn các hình ảnh tĩnh hiển thị quá lâu.
*Xem thêm: Tìm hiểu về hiện tượng burn-in trên OLED.
OLED có những kiểu bẻ cong, cuộn tròn hay gập làm đôi ba phần, LCD thì không thể
Cụ thể, “AM” trong “AMOLED” ám chỉ việc sử dụng ma trận mạch điện chủ động (active matrix) để điều khiển các pixel bật tắt. Nó đối lập với công nghệ PMOLED - ma trận mạch điện thụ động. Gần như 99% các thiết bị sử dụng màn hình OLED hiện nay chính là loại AMOLED, còn PMOLED ứng dụng rất ít, chủ yếu là các sản phẩm rẻ tiền để hiện thị thông tin đơn giản.
Còn P-OLED thực ra là khái niệm nói đến lớp chất nền của màn hình OLED. Nếu là vật liệu nhựa thì sẽ là P-OLED, có ưu điểm là mỏng, nhẹ và linh hoạt hơn đế kính. Các TV OLED hiện nay đa phần là loại đế kính, còn màn hình trên điện thoại chúng ta đa phần là P-OLED. Hoàn toàn không phải để phân biệt với AMOLED ở trên như nhiều người nhầm tưởng.
Màn hình gập trên Galaxy Z Fold3 vừa là P-OLED lại vừa là AMOLED
Ưu điểm của OLED:
+ Màu sắc phong phú.
+ Góc nhìn rộng.
+ Tương phản vô hạn.
+ Màu đen sâu hoàn hảo.
+ Tiết kiệm điện hơn LCD.
Nhược điểm của OLED:
- Chi phí sản xuất cao hơn LCD.
- Có nguy cơ bị burn-in.
Công nghệ đèn nền miniLED đang dần thay thế LED truyền thống
Thời gian gần đây, công nghệ thu hút sự chú ý của mọi người là miniLED. Nhiều người nghĩ nó là loại màn hình mới. Tuy nhiên, thực chất miniLED là công nghệ chế tạo chip LED mới, khi ứng dụng lên TV hay laptop của bạn, nó chỉ đơn giản đóng vai trò là đèn nền mà thôi.
Có nghĩa, các màn hình miniLED được quảng cáo hiện nay vẫn là loại LCD, chỉ khác với trước đây là hệ thống đèn nền nâng cấp từ LED tiêu chuẩn lên miniLED, cho hiệu quả tương phản và màu đen tốt hơn, nâng cao chất lượng hình ảnh.
Để tăng cường khả năng kiểm soát của màn hình LCD vốn hay bị hở sáng, quầng sáng do lớp tinh thể lỏng đánh chặn ánh sáng đèn nền không hiệu quả, người ta đã chia đèn nền LED ra làm nhiều vùng. Các vùng này được điều khiển bật tắt độc lập, giúp màu đen và tương phản được cải thiện.
Công nghệ này là làm mờ cục bộ (local dimming), thường có trên TV LCD cao cấp, màn hình máy tính cao cấp. Số vùng làm mờ càng nhiều thì càng có hiệu quả làm mờ tốt. Với miniLED, số vùng làm mờ có thể lên tới hàng ngàn hoặc thậm chí là chục ngàn, nhờ vậy chất lượng hình ảnh cải thiện vượt trội so với LCD LED trước đây.
Ưu điểm của LCD miniLED:
+ Màu đen và độ tương phản vượt trội LCD LED.
+ Độ sáng cao hơn.
Nhược điểm LCD miniLED:
- Chi phí sản xuất cao hơn LCD LED truyền thống.
- Vẫn chưa thể sánh bằng OLED về màu đen và độ tương phản.
*Xem thêm: Những ngộ nhận tưởng đúng mà lại sai về công nghệ màn hình.
Chấm lượng tử giúp màn hình LCD mở rộng dải màu
Đối với công nghệ chấm lượng tử trên màn hình TV hay laptop, màn hình máy tính hiện nay, người ta sẽ kẹp một tấm nhựa trước hệ thống đèn nền và lớp tinh thể lỏng. Tấm nhựa này phủ đầy các hạt chấm lượng tử cực nhỏ, sẽ chuyển đổi ánh sáng từ đèn nền thành màu đỏ và xanh lá, kết hợp với phần ánh sáng xanh dương còn dư để tạo thành bộ ba màu R-G-B truyền thống.
Việc tích hợp chấm lượng tử giúp màn hình LCD cung cấp sản lượng màu phong phú hơn. Độ sáng của màn hình cũng được thúc đẩy cao hơn loại LCD sử dụng công nghệ cũ. Tuy nhiên, chấm lượng tử không có đóng góp gì để cải thiện các khía cạnh kiểm soát ánh sáng, tương phản hay màu đen của màn hình LCD.
Do vậy, các nhà sản xuất sẽ hướng đến việc kết hợp nó với đèn nền miniLED để bù đắp cho nhau, nhằm kiện toàn chất lượng hiển thị sản phẩm. Và cũng giống như miniLED ở trên, màn hình LCD được cải thiện bằng chấm lượng tử vẫn không thể bắt kịp OLED, ngoại trừ độ sáng và sản lượng màu thường vượt trội hơn.
Dòng TV Neo QLED của Samsung kết hợp đèn nền miniLED với công nghệ chấm lượng tử
Ưu điểm chấm lượng tử:
+ Sản lượng màu dồi dào.
+ Độ sáng cao.
Nhược điểm chấm lượng tử:
- Phụ thuộc vào tính chất của loại màn hình LCD.
Giống như miniLED, microLED cũng đề cập đến công nghệ chế tạo chip LED, với xu hướng thu nhỏ kích thước chip. Thông thường, LED tiêu chuẩn có kích thước trên 200 micron; miniLED có kích thước từ 100 đến dưới 200 micron; microLED nhỏ dưới 100 micron.
Sony trình diễn màn hình microLED lần đầu tiên trên thế giới từ gần chục năm trước
Tuy nhiên do quy trình sản xuất khác biệt với LED và miniLED, microLED trở thành hình thái cao nhất của công nghệ màn hình LED. Còn miniLED vẫn dựa trên dây chuyền sản xuất của LED, nên ngoài việc làm màn hình hiển thị thì vẫn có thể ứng dụng làm đèn nền trong màn hình LCD.
Màn hình microLED vẫn còn khá sơ khai so với LCD hay OLED, nên nó không phổ biến. Chi phí sản xuất cao, quy trình sản xuất phức tạp, quy mô chưa đủ để tiếp cận nhóm khách hàng phổ thông như chúng ta. Giá của những màn hình microLED đến từ Sony, Samsung hay LG,... có thể lên đến hàng trăm ngàn hay hàng triệu USD. Phần lớn các hãng đều tập trung cho khách hàng doanh nghiệp, tổ chức và thiểu số cá nhân siêu giàu.
Ưu điểm microLED:
+ Độ sáng cao nhất so với LCD và OLED.
+ Tương phản vô hạn.
+ Không có nguy cơ burn-in.
Nhược điểm microLED:
- Chi phí sản xuất quá cao.
- Chưa thương mại được các kích thước nhỏ.
*Xem thêm: Sơ lược về công nghệ màn hình LCD.
OLED là gì? OLED khác gì so với LCD?
Tiếp theo là công nghệ màn hình OLED, hay Organic Light Emitting Diode. Màn hình sử dụng các hợp chất hóa học dựa trên carbon làm vật liệu phát sáng. Quá trình phát sáng được kích thích bởi dòng điện là quang điện (electroluminescent). Như vậy, rõ ràng OLED là 1 loại màn hình hoàn toàn khác so với LCD.Các điểm ảnh hữu cơ tự phát sáng khi có dòng điện chạy qua, thay vì phải trông chờ hứng ánh sáng từ đèn nền. OLED là công nghệ màn hình phát quang, mỏng nhẹ hơn LCD (vì có thêm lớp đèn nền chiếu sáng). Việc điểm ảnh có thể tự bật tắt cho phép OLED đạt đến màu đen hoàn hảo - điều mà LCD rất khó đạt được.
Tương phản cũng vô hạn, do điểm ảnh phát sáng không ảnh hưởng gì đến điểm ảnh bên cạnh đang tắt. Cuối cùng, OLED tiết kiệm điện hơn LCD. Không chỉ vậy, OLED còn có nhiều kiểu dáng thiết kế độc đáo, ví dụ như cuộn hay gập mà LCD không thể làm được.
Điểm yếu lớn nhất của OLED là hiện tượng burn-in. Khi một hình ảnh tĩnh hiển thị quá lâu trên màn hình, nó có thể bị in hằn luôn tại vị trí đó. Do vậy, các nhà sản xuất luôn có chế độ chống burn-in hoặc “screen saver” để ngăn chặn các hình ảnh tĩnh hiển thị quá lâu.
*Xem thêm: Tìm hiểu về hiện tượng burn-in trên OLED.
AMOLED khác gì P-OLED?
Hẳn bạn đã từng thấy quảng cáo về AMOLED và P-OLED từ các nhà sản xuất smartphone, đặc biệt là LG và Samsung. Rất nhiều người tưởng đây là hai công nghệ màn hình khác nhau, nhưng thực ra, đó là hiểu nhầm phổ biến.Cụ thể, “AM” trong “AMOLED” ám chỉ việc sử dụng ma trận mạch điện chủ động (active matrix) để điều khiển các pixel bật tắt. Nó đối lập với công nghệ PMOLED - ma trận mạch điện thụ động. Gần như 99% các thiết bị sử dụng màn hình OLED hiện nay chính là loại AMOLED, còn PMOLED ứng dụng rất ít, chủ yếu là các sản phẩm rẻ tiền để hiện thị thông tin đơn giản.
Còn P-OLED thực ra là khái niệm nói đến lớp chất nền của màn hình OLED. Nếu là vật liệu nhựa thì sẽ là P-OLED, có ưu điểm là mỏng, nhẹ và linh hoạt hơn đế kính. Các TV OLED hiện nay đa phần là loại đế kính, còn màn hình trên điện thoại chúng ta đa phần là P-OLED. Hoàn toàn không phải để phân biệt với AMOLED ở trên như nhiều người nhầm tưởng.
Ưu điểm của OLED:
+ Màu sắc phong phú.
+ Góc nhìn rộng.
+ Tương phản vô hạn.
+ Màu đen sâu hoàn hảo.
+ Tiết kiệm điện hơn LCD.
Nhược điểm của OLED:
- Chi phí sản xuất cao hơn LCD.
- Có nguy cơ bị burn-in.
miniLED là gì? Có phải loại màn hình mới?
*Xem thêm: Công nghệ miniLED là gì?Thời gian gần đây, công nghệ thu hút sự chú ý của mọi người là miniLED. Nhiều người nghĩ nó là loại màn hình mới. Tuy nhiên, thực chất miniLED là công nghệ chế tạo chip LED mới, khi ứng dụng lên TV hay laptop của bạn, nó chỉ đơn giản đóng vai trò là đèn nền mà thôi.
Có nghĩa, các màn hình miniLED được quảng cáo hiện nay vẫn là loại LCD, chỉ khác với trước đây là hệ thống đèn nền nâng cấp từ LED tiêu chuẩn lên miniLED, cho hiệu quả tương phản và màu đen tốt hơn, nâng cao chất lượng hình ảnh.
Để tăng cường khả năng kiểm soát của màn hình LCD vốn hay bị hở sáng, quầng sáng do lớp tinh thể lỏng đánh chặn ánh sáng đèn nền không hiệu quả, người ta đã chia đèn nền LED ra làm nhiều vùng. Các vùng này được điều khiển bật tắt độc lập, giúp màu đen và tương phản được cải thiện.
Công nghệ này là làm mờ cục bộ (local dimming), thường có trên TV LCD cao cấp, màn hình máy tính cao cấp. Số vùng làm mờ càng nhiều thì càng có hiệu quả làm mờ tốt. Với miniLED, số vùng làm mờ có thể lên tới hàng ngàn hoặc thậm chí là chục ngàn, nhờ vậy chất lượng hình ảnh cải thiện vượt trội so với LCD LED trước đây.
Ưu điểm của LCD miniLED:
+ Màu đen và độ tương phản vượt trội LCD LED.
+ Độ sáng cao hơn.
Nhược điểm LCD miniLED:
- Chi phí sản xuất cao hơn LCD LED truyền thống.
- Vẫn chưa thể sánh bằng OLED về màu đen và độ tương phản.
Chấm lượng tử là gì?
Công nghệ chấm lượng tử hay quantum dot đã phổ biến trên màn hình LCD ngày nay. Các hãng như Samsung, TCL, Asus,... đều tích cực quảng cáo trên sản phẩm của họ. Tuy được đặt một cái tên rất kêu “QLED” dễ nhầm với OLED, nhưng thực chất chiếc TV hay màn hình PC của bạn vẫn dựa trên màn hình LCD, chỉ là được bổ sung thêm lớp chấm lượng tử mà thôi.*Xem thêm: Những ngộ nhận tưởng đúng mà lại sai về công nghệ màn hình.
Đối với công nghệ chấm lượng tử trên màn hình TV hay laptop, màn hình máy tính hiện nay, người ta sẽ kẹp một tấm nhựa trước hệ thống đèn nền và lớp tinh thể lỏng. Tấm nhựa này phủ đầy các hạt chấm lượng tử cực nhỏ, sẽ chuyển đổi ánh sáng từ đèn nền thành màu đỏ và xanh lá, kết hợp với phần ánh sáng xanh dương còn dư để tạo thành bộ ba màu R-G-B truyền thống.
Việc tích hợp chấm lượng tử giúp màn hình LCD cung cấp sản lượng màu phong phú hơn. Độ sáng của màn hình cũng được thúc đẩy cao hơn loại LCD sử dụng công nghệ cũ. Tuy nhiên, chấm lượng tử không có đóng góp gì để cải thiện các khía cạnh kiểm soát ánh sáng, tương phản hay màu đen của màn hình LCD.
Do vậy, các nhà sản xuất sẽ hướng đến việc kết hợp nó với đèn nền miniLED để bù đắp cho nhau, nhằm kiện toàn chất lượng hiển thị sản phẩm. Và cũng giống như miniLED ở trên, màn hình LCD được cải thiện bằng chấm lượng tử vẫn không thể bắt kịp OLED, ngoại trừ độ sáng và sản lượng màu thường vượt trội hơn.
Ưu điểm chấm lượng tử:
+ Sản lượng màu dồi dào.
+ Độ sáng cao.
Nhược điểm chấm lượng tử:
- Phụ thuộc vào tính chất của loại màn hình LCD.
Màn hình microLED là gì? Màn hình microLED có gì hơn OLED?
Đây là một công nghệ màn hình hoàn toàn mới so với LCD giống như OLED. Màn hình microLED sử dụng chip LED rất nhỏ để làm điểm ảnh hiển thị, không cần đèn nền như LCD truyền dẫn. Các chip LED phát sáng bằng vật liệu vô cơ thay vì hữu cơ như trên OLED, như vậy cũng loại bỏ nguy cơ bị burn-in.Giống như miniLED, microLED cũng đề cập đến công nghệ chế tạo chip LED, với xu hướng thu nhỏ kích thước chip. Thông thường, LED tiêu chuẩn có kích thước trên 200 micron; miniLED có kích thước từ 100 đến dưới 200 micron; microLED nhỏ dưới 100 micron.
Tuy nhiên do quy trình sản xuất khác biệt với LED và miniLED, microLED trở thành hình thái cao nhất của công nghệ màn hình LED. Còn miniLED vẫn dựa trên dây chuyền sản xuất của LED, nên ngoài việc làm màn hình hiển thị thì vẫn có thể ứng dụng làm đèn nền trong màn hình LCD.
Màn hình microLED vẫn còn khá sơ khai so với LCD hay OLED, nên nó không phổ biến. Chi phí sản xuất cao, quy trình sản xuất phức tạp, quy mô chưa đủ để tiếp cận nhóm khách hàng phổ thông như chúng ta. Giá của những màn hình microLED đến từ Sony, Samsung hay LG,... có thể lên đến hàng trăm ngàn hay hàng triệu USD. Phần lớn các hãng đều tập trung cho khách hàng doanh nghiệp, tổ chức và thiểu số cá nhân siêu giàu.
Ưu điểm microLED:
+ Độ sáng cao nhất so với LCD và OLED.
+ Tương phản vô hạn.
+ Không có nguy cơ burn-in.
Nhược điểm microLED:
- Chi phí sản xuất quá cao.
- Chưa thương mại được các kích thước nhỏ.