So sánh chi tiết hiệu năng Galaxy S22 Ultra dùng Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200

Như thường lệ, dòng flagship Galaxy S22 mới nhất của Samsung tiếp tục sử dụng chiến lược 2 chipset. Mỹ và một số thị trường khác sẽ dùng Qualcomm Snapdragon 8 Gen 1, trong khi những thị trường còn lại trên thế giới sẽ được trang bị bộ xử lý Exynos 2200 “nhà trồng” của Samsung. Snapdragon và Exynos là những vi xử lý cạnh với nhau từ lâu nhưng năm nay cuộc chiến thực sự gay cấn.
So sánh chi tiết hiệu năng Galaxy S22 Ultra dùng Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200
Cả 2 SoC đều có các thành phần xử lý CPU ARM mới nhất, những bộ phận 5G được cải tiến cũng như các công nghệ máy học thông minh hơn. Đối với các game thủ, cả 2 chipset đều khẳng định được những cải thiện hiệu năng ấn tượng, trong khi kiến trúc cơ bản của chúng cũng đã có những sự khác biệt hơn. Vì vậy, chúng ta hãy cùng đào sâu hơn vào những chi tiết bên trong của Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200.

So sánh thông số giữa Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200​

So sánh chi tiết hiệu năng Galaxy S22 Ultra dùng Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200
Cả 2 chipset đều sử dụng các nhân ARMv9 lớn, trung bình và nhỏ mới nhất với tốc độ xung nhịp tương đồng. Tuy nhiên, nhân Cortex-X2 của Qualcomm cung cấp tốc độ xung nhịp tối đa cao hơn một chút, thế nên con chip này có thể vượt trội hơn một chút trong một vài tình huống yêu cầu đơn nhân cũng như hiệu năng khi benchmark. Hai chipset này đều được sản xuất dựa trên tiến trình 4nm của Samsung, thế nên chúng có cùng mật độ transistor cũng như nhiệt độ và sức mạnh.
Về lý thuyết, điểm khác biệt lớn nhất của chúng trong benchmark đó chính là khả năng đồ họa. Snapdragon 8 Gen 1 của Qualcomm sử dụng GPU Adreno 730 mới nhất, trong khi Exynos 2200 lại được tích hợp GPU Xclipse 920 vốn sử dụng công nghệ RDNA từ nhà AMD. Xclipse tạo ra rất nhiều tranh cãi, cả tốt lẫn xấu, và cho đến hiện tại, nó vẫn là ẩn số quan trọng nhất.

Kết quả benchmark​

Android Authority bắt đầu benchmark bằng cách xem xét một số chỉ số CPU và GPU trên các bài đo GeekBench 5, 3DMark và GFXBench. Thử nghiệm của trang này cũng so sánh Samsung Galaxy S22 Ultra với các chiếc smartphone hiện tại cũng như trước đó để đánh giá vị trí của chiếc smartphone mới nhất từ nhà Samsung trong bức tranh tổng thể.
So sánh chi tiết hiệu năng Galaxy S22 Ultra dùng Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200
Bảng đo hiệu năng đơn nhân và đa nhân của CPU trên ứng dụng Geekbench 5.
So sánh chi tiết hiệu năng Galaxy S22 Ultra dùng Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200
Bảng đo hiệu năng GPU trên ứng dụng 3DMark.
So sánh chi tiết hiệu năng Galaxy S22 Ultra dùng Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200
Bảng đo hiệu năng của GPU trên ứng dụng GFXBench.
Đúng như dự đoán, không có quá nhiều khác biệt giữa những con chip mới này đối với yếu tố CPU. Theo ứng dụng GeekBench 5, Snapdragon 8 Gen 1 vượt trội về mặt hiệu năng đơn nhân nhưng không nhiều hơn đối với hiệu năng đa nhân. Có lẽ điều đáng ngạc nhiên (cũng như đáng lo ngại) là cả 2 chipset dường như không cung cấp quá nhiều cải thiện hiệu năng CPU so với thế hệ trước. Dù Snapdragon 8 Gen 1 mang đến số điểm đơn nhân cao hơn, nhưng điểm số đa nhân của nó lại thấp hơn so với Snapdragon 888 và Exynos 2100.
Tương tự như vậy, Exynos 2200 dường như không nhanh hơn so với thế hệ đàn anh của nó. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phản hồi ứng dụng và hệ thống. Chiếc ZTE Nubia Red Magic 7 lại là một ngoại lệ. Nhờ hệ thống làm mát có quạt hỗ trợ, con chip Snapdragon 8 Gen 1 bên trong thiết bị này dẫn đầu về cả điểm đơn nhân lẫn đa nhân.
Về mặt GPU, Snapdragon 8 Gen 1 và GPU Adreno 730 bên trong nó rõ ràng đang dẫn đầu. Những điểm số benchmark của nó vượt trội hơn đến 70% so với những mẫu thế hệ trước trong mọi thử nghiệm trong một số trường hợp. GPU mới nhất của Qualcomm dường như cũng đã thu hẹp khoảng cách so với GPU của Apple. Exynos 2200 và đồ họa RDNA mới dường như không mấy ấn tượng, dù vẫn có những lợi ích đáng chú ý so với thế hệ chipset trước. Dù GPU mới nhanh hơn đến 25% so với Mali thế hệ trước trong một số thử nghiệm, nhưng mức cải thiện lại khiêm tốn hơn 15% trong các benchmark khắt khe hơn. Đáng tiếc, con chip này cũng không thể bắt kịp vị trí dẫn đầu của Apple.
Để có cái nhìn rõ hơn về hiệu năng hàng này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về hiệu năng hệ thống tổng thể thông qua những benchmark phổ biến từ PCMark và AnTuTu.
So sánh chi tiết hiệu năng Galaxy S22 Ultra dùng Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200
Bảng đo hiệu năng xử lý tổng thể từ ứng dụng PCMark.
So sánh chi tiết hiệu năng Galaxy S22 Ultra dùng Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200
Bảng đo hiệu năng tổng từ ứng dụng Antutu.
AnTuTu cũng phản ánh mức cải thiện hiệu năng CPU và GPU tương tự: cải thiện tối thiểu cho CPU nhưng GPU lại tăng mạnh mẽ, đặc biệt là đối với Snapdragon 8 Gen 1. Một lần nữa, khoảng cách lỡn giữa chip Snapdragon và Exynos mới nhất lại được thiết lập, và Exynoss 2200 lại nằm ở giữa Snapdragon 8 Gen 1 và Snapdragon 888. Thú vị hơn, cả 2 mẫu Galaxy S22 Ultra đều đạt điểm số tương đối thấp trong danh mục UX của AnTuTu so với những chiếc smartphone đối thủ và thậm chí là cả thế hệ đàn anh.
Bộ công cụ phổ biến của PCMark lại cho thấy một bức tranh ảm đạm hơn đối với các con chip mới. Một lần nữa, Snapdragon 8 Gen 1 lại có ưu thế hơn trước Exynos 2200, dù chỉ là một chút. Điều này càng cho thấy rằng những mẫu Snapdragon sẽ mang đến trải nghiệm người dùng mượt mà hơn hơn một chút trên nhiều công việc phổ biến khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta thấy Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200 không mang đến lợi ích rõ ràng nào so với những chiếc smartphone thế hệ trước khi nói đến việc xử lý tác vụ cơ bản. Cả 2 mẫu Galaxy S22 Ultra đều kém hơn một chút so với Exynos 2100 và Snapdragon 888 năm ngoái trong các thử nghiệm của PCMark. Nói cách khác, đừng mong đợi đến việc sẽ nhận thấy những cải tiến đột phá về hiệu năng trong các ứng dụng hàng ngày khi chuyển sang Galaxy S22 Ultra.
Với số lượng điện thoại Snapdragon 8 Gen 1 mà Android Authority thử nghiệm, kết quả từ cả Exynos 2200 và Snapdragon 8 Gen 1 có lẽ hơi đáng thất vọng. Khi nói đến hiệu năng hàng ngày, dường như không có bất kỳ lợi ích nào rõ ràng khi chúng ta chuyển sang những con chip mới nhất của cả Qualcomm lẫn Samsung.

Thử nghiệm độ ổn định của hệ thống​

Với hiệu năng tổng thể dường như vẫn đang dậm châm tại chỗ, có vẻ như Snapdragon 8 Gen 1 cũng như Exynos 2200 cũng chẳng có bất kỳ cải thiện hiệu năng nào đối với mục đích chơi game. Việc duy trì hiệu năng cao trong một thời gian dài chắc chắn là một yếu tố then chốt, vậy nên, Android Authority cũng đã chạy một số thử nghiệm kiểm tra độ ổn định.
So sánh chi tiết hiệu năng Galaxy S22 Ultra dùng Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200

So sánh chi tiết hiệu năng Galaxy S22 Ultra dùng Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200
Kết quả cho ra không quá tốt. Hiệu năng từ cả Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200 đều nhanh chóng suy giảm sau một vài lần chạy thử nghiệm 3DMark Wildlife, cho thấy rằng hiệu năng duy trì lâu dài rõ ràng là một vấn đề. Điều này đặc biệt thất vọng so với iPhone 13 Pro Max, vốn có thể giữ được lâu hơn. Việc bắt kịp iPhone chỉ trong một lần chạy lại là một câu chuyện khác, nhưng thiết bị của Apple vẫn tốt hơn của Samsung khi nói đến hiệu năng duy trì bền vững.
Phân tích tỉ lệ phần trăm, Exynos 2200 tăng 17% hiệu năng sau 4 lần chạy nhưng sau khi ổn định, nó mất đi 35% ở mức tệ hại nhất. Mặt khác, chiếc Galaxy S22 Ultra sử dụng Snapdragon 8 Gen 1 mất 28% hiệu năng của mình sau 4 lần chạy và tiếp tục giảm mạnh trước khi ổn định ở mức 50% hiệu năng mất đi sau 12 lần chạy. Việc mất đi một nửa hiệu năng nhanh chóng như vậy là một điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Dù tạo ra điểm số tối đa thấp hơn, Exynos 2200 vẫn duy trì hiệu năng tốt hơn so với Snapdragon 8 Gen 1, ít nhất là bên trong Galaxy S22 Ultra.
Những điện thoại Snapdragon 8 Gen 1 khác lại duy trì được hiệu năng lâu dài tốt hơn, nhưng vẫn còn tồn động một số vấn đề. Oppo Find X5 Pro tồn tại sau 6 lần chạy (khoảng 6 phút) trước khi bị bóp xuống khoảng 36% hiệu năng so với mức cao nhất. Ngay cả khi tồi tệ nhất, Find X5 Pro vẫn giữ được hiệu năng cao hơn những thế hệ trước, không giống như Galaxy S22 Ultra. Red Magic 7 được làm mát tốt hơn nhiều, thế nên có thể duy trì hiệu năng cao nhất trong 11 lần chạy và giữ mọi thứ khá tốt trong toàn bộ 20 lần chạy. Việc tản nhiệt hiệu quả chắc chắn là một yêu cầu cần thiết để duy trì các con chip mới nhất này ở mức hiệu năng tối đa trong khoảng thời gian lâu dài.
So sánh chi tiết hiệu năng Galaxy S22 Ultra dùng Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200

So sánh chi tiết hiệu năng Galaxy S22 Ultra dùng Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200
Android Authority cũng chạy một benchmark nội bộ của mình nhằm kiểm tra mức độ ổn định lâu hơn nữa. Và kết quả cũng đã xác nhận những đánh giá trước đó. Thực tế, có một vài vấn đề không nhất quán đáng lo ngại trong thiết lập CPU của Exynos 2200, khiến hiệu năng giảm không lâu sau khi benchmark thử nghiệm. Android Authority đã chạy thử nghiệm một vài lần và điều này tiếp tục xảy ra, cho thấy hiệu năng của CPU bị sụt giảm sau một thời gian ngắn ban đầu. Cuối cùng, hiệu năng dần ổn định nhưng điểm số cao nhất lại bị giảm đi 13%. Việc tích cực bóp hiệu năng này có thể góp phần vào hiệu năng chậm chạp tổng thể được xác định trong các benchmark trước đó. Hiệu năng CPU của Snapdragon 8 Gen 1 hầu như vẫn ổn định trong cùng một thử nghiệm.
Dẫu vậy, hiệu năng GPU của Snapdragon 8 Gen 1 lại sụt giảm rất mạnh trong cùng một thử nghiệm. GPU Adreno 730 nhanh chóng giảm xuống chỉ còn 40% hiệu năng ban đầu trong thử nghiệm kiểm tra ổn định 3DMark Wildlife. Trong khi đó, GPU Xclipse 920 của Exynos 2200 lại hoạt động ổn định hơn qua nhiều thử nghiệm khác trước khi mất đi một lượng hiệu năng tương tự sau 30 lần chạy thử nghiệm, khoảng 47 phút. Mặc dù thoạt nhìn, Snapdragon 8 Gen 1 có thể là con chip chơi game tốt hơn, nhưng nó không thể duy trì hiệu năng GPU cao nhất lâu như Exynos.
Thử nghiệm độ ổn định của Android Authority cũng so sánh thời lượng pin của 2 thiết bị. Trong điều kiện tải khác biệt, Galaxy S22 Ultra sử dụng SoC Snapdragon 8 Gen 1 có thời gian sử dụng lâu nhất là 222 phút, cao hơn một chút so với 211 phút đối với biến thể Exynos 2200. Rõ ràng, đó là một biên độ chênh lệch không quá cao và chấp nhận được.
Nhìn chung, những điểm số benchmark đỉnh cũng như khả năng duy trì độ ổn định của cả hai chipset thực sự khiến chúng ta thất vọng. Mặc dù những chiếc smartphone năm ngoái không hoàn hảo về mặt này nhưng chúng đã cố gắng duy trì hiệu năng lâu hơn nhiều so với Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200. Tất nhiên, các thử nghiệm độ bền này sẽ khó khăn hơn hầu hết những công việc thông thường mà bạn sẽ gặp phải trong thế giới thực. Nhưng điều đó lại không thực sự tốt cho thiết bị, bởi các game nặng hơn được tung ra thị trường sẽ cần duy trì hiệu năng mạnh mẽ nhất trên những phần cứng tiên tiến bên trong.

Đánh giá về hiệu năng của Samsung Galaxy S22 Ultra​

So sánh chi tiết hiệu năng Galaxy S22 Ultra dùng Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200
Tổng hợp tất cả kết quả, Snapdragon 8 Gen 1 rõ ràng vượt mặt Exynos 2200 trong những thử nghiệm benchmark cổ điển, chủ yếu nhờ điểm GPU rất cao so với A15 Bionic của Apple. Mặt khác, không có quá nhiều thứ để nói về cải tiến hiệu năng CPU và toàn hệ thống. Chúng gần như tương tự những chiếc smartphone thế hệ trước. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200 thực sự vẫn bất phân thất bại. Cả 2 chipset đều cung cấp sức mạnh cho Samsung Galaxy S22 Ultra và chúng đều gặp một số vấn đề nghiêm trọng.
Dù trên lý thuyết, Snapdragon 8 Gen 1 dường như sở hữu chip đồ họa mạnh mẽ hơn, nhưng hiệu năng hoàn toàn không ổn định nếu không có đủ khả năng làm mát. Đó là vấn đề mà Galaxy S22 Ultra không thể làm được. Oppo Find X3 Pro cũng gặp vấn đề tương tự với Snapdragon 8 Gen 1. Không rõ liệu mối quan hệ đối tác giữa AMD và Samsung có khiến Qualcomm sợ hãi đến mức tăng xung nhịp GPU lên quá cao để có thể trở nên cạnh tranh hơn hay không. Dù bằng cách nào, có vẻ như Xclipse 920 cung cấp hiệu năng lâu dài tốt hơn Adreno 730 của Qualcomm.
Exynos 2200 cũng có vấn đề. GPU của nó chậm hơn vào thời điểm ban đầu và cũng bị bóp hiệu năng khi sử dụng lâu dài, dù không mạnh mẽ như con chip của Qualcomm. Nhưng vấn đề hiệu năng CPU có thể là điều đáng báo động nhất vì con chip này dường như đạt điểm thấp hơn một chút trong những thử nghiệm trên GeekBench 5 và PCMark so với thế hệ tiền nhiệm. Chúng ta nhận thấy các vấn đề về hiệu năng của CPU trong quá trình thử nghiệm khả năng duy trì lâu lại không xuất hiện trong phiên bản Snapdragon. Điều này có thể giải thích cho những phản ảnh liên quan đến việc hiệu năng ứng dụng thỉnh thoảng chậm chạp hơn đối với phiên bản Samsung Galaxy S22 Ultra sử dụng chip Exynos 2200.
Điểm mốt chốt là chúng ta đã thấy một trong những thế hệ chipset đáng thất vọng hơn trong thời gian gần đây, ít nhất là với Galaxy S22 Ultra. Hiệu năng không quá tệ đến mức phải khuyên rằng bạn đừng nên mua một chiếc điện thoại sử dụng các con chip này, nhưng cả 2 đều kém hiệu quả theo những cách riêng của chúng. Mối quan hệ hợp tác RDNA của Samsung và AMD chưa phải là một sự thay đổi cuộc chơi mà một số người đã hy vọng, trong khi mức tăng đồ họa của riêng Qualcomm lại bị kém đi khi sử dụng trong thời gian dài. Qualcomm và Samsung quảng bá chipset của họ là tốt nhất trong lĩnh vực này nhưng những gì chúng ta thấy ở hiện tại chính là việc 2 công ty đang rất chật vật để có được các mức cải thiện hiệu năng lớn trong dạng thức di động.
Tóm lại, hiệu năng CPU không phải là một vấn đề to lớn hiện nay và chúng ta đã thấy tốc độ khung hình ổn định trên các tựa game đòi hỏi cao như Genshin Impact. Tuy nhiên, các tựa game nặng hơn nữa chắc chắn sẽ xuất hiện trong những năm tới và việc thiếu đi khả năng duy trì hiệu năng cao cấp ở hiện tại rõ ràng là một điều đáng lo ngại, đặc biệt là khi điểm hiệu năng mà chúng ta thấy có thể giảm xuống mức thấp hơn so với những phiên bản năm ngoái.
Nguồn: Android Authority
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top