Sốc: Người đàn ông bị ấu trùng giun lươn bò khắp cơ thể

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Mới đây, các bác sĩ ở Tây Ban Nha chẩn đoán một người đàn ông bị nhiễm giun đũa bất thường sau khi chứng kiến cảnh tượng kinh dị: một đội quân ấu trùng quằn quại dưới da khiến toàn bộ cơ thể anh nổi mẩn đỏ.
Sốc: Người đàn ông bị ấu trùng giun lươn bò khắp cơ thể
Tình trạng siêu nhiễm trùng trên đã được báo cáo trên Tạp chí Y học New England trong tuần này. Trong đó có hình ảnh về một vết phát ban trên da liên tục uốn éo theo chuyển động của những con sán ký sinh. Chẩn đoán chính thức cho biết đó là ấu trùng từ giun lươn (Strongyloides).
Bệnh nhân không may có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho phép phát triển bệnh nhiễm trùng. Người đàn ông 64 tuổi này làm việc trong lĩnh vực quản lý nước thải và trước đó đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi di căn. 3 năm trước, bác sĩ ghi nhận lượng bạch cầu chống lại bệnh lên cao bất thường, vốn là dấu hiệu của bệnh nhiễm ký sinh trùng.
Vào thời điểm ấu trùng xâm nhập, người đàn ông đang được điều trị trong bệnh viện khi một khối ung thư đè lên tủy sống của ông. Các bác sĩ đã điều trị cho ông trong vài ngày với một liều cao glucocorticoid, chất gây ức chế hệ miễn dịch hoạt động, qua đó vô tình kích thích kí sinh trùng phát triển mạnh mẽ.

Sốc: Người đàn ông bị ấu trùng giun lươn bò khắp cơ thể
Một vết phát ban gợn sóng di chuyển khắp cơ thể người đàn ông. Bác sĩ dùng bút bi vẽ lại vị trí ban đầu của vết ban đỏ. Bảng B và C hiển thị sự di chuyển của ấu trùng trong 24 giờ
Con giun trong trường hợp này tên là Strongyloides stercoralis, một loại giun tròn hoặc giun đũa có khả năng lây nhiễm sang người trong môi trường đất hoặc nước thải ô nhiễm. Giun có thể trưởng thành và sinh sản ở đó, những đàn ấu trùng nhỏ, dài khoảng 600 micromet, có thể trồi lên và chui thẳng vào da một người theo nhiều con đường khác nhau. Trong một số trường hợp, ấu trùng tìm đường đến phổi, gây tổn thương cơ quan này. Khi ở trong ruột, giun tự nhúng vào niêm mạc của ruột non và sinh sản. Ấu trùng nở ra ở đó sẽ theo phân ra ngoài và tiếp tục chu kỳ lây nhiễm mới. Hoặc chúng xâm nhập vào vùng da hậu môn.
Chu kỳ thứ hai đáng lo nhất cũng là giai đoạn bệnh nhân ung thư gặp phải. Các bác sĩ lưu ý rằng vấn đề bắt đầu với phát ban nổi lên, ngứa và tiêu chảy nhẹ. Những tổn thương da đỏ bắt nguồn từ khu vực hậu môn, sau đó di chuyển xuống da, lan rộng ra khắp thân và tứ chi.
Việc xác định ấu trùng Strongyloides stercoralis trong xét nghiệm phân đã giúp chẩn đoán tình trạng bệnh. Bác sĩ ở nơi điều trị đã kê cho người đàn ông thuốc ivermectin chống ký sinh trùng, triệu chứng phát ban và tiêu chảy đã được cải thiện.
Nguồn: Arstechnica
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top