Sony đã vượt qua Sega như thế nào trong cuộc chiến console

Giữa những năm 1990 là khoảng thời gian thú vị trong lịch sử trò chơi điện tử, với những hình ảnh 3D và lối chơi xuất hiện trên các tựa game như "Descent" và "Quake”, rồi thậm chí còn trở nên phổ biến hơn khi các cỗ máy chơi game console gia đình của Nintendo, Sega và Sony cố gắng tận dụng công nghệ này. Năm 1994 là một thời điểm đặc biệt thú vị khi mùa đông năm đó chứng kiến sự phát hành của cả Sega Saturn lẫn Sony PlayStation tại Nhật Bản, sau đó là Nintendo 64 trong năm 1996.
Sony đã vượt qua Sega như thế nào trong cuộc chiến console
Đó là chưa kể đến các chiếc console khác vẫn còn xuất hiện trên thị trường. Atari Jaguar ra mắt vào năm 1993, Sega 32X trình làng vào năm 1994, Nintendo Virtual Boy được tung ra vào năm 1995, Panasonic R.E.A.L 3DO xuất hiện vào năm 1993. Chúng ta có rất nhiều lựa chọn vào thời điểm đó, và nếu chọn sai phần cứng, về cơ bản, bạn sẽ thấy mình bị gài bẫy bằng một cục chặn giấy đắt tiền.
Ba công ty game lớn đã cố gắng trở nên nổi bật bằng cách thúc đẩy các tựa game 3D “thực sự”. Nhưng ngay cả như vậy, lĩnh vực này còn quá mù mờ với các chiếc console, thế nên, một trong số chúng tụt lại phía sau rõ ràng là một điều dễ hiểu.

Bắt đầu của sự kết thúc​

Sony đã vượt qua Sega như thế nào trong cuộc chiến console
Mọi thứ bắt đầu không ổn đối với Sega khi công ty ra mắt Saturn vào tháng 11/1994 tại Nhật Bản, khiến họ phải cạnh tranh trực tiếp với Sony PlayStation, vốn được phát hành một tháng sau đó. Sự hào hứng dành cho chiếc console chơi game đầu tiên của Sony lớn hơn so với mức độ quan tâm đối với chiếc console lai Genesis-Sega CD-32X sau đó của Sega. Sega đã cố gắng đánh bại Sony bằng cách thay đổi ngày phát hành tại Mỹ sang tháng 5/1995, tức khoảng 4 tháng trước khi PlayStation ra mắt toàn cầu, nhưng điều đó chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Saturn có một thư viện game ban đầu ít ỏi, chỉ có 6 tựa game thay vì con số 8 của PlayStation. Thư viện game của Saturn không còn quá ít khi đã có chỗ đứng, với một số tựa game được đánh giá cao chẳng hạn như dòng Panzer Dragoon và Virtua Fighter. Tuy nhiên, PlayStation lại có nhiều hơn thế. Hơn nữa, vì vấn đề chi phí, Saturn đắt hơn khoảng 100 USD (185 USD nếu tính giá trị quy đổi năm 2022) so với PlayStation. Chọn Saturn nghĩa là chọn "trả nhiều hơn, được ít hơn" nên không khó hiểu khi người dùng bị hướng hết sang chiếc console của Sony.
Sau đó là vấn đề phần cứng. Sega muốn Saturn có thể trạnh tranh với sức mạnh 3D của PlayStation, nhưng kế hoạch ban đầu, nó chỉ hướng đến một cỗ máy 2D dựa trên sprite. Công nghệ bên trong đã được thay đổi một chút để cung cấp nhiều sức mạnh 3D hơn, nhưng kết quả là chúng ta có một chiếc console khó tạo ra game hơn, đặc biệt là 3D.

Dreamcast thua kém PlayStation​

Sony đã vượt qua Sega như thế nào trong cuộc chiến console
Sega vẫn kiên trì vượt qua cuộc chơi khó nhằn đó nhưng vẫn đang tụt hậu hơn. Công ty cần một cái gì đó lớn để bù đắp các khoản lỗ và đưa mình trở lại vị trí hàng đầu, hoặc ít nhất là tiến gần hơn đến vị trí hàng đầu. Vì thế, công ty đã phát hành Dreamcast ở Nhật Bản vào tháng 11/1998, và một năm sau đó – tháng 09/1999 – nó được lên kệ tại Mỹ.
Nó là một chiếc console cực kỳ tiên tiến vào thời điểm đó, cung cấp 1 modem 56k tích hợp và 4 cổng cắm tay cầm điều khiển, cộng với việc hỗ trợ các tựa game 3D tốt hơn nhiều so với Saturn. Đáng tiếc, cũng vì thế mà chi phí sản xuất Dreamcast cũng đắt đỏ hơn nên Sega phải bán lỗ tính trên mỗi thiết bị. Nó vẫn có doanh số khá tốt trước PlayStation và Nintendo 64, nhưng sau đó, Sony đã tung ra PlayStation 2 vào tháng 03/2000 (và tháng 10 tại Mỹ).
Chiếc console của Sony có khả năng đồ họa tương đương và có thể tận dụng sự phổ biến của PlayStation để nắm trong tay quyền truy cập vào các giấy phép phổ biến như loạt game "Final Fantasy". Sony PlayStation 2 cũng được trang bị sẵn đầu phát DVD, vốn là lần đầu tiên xuất hiện trên một chiếc console gia đình vào thời điểm đó, khiến Dreamcast lu mờ. Nhiều người mua tiềm năng chưa mua Dreamcast đã quyết định đợi PlayStation, kể cả khi Sony gặp vấn đề về số lượng hàng có sẵn trong thời gian ra mắt.
Sau đó, không có cách nào để Sega phục hồi vị thế của mình trong thị trường console. Vào tháng 01/2001, Chủ tịch Sega Mỹ tại thời điểm đó, Peter Moore, đã thông báo rằng công ty sẽ không duy trì vai trò nhà sản xuất console, và thay vào đó, Sega sẽ tập trung vào việc trở thành nhà phát triển game bên thứ ba cho các nền tảng khác. Bất chấp những thất bại của công ty, vẫn có những người dùng yêu thích Dreamcast, nhưng chúng đơn giản là không thể cạnh tranh với Playstation.
Nguồn: Slash Gear
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top