thuha19051234
Pearl
Công ty khởi nghiệp trị giá hàng tỷ đô có tên Colossal Bioscatics tuyên bố tiến gần hơn đến việc hồi sinh loài dodo, một loài chim không biết bay đã tuyệt chủng từ thế kỷ 17.
Họ cho biết kế hoạch này có thể thực hiện được khi công ty đã giải mã thành cồngtoàn bộ bộ gene của dodo. Đây là loài chim mới nhất trong bộ sưu tập các loài động vật đã biến mất từ lâu mà khoa học muốn hồi sinh. Startup này cũng từng có kế hoạch tương tự sói Tasmania và voi ma mút lông mịn.
Tất nhiên, các nhà khoa học không thể tái tạo sự sống từ đầu. Họ sẽ phải tìm cách đưa các gene đặc trưng của dodo vào phôi con vật sống. Rõ ràng điều này không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Bước tiếp theo là so sánh thông tin di truyền đó với gene của các loài chim họ hàng gần như chim bồ câu Nicobar và Rodrigues solitaire, một loài bồ câu không biết bay khổng lồ đã tuyệt chủng, hòng tìm ra các đột biến khiến loài dodo hồi sinh thực sự.
Kế hoạch cuối cùng là đưa loài chim này trở lại Mauritius, nơi chúng sinh sống trước khi bị con người tiêu diệt.
Loài chim dodo đã tuyệt chủng có thể sắp được hồi sinh
Một con chim được tạo ra bằng cách tiếp cận như vậy sẽ là con lai giống với tổ tiên. Hiện công ty đã huy động được thêm 150 triệu đô la Mỹ cho dự án, tổng số 225 triệu đô la kể từ năm 2021. Theo Bloomberg , khoản đầu tư mới nhất định giá công ty khởi nghiệp ở mức 1,5 tỷ đô la.
Một số câu hỏi về mặt đạo đức được đặt ra về việc tạo ra một loài với mục tiêu thả chúng vào tự nhiên. Nhiều người nói rằng con người nên cứu các loài vẫn còn tồn tại trước khi chúng bị tuyệt chủng. Kế hoạch của công ty khiến nhiều người băn khoăn khi bỏ ra số tiền lớn như vậy mà không chắc nó phục vụ cho mục đích gì. Liệu đây có thực sự là cách phân bổ nguồn lực tốt nhất hay không?
Colossal Bioscatics tuyên bố mang những con vật này trở lại không phải là mục tiêu duy nhất. Họ cho rằng kế hoạch lớn này sẽ tạo một bước đột phá cho nghiên cứu bảo tồn, cụ thể là phát hiện ra những cách hữu ích để giúp động vật sống sót qua cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học hiện nay.
>>>NASA sắp phóng tàu vũ trụ tiếp cận "mỏ vàng" trị giá gấp 70.000 kinh tế toàn cầu
Nguồn sciencealert
Họ cho biết kế hoạch này có thể thực hiện được khi công ty đã giải mã thành cồngtoàn bộ bộ gene của dodo. Đây là loài chim mới nhất trong bộ sưu tập các loài động vật đã biến mất từ lâu mà khoa học muốn hồi sinh. Startup này cũng từng có kế hoạch tương tự sói Tasmania và voi ma mút lông mịn.
Tất nhiên, các nhà khoa học không thể tái tạo sự sống từ đầu. Họ sẽ phải tìm cách đưa các gene đặc trưng của dodo vào phôi con vật sống. Rõ ràng điều này không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Bước tiếp theo là so sánh thông tin di truyền đó với gene của các loài chim họ hàng gần như chim bồ câu Nicobar và Rodrigues solitaire, một loài bồ câu không biết bay khổng lồ đã tuyệt chủng, hòng tìm ra các đột biến khiến loài dodo hồi sinh thực sự.
Kế hoạch cuối cùng là đưa loài chim này trở lại Mauritius, nơi chúng sinh sống trước khi bị con người tiêu diệt.
Một con chim được tạo ra bằng cách tiếp cận như vậy sẽ là con lai giống với tổ tiên. Hiện công ty đã huy động được thêm 150 triệu đô la Mỹ cho dự án, tổng số 225 triệu đô la kể từ năm 2021. Theo Bloomberg , khoản đầu tư mới nhất định giá công ty khởi nghiệp ở mức 1,5 tỷ đô la.
Một số câu hỏi về mặt đạo đức được đặt ra về việc tạo ra một loài với mục tiêu thả chúng vào tự nhiên. Nhiều người nói rằng con người nên cứu các loài vẫn còn tồn tại trước khi chúng bị tuyệt chủng. Kế hoạch của công ty khiến nhiều người băn khoăn khi bỏ ra số tiền lớn như vậy mà không chắc nó phục vụ cho mục đích gì. Liệu đây có thực sự là cách phân bổ nguồn lực tốt nhất hay không?
Colossal Bioscatics tuyên bố mang những con vật này trở lại không phải là mục tiêu duy nhất. Họ cho rằng kế hoạch lớn này sẽ tạo một bước đột phá cho nghiên cứu bảo tồn, cụ thể là phát hiện ra những cách hữu ích để giúp động vật sống sót qua cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học hiện nay.
>>>NASA sắp phóng tàu vũ trụ tiếp cận "mỏ vàng" trị giá gấp 70.000 kinh tế toàn cầu
Nguồn sciencealert