Sự cố Galaxy Note7 gây tổn hại nghiêm trọng cho danh tiếng và công việc kinh doanh smartphone của Samsung. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở hàng tỷ USD thiệt hại gây ra khi đó thì vẫn còn là “nhẹ nhàng,” so với hậu quả mà nó để lại đến tận bây giờ. Chỉ vì sự cố thu hồi Galaxy Note7, Samsung đã phải trả 1 cái giá quá đắt: đánh mất niềm tin của hàng triệu người dùng ở thị trường smartphone lớn nhất thế giới.
Shen Ling, 48 tuổi, sống tại miền đông Giang Tô, Trung Quốc, từng là chủ sở hữu điện thoại Samsung những năm 2010. Lí do là điện thoại Samsung có thiết kế đẹp, ngoại hình bắt mắt, nhiều người mua Samsung cũng vì lí do như vậy.
“Đó từng là thời kỳ huy hoàng của Samsung tại Trung Quốc. Rất nhiều bạn bè của tôi sử dụng sản phẩm của họ vì vị thế đã được khẳng định của thương hiệu này trên thị trường smartphone cao cấp” - Shen nói. Nhưng đó là thời hoàng kim đã xa.
Một cửa hàng Samsung ở Thượng Hải năm 2020
Năm 2016, Samsung không may vướng vào sự cố Galaxy Note7 phát nổ, phải thu hồi trên toàn cầu. Nó để lại “vết thương” nặng nề đối với uy tín thương hiệu Hàn Quốc. Người tiêu dùng Trung Quốc chỉ trích cách công ty xử lý sự cố ở đây đến nỗi thành 1 làn sóng rộng rãi.
“Hình ảnh Samsung bị tổn hại nghiêm trọng. Nó khiến tôi mất niềm tin vào thiết bị của họ trong tương lai” - Shen nói và sau đó quyết định chuyển hẳn sang Huawei vào năm 2020. Trùng hợp, Galaxy Note7 xảy ra sự cố đúng vào thời điểm điện thoại Trung Quốc manh nha.
Samsung từng là hãng điện thoại lớn nhất Trung Quốc với 20% thị phần năm 2013. Đến 2018, họ chỉ còn khoảng 1% tức chỉ 2 năm sau sự cố xảy ra vào năm 2016. Có thể nói, tác động của Galaxy Note7 đến doanh số smartphone Samsung là không thể đong đếm.
Sự cố thu hồi Galaxy Note7 gây tổn hại danh tiếng Samsung
Công ty đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan tại thị trường Trung Quốc, dù đã cố bỏ ra nhiều công sức nhưng họ vẫn không thể thay đổi cục diện. Khoảng 5 năm qua, họ vẫn chỉ loanh quanh dưới mốc 1% ở thị trường tỷ dân.
Nhà phân tích cấp cao Ivan Lam của Counterpoint Research thừa nhận rằng, sự sụt giảm của Samsung tại đây có 1 phần đến từ các sự việc không đáng có đã xảy ra làm danh tiếng giảm sút. Phần còn lại đến từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của smartphone nội địa.
Chỉ 1 cú ngã, Samsung mãi mãi trượt dài ở Trung Quốc. Và khi Samsung rơi vào khó khăn, hàng loạt thương hiệu nội địa gồm Huawei, Xiaomi, oppo, vivo đã tận dụng khoảng trống để đánh chiếm trái tim khách hàng. Một khi đã mất niềm tin thì rất khó lấy lại!
Samsung đặt cược vào điện thoại màn hình gập
Chiến lược hiện tại của công ty là tập trung vào phân khúc cao cấp, lấy dòng điện thoại màn hình gập làm trọng tâm. Họ liên tục giới thiệu flagship mới, đồng thời hợp tác với Big Tech Trung Quốc để bản địa hóa hệ sinh thái dịch vụ phần mềm trên sản phẩm.
Samsung vẫn kiên trì bám trụ bởi Trung Quốc là 1 thị trường quá lớn với 975 triệu khách hàng vào năm 2022. Trong bối cảnh ngành điện tử tiêu dùng suy thoái, doanh thu sụt giảm, họ không thể để mất trắng thị trường Trung Quốc như vậy.
Trong hướng dẫn thu nhập mới nhất, Samsung dự báo lợi nhuận hoạt động năm 2023 sẽ giảm 85%, doanh thu cũng giảm gần 15%. Lợi nhuận chạm đáy thấp nhất 15 năm qua chủ yếu vì kinh doanh bán dẫn thua lỗ nặng nề, nhưng ngay cả smartphone và TV, đồ gia dụng cũng gặp không ít khó khăn khác.
Nỗ lực ấy thực ra cũng không phải không có hiệu quả. Một sinh viên tại Thượng Hải tên Cynthia Xia đã mua Galaxy Z Flip4 vào năm 2022. “Tôi nghĩ Samsung là thương hiệu dẫn đầu khi nói về điện thoại màn hình gập” - Xia giải thích về quyết định của mình. Thiết kế đẹp và sử dụng linh hoạt là điểm hấp dẫn của máy.
Trong những năm qua, Samsung đã đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất tại Trung Quốc. Đáng kể nhất là nhà máy smartphone cuối cùng tại Huệ Châu và nhà máy PC cuối cùng ở Tô Châu. Tổng số nhân viên Samsung làm việc tại đây đã giảm xuống 17.891 người vào năm 2022, kém xa mức đỉnh điểm là 63.316 người năm 2013.
Mặc dù dòng Galaxy S24 ra mắt với rất nhiều tính năng AI, nhưng tác động của nó ở Trung Quốc không đáng kể mấy. “Hiện tại, không có bạn bè nào của tôi sử dụng Samsung, vậy tại sao tôi phải mua điện thoại của họ khi các thương hiệu nội địa có giá thấp hơn mà tính năng vẫn như thế?” - Shen nói.
>>> Báo Hàn đã đúng, Samsung dần thất thế trước Apple và binh đoàn Android Trung Quốc
Shen Ling, 48 tuổi, sống tại miền đông Giang Tô, Trung Quốc, từng là chủ sở hữu điện thoại Samsung những năm 2010. Lí do là điện thoại Samsung có thiết kế đẹp, ngoại hình bắt mắt, nhiều người mua Samsung cũng vì lí do như vậy.
“Đó từng là thời kỳ huy hoàng của Samsung tại Trung Quốc. Rất nhiều bạn bè của tôi sử dụng sản phẩm của họ vì vị thế đã được khẳng định của thương hiệu này trên thị trường smartphone cao cấp” - Shen nói. Nhưng đó là thời hoàng kim đã xa.
Năm 2016, Samsung không may vướng vào sự cố Galaxy Note7 phát nổ, phải thu hồi trên toàn cầu. Nó để lại “vết thương” nặng nề đối với uy tín thương hiệu Hàn Quốc. Người tiêu dùng Trung Quốc chỉ trích cách công ty xử lý sự cố ở đây đến nỗi thành 1 làn sóng rộng rãi.
“Hình ảnh Samsung bị tổn hại nghiêm trọng. Nó khiến tôi mất niềm tin vào thiết bị của họ trong tương lai” - Shen nói và sau đó quyết định chuyển hẳn sang Huawei vào năm 2020. Trùng hợp, Galaxy Note7 xảy ra sự cố đúng vào thời điểm điện thoại Trung Quốc manh nha.
Samsung từng là hãng điện thoại lớn nhất Trung Quốc với 20% thị phần năm 2013. Đến 2018, họ chỉ còn khoảng 1% tức chỉ 2 năm sau sự cố xảy ra vào năm 2016. Có thể nói, tác động của Galaxy Note7 đến doanh số smartphone Samsung là không thể đong đếm.
Công ty đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan tại thị trường Trung Quốc, dù đã cố bỏ ra nhiều công sức nhưng họ vẫn không thể thay đổi cục diện. Khoảng 5 năm qua, họ vẫn chỉ loanh quanh dưới mốc 1% ở thị trường tỷ dân.
Nhà phân tích cấp cao Ivan Lam của Counterpoint Research thừa nhận rằng, sự sụt giảm của Samsung tại đây có 1 phần đến từ các sự việc không đáng có đã xảy ra làm danh tiếng giảm sút. Phần còn lại đến từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của smartphone nội địa.
Chỉ 1 cú ngã, Samsung mãi mãi trượt dài ở Trung Quốc. Và khi Samsung rơi vào khó khăn, hàng loạt thương hiệu nội địa gồm Huawei, Xiaomi, oppo, vivo đã tận dụng khoảng trống để đánh chiếm trái tim khách hàng. Một khi đã mất niềm tin thì rất khó lấy lại!
Chiến lược hiện tại của công ty là tập trung vào phân khúc cao cấp, lấy dòng điện thoại màn hình gập làm trọng tâm. Họ liên tục giới thiệu flagship mới, đồng thời hợp tác với Big Tech Trung Quốc để bản địa hóa hệ sinh thái dịch vụ phần mềm trên sản phẩm.
Samsung vẫn kiên trì bám trụ bởi Trung Quốc là 1 thị trường quá lớn với 975 triệu khách hàng vào năm 2022. Trong bối cảnh ngành điện tử tiêu dùng suy thoái, doanh thu sụt giảm, họ không thể để mất trắng thị trường Trung Quốc như vậy.
Trong hướng dẫn thu nhập mới nhất, Samsung dự báo lợi nhuận hoạt động năm 2023 sẽ giảm 85%, doanh thu cũng giảm gần 15%. Lợi nhuận chạm đáy thấp nhất 15 năm qua chủ yếu vì kinh doanh bán dẫn thua lỗ nặng nề, nhưng ngay cả smartphone và TV, đồ gia dụng cũng gặp không ít khó khăn khác.
Trong những năm qua, Samsung đã đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất tại Trung Quốc. Đáng kể nhất là nhà máy smartphone cuối cùng tại Huệ Châu và nhà máy PC cuối cùng ở Tô Châu. Tổng số nhân viên Samsung làm việc tại đây đã giảm xuống 17.891 người vào năm 2022, kém xa mức đỉnh điểm là 63.316 người năm 2013.
Mặc dù dòng Galaxy S24 ra mắt với rất nhiều tính năng AI, nhưng tác động của nó ở Trung Quốc không đáng kể mấy. “Hiện tại, không có bạn bè nào của tôi sử dụng Samsung, vậy tại sao tôi phải mua điện thoại của họ khi các thương hiệu nội địa có giá thấp hơn mà tính năng vẫn như thế?” - Shen nói.
>>> Báo Hàn đã đúng, Samsung dần thất thế trước Apple và binh đoàn Android Trung Quốc