Những thích uống bia có lẽ cũng khó nhận biết sự khác biệt giữa hai loại bia lager và ale. Cả hai loại bia này đều khó nhận biết thông qua mùi vị, hương thơm hoặc màu sắc nhưng bài viết này sẽ tiết lộ cách phân biệt để lần tới khi cần, bạn có thể gọi chính xác tên thức uống đó.
Trước hết, bạn cần biết rằng chỉ có hai loại bia chính: ale và lager (không tính những loại bia lai giữa hai loại trên). Hai loại bia này phân biệt không dựa trên yếu tố hương vị hoặc nồng độ cồn, mà là bởi loại men được sử dụng trong sản xuất bia.
Loại men được sử dụng cho bia ale có tên gọi là Saccharomyces cerevisia. Đây là một loại men được tìm ra ngay từ thời cổ đại và được dùng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm, chẳng hạn sản xuất rượu vang hay làm bánh mỳ.
Nó hoạt động tương đối ổn định trước những thay đổi của điều kiện môi trường, vì vậy thường được dùng ở nhiệt độ ấm. Đây là một loại men sinh sôi và phát triển nhanh, do đó quá trình sản xuất bia Ale diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 1 tuần. Một số loại bia ale có thể kể đến như Chimay, Rochefort.
Trong khi đó, loại men được sử dụng cho bia lager có tên gọi là Saccharomyces uvarum, một loại men chỉ bắt đầu được dùng để nấu bia từ thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ 15), bắt đầu ở vùng Bavaria nước Đức. Loại men này yếu hơn và dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Do đó khi sản xuất bia, nấm men phải được bảo quản và chế biến ở nhiệt độ lạnh, dẫn đến thời gian lên men của bia lager diễn ra khá chậm, thông thường mất từ 2-3 tuần (có thể là 1 tháng). Đây cũng chính là lý do các loại bia lager chỉ bắt đầu phổ biến vào thế kỷ 20, khi tủ lạnh và các thiết bị làm mát ra đời.
Bia lager hiện là loại bia cực kỳ phổ biến với các thương hiệu bia như Heineken, Tiger, bia Sài Gòn, bia Huda, Calsberg, Corona...
Ngoài ra, có một số loại nấm men lager có chất lượng ngon ở nhiệt độ âm tương đối, ngược lại bia ale ngon hơn khi ở nhiệt độ lạnh. Sự khác biệt về mô hình lên men và nhiệt độ giữa hai loại bia khó để xác định, nhưng bạn có thể dựa vào một điểm đặc biệt chính xác: nấm men.
Nguồn: Lifehacker
Loại men được sử dụng cho bia ale có tên gọi là Saccharomyces cerevisia. Đây là một loại men được tìm ra ngay từ thời cổ đại và được dùng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm, chẳng hạn sản xuất rượu vang hay làm bánh mỳ.
Nó hoạt động tương đối ổn định trước những thay đổi của điều kiện môi trường, vì vậy thường được dùng ở nhiệt độ ấm. Đây là một loại men sinh sôi và phát triển nhanh, do đó quá trình sản xuất bia Ale diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 1 tuần. Một số loại bia ale có thể kể đến như Chimay, Rochefort.
Trong khi đó, loại men được sử dụng cho bia lager có tên gọi là Saccharomyces uvarum, một loại men chỉ bắt đầu được dùng để nấu bia từ thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ 15), bắt đầu ở vùng Bavaria nước Đức. Loại men này yếu hơn và dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Do đó khi sản xuất bia, nấm men phải được bảo quản và chế biến ở nhiệt độ lạnh, dẫn đến thời gian lên men của bia lager diễn ra khá chậm, thông thường mất từ 2-3 tuần (có thể là 1 tháng). Đây cũng chính là lý do các loại bia lager chỉ bắt đầu phổ biến vào thế kỷ 20, khi tủ lạnh và các thiết bị làm mát ra đời.
Bia lager hiện là loại bia cực kỳ phổ biến với các thương hiệu bia như Heineken, Tiger, bia Sài Gòn, bia Huda, Calsberg, Corona...
Những nhầm lẫn phổ biến
Ngoài loại nấm men, nhiều nguồn tin cho rằng ale được lên men nổi trong nhiệt độ ấm, đối với lager nấm được lên men chìm dưới đáy trong nhiệt độ lạnh. Điều này không sai nhưng nó không phải cách chính xác để phân biệt, trích tạp chí bia nổi tiếng Craft Beer and Brewing. Nấm men lên men nổi ở trên hay chìm ở phía dưới cùng không lý giải được việc hoạt động của nấm men được phân bổ khắp chất lỏng.Ngoài ra, có một số loại nấm men lager có chất lượng ngon ở nhiệt độ âm tương đối, ngược lại bia ale ngon hơn khi ở nhiệt độ lạnh. Sự khác biệt về mô hình lên men và nhiệt độ giữa hai loại bia khó để xác định, nhưng bạn có thể dựa vào một điểm đặc biệt chính xác: nấm men.
Nguồn: Lifehacker