Bất chấp nỗ lực của Washington nhằm hạn chế bán chip cho Trung Quốc, đây vẫn là thị trường thiết yếu đối với hầu hết các nhà sản xuất chip của Mỹ. Dữ liệu từ S&P Global cho thấy Intel, Broadcom, Qualcomm, Marvell đều kiếm tiền từ Trung Quốc nhiều hơn so với thị trường Mỹ.
Mỹ đã thông qua hàng loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu bắt đầu từ tháng 10/2022 nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ chip tiên tiến, đặc biệt những công nghệ ứng dụng trong ngành AI, khoa học và quân sự. Song, họ vẫn không thể ngăn cản các công ty trong nước tìm cách bán hàng sang Trung Quốc.
Chris Miller, tác giả cuốn Chip War cho biết: “Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng đối với nhiều nhà sản xuất chip ở Mỹ. Những hạn chế trong việc bán chip AI tiên tiến cho Trung Quốc đã được thiết kế đặc biệt để cho phép phần lớn doanh nghiệp nước này tiếp tục giao dịch với khách hàng Trung Quốc”.
Được sử dụng trong nhiều mặt hàng từ smartphone đến xe điện, chất bán dẫn đã trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều chính phủ trên toàn cầu. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Omdia, Trung Quốc tiêu thụ gần 50% sản lượng bán dẫn của thế giới vì đây là thị trường đồ điện tử tiêu dùng lớn nhất.
Nhiều nhà sản xuất chip như Micron, AMD, Nvidia đều cố gắng phục vụ khách hàng Trung Quốc, ngay cả khi phải đối mặt với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Họ tìm cách thiết kế sản phẩm sửa đổi để lách luật. Sau khi chính phủ cập nhật quy định để khắc phục các lỗ hổng, Nvidia hay Intel lại phát triển sản phẩm mới có thể bán sang Trung Quốc, né tránh quy định nhà nước.
Intel đã tiếp tục bán chip xử lý laptop trị giá hàng trăm triệu USD cho công ty viễn thông Huawei, vốn đang bị Mỹ trừng phạt, nhờ giấy phép xuất khẩu do chính quyền Donald Trump cấp. AMD cũng vừa bị từ chối cấp giấy phép, lại tiếp tục tìm cách sửa đổi sản phẩm để phù hợp với quy định cốt bán được sang Trung Quốc. Nhiều giám đốc còn tham gia vận động hành lang để gỡ bỏ bớt 1 số quy định nhằm dễ giao dịch hơn.
Gần đây, Trung Quốc bắt đầu phản công Mỹ. Đã có thông tin nhân viên trong khối nhà nước bị cấm dùng iPhone. Sau đó, Bắc Kinh yêu cầu thay thế dần máy tính sử dụng chip xử lý Intel và AMD, chip nhớ Micron. Thậm chí cả hệ điều hành Windows cũng bị đưa vào lộ trình thay thế bằng hàng nội địa. Chính phủ nước này đang dồn nguồn lực thúc đẩy hệ điều hành HarmonyOS của Huawei nhằm thay thế Windows, iOS và Android.
>>> KHÔNG ĐỦ NGUỒN NƯỚC THÌ ĐỪNG MƠ BÁN DẪN HAY TRÍ TUỆ NHÂN TẠO!
Mỹ đã thông qua hàng loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu bắt đầu từ tháng 10/2022 nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ chip tiên tiến, đặc biệt những công nghệ ứng dụng trong ngành AI, khoa học và quân sự. Song, họ vẫn không thể ngăn cản các công ty trong nước tìm cách bán hàng sang Trung Quốc.
Chris Miller, tác giả cuốn Chip War cho biết: “Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng đối với nhiều nhà sản xuất chip ở Mỹ. Những hạn chế trong việc bán chip AI tiên tiến cho Trung Quốc đã được thiết kế đặc biệt để cho phép phần lớn doanh nghiệp nước này tiếp tục giao dịch với khách hàng Trung Quốc”.
Nhiều nhà sản xuất chip như Micron, AMD, Nvidia đều cố gắng phục vụ khách hàng Trung Quốc, ngay cả khi phải đối mặt với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Họ tìm cách thiết kế sản phẩm sửa đổi để lách luật. Sau khi chính phủ cập nhật quy định để khắc phục các lỗ hổng, Nvidia hay Intel lại phát triển sản phẩm mới có thể bán sang Trung Quốc, né tránh quy định nhà nước.
Intel đã tiếp tục bán chip xử lý laptop trị giá hàng trăm triệu USD cho công ty viễn thông Huawei, vốn đang bị Mỹ trừng phạt, nhờ giấy phép xuất khẩu do chính quyền Donald Trump cấp. AMD cũng vừa bị từ chối cấp giấy phép, lại tiếp tục tìm cách sửa đổi sản phẩm để phù hợp với quy định cốt bán được sang Trung Quốc. Nhiều giám đốc còn tham gia vận động hành lang để gỡ bỏ bớt 1 số quy định nhằm dễ giao dịch hơn.
Gần đây, Trung Quốc bắt đầu phản công Mỹ. Đã có thông tin nhân viên trong khối nhà nước bị cấm dùng iPhone. Sau đó, Bắc Kinh yêu cầu thay thế dần máy tính sử dụng chip xử lý Intel và AMD, chip nhớ Micron. Thậm chí cả hệ điều hành Windows cũng bị đưa vào lộ trình thay thế bằng hàng nội địa. Chính phủ nước này đang dồn nguồn lực thúc đẩy hệ điều hành HarmonyOS của Huawei nhằm thay thế Windows, iOS và Android.
>>> KHÔNG ĐỦ NGUỒN NƯỚC THÌ ĐỪNG MƠ BÁN DẪN HAY TRÍ TUỆ NHÂN TẠO!