From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.
Các nhà sinh vật học đến từ Viện nghiên cứu thủy cung vịnh Monterey (Mbari) ghi hình sứa ma khổng lồ (Stygiomedusa gigantea) trôi nổi dưới nước với những cánh tay miệng trải dài ở độ sâu 975 m. Đây là một trong số 9 lần nhóm nghiên cứu ở Mbari bắt gặp sinh vật ẩn dật này sau hàng nghìn chuyến lặn bằng tàu ngầm. "Mẫu vật sứa ma khổng lồ được thu thập lần đầu tiên năm 1899. Kể từ sau đó, các nhà khoa học mới chỉ trông thấy chúng khoảng 100 lần", Mbari cho biết.
Sứa ma khổng lồ thuộc hàng sứa lớn nhất hành tinh, xuất hiện ở những vùng biển sâu nhất ở tất cả đại dương trên thế giới trừ Bắc Cực. Theo Mbari, số lần đụng độ loài sứa này rất hiếm hoi bởi chúng thường sống ở quá sâu so với phạm vi tiếp cận của con người hoặc tàu ngầm điều khiển từ xa. Phần thân hình chuông của sứa ma có thể rộng hơn một mét trong khi cánh tay miệng giống sợi ruy băng của chúng dài tới hơn 10 m.
Giới nghiên cứu chưa biết nhiều về sứa ma nhưng họ cho rằng chúng sử dụng cánh tay miệng để bắt mồi và lùa thức ăn vào miệng. Chúng đẩy cơ thể qua làn nước tối đen dưới biển sâu nhờ các xung định kỳ từ phần đầu màu cam phát sáng nhẹ. Trước khi triển khai tàu ngầm điều khiển từ xa như tàu ngầm sử dụng trong chuyến thám hiểm này, các nhà khoa học thường dùng lưới rà để bắt động vật ở biển sâu. Phương pháp này khá lý tưởng để nghiên cứu một số loài nhưng không phải sứa. Mbari cho biết lưới rà rất hữu ích khi nghiên cứu sinh vật chắc khỏe như cá, động vật giáp xác và mực nhưng sứa sẽ tan rã thành chất nhờn dính ở lưới.
Sứa nằm trong số sinh vật phổ biến nhất ở biển sâu. Cơ thể giống thạch mềm và ẩm của sứa cho phép chúng sống sót dưới áp suất cực cao. Trước đây, giới nghiên cứu từng xem nhẹ vai trò của sứa trong sinh thái học biển sâu nhưng một nghiên cứu năm 2017 của Mbari cho thấy chúng thuộc nhóm động vật săn mồi quan trọng nhất ở độ sâu lớn, cạnh tranh thức ăn với động vật thân mềm như mực và thậm chí cả cá voi xanh.
Các nhà sinh vật học đến từ Viện nghiên cứu thủy cung vịnh Monterey (Mbari) ghi hình sứa ma khổng lồ (Stygiomedusa gigantea) trôi nổi dưới nước với những cánh tay miệng trải dài ở độ sâu 975 m. Đây là một trong số 9 lần nhóm nghiên cứu ở Mbari bắt gặp sinh vật ẩn dật này sau hàng nghìn chuyến lặn bằng tàu ngầm. "Mẫu vật sứa ma khổng lồ được thu thập lần đầu tiên năm 1899. Kể từ sau đó, các nhà khoa học mới chỉ trông thấy chúng khoảng 100 lần", Mbari cho biết.
Sứa ma khổng lồ thuộc hàng sứa lớn nhất hành tinh, xuất hiện ở những vùng biển sâu nhất ở tất cả đại dương trên thế giới trừ Bắc Cực. Theo Mbari, số lần đụng độ loài sứa này rất hiếm hoi bởi chúng thường sống ở quá sâu so với phạm vi tiếp cận của con người hoặc tàu ngầm điều khiển từ xa. Phần thân hình chuông của sứa ma có thể rộng hơn một mét trong khi cánh tay miệng giống sợi ruy băng của chúng dài tới hơn 10 m.
Giới nghiên cứu chưa biết nhiều về sứa ma nhưng họ cho rằng chúng sử dụng cánh tay miệng để bắt mồi và lùa thức ăn vào miệng. Chúng đẩy cơ thể qua làn nước tối đen dưới biển sâu nhờ các xung định kỳ từ phần đầu màu cam phát sáng nhẹ. Trước khi triển khai tàu ngầm điều khiển từ xa như tàu ngầm sử dụng trong chuyến thám hiểm này, các nhà khoa học thường dùng lưới rà để bắt động vật ở biển sâu. Phương pháp này khá lý tưởng để nghiên cứu một số loài nhưng không phải sứa. Mbari cho biết lưới rà rất hữu ích khi nghiên cứu sinh vật chắc khỏe như cá, động vật giáp xác và mực nhưng sứa sẽ tan rã thành chất nhờn dính ở lưới.
Sứa nằm trong số sinh vật phổ biến nhất ở biển sâu. Cơ thể giống thạch mềm và ẩm của sứa cho phép chúng sống sót dưới áp suất cực cao. Trước đây, giới nghiên cứu từng xem nhẹ vai trò của sứa trong sinh thái học biển sâu nhưng một nghiên cứu năm 2017 của Mbari cho thấy chúng thuộc nhóm động vật săn mồi quan trọng nhất ở độ sâu lớn, cạnh tranh thức ăn với động vật thân mềm như mực và thậm chí cả cá voi xanh.